Xử lý trách nhiệm 22 người đứng đầu cơ quan để xảy ra tham nhũng
Trong 6 tháng đầu năm, các tỉnh, thành phố đã xử lý trách nhiệm 22 người đứng đầu cơ quan do để xảy ra tham nhũng
Trong 6 tháng đầu năm, các tỉnh, thành phố đã xử lý trách nhiệm 22 người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị do để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách.
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, ngày 8/7, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng đã họp phiên thứ 13 nhằm đánh giá kết quả thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2010.
Trong 6 tháng đầu năm, công tác phòng chống tham nhũng được triển khai đồng bộ và toàn diện trên các mặt, tiếp tục có chuyển biến tích cực, trên một số lĩnh vực đã có sự chuyển biến rõ nét.
Các tỉnh, thành phố đã xử lý trách nhiệm 22 người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị do để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách. Qua công tác thanh tra, Thanh tra các tỉnh, thành phố phát hiện 70 vụ với 128 người có hành vi tham nhũng.
Theo báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong 5 tháng đầu năm 2010, các cơ quan tiến hành tố tụng đã xét xử 100 vụ với 216 bị cáo (giảm 8% về số vụ và 24% về số bị cáo so với cùng kỳ năm 2009).
Tuy nhiên, theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng và nhiều đại biểu, công tác phòng chống tham nhũng trong 6 tháng qua còn có những hạn chế. Như, một số giải pháp qua thực hiện còn nhiều khó khăn, vướng mắc như việc minh bạch và xác định tính trung thực trong kê khai tài sản của cán bộ, công chức; hướng dẫn xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng.
Các vụ việc, vụ án tham nhũng xử lý chậm so với tiến độ đề ra, có vụ việc chưa tạo được sự đồng thuận trong đánh giá bản chất vụ việc, để kéo dài gây hoài nghi trong nhân dân.
Công tác phát hiện hành vi tham nhũng qua giám sát của các cơ quan chức năng vẫn còn yếu, chậm được khắc phục. Một số cấp ủy, chính quyền, cơ quan tổ chức, đơn vị chưa thực sự quan tâm tới công tác phòng chống tham nhũng...
Kết luận Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đề nghị các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương kiên quyết, kiên trì, quyết tâm, chỉ đạo đúng pháp luật song phải khẩn trương, quyết liệt trong công tác phòng chống tham nhũng. Trước mắt tập trung vào một số lĩnh vực trọng điểm như đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý sử dụng tài chính trong doanh nghiệp Nhà nước, thuế, hải quan…
Bên cạnh đó, cần xử lý dứt điểm những vụ việc, vụ án tồn đọng, kéo dài. Rà soát các vụ việc, vụ án tham nhũng để bổ sung những vụ việc, vụ án cần quan tâm theo dõi để tập trung chỉ đạo trong năm 2010.
Theo Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng Vũ Tiến Chiến, có 11 vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp đang được Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng tập trung chỉ đạo, 13 vụ được Ban chỉ đạo theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện.
Theo Cổng thông tin điện tử Chính phủ, ngày 8/7, tại Hà Nội, dưới sự chủ trì của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó Thủ tướng Trương Vĩnh Trọng, Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng, chống tham nhũng đã họp phiên thứ 13 nhằm đánh giá kết quả thực hiện công tác phòng, chống tham nhũng 6 tháng đầu năm và phương hướng nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2010.
Trong 6 tháng đầu năm, công tác phòng chống tham nhũng được triển khai đồng bộ và toàn diện trên các mặt, tiếp tục có chuyển biến tích cực, trên một số lĩnh vực đã có sự chuyển biến rõ nét.
Các tỉnh, thành phố đã xử lý trách nhiệm 22 người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị do để xảy ra tham nhũng trong cơ quan, tổ chức, đơn vị do mình quản lý, phụ trách. Qua công tác thanh tra, Thanh tra các tỉnh, thành phố phát hiện 70 vụ với 128 người có hành vi tham nhũng.
Theo báo cáo của Viện kiểm sát nhân dân tối cao, trong 5 tháng đầu năm 2010, các cơ quan tiến hành tố tụng đã xét xử 100 vụ với 216 bị cáo (giảm 8% về số vụ và 24% về số bị cáo so với cùng kỳ năm 2009).
Tuy nhiên, theo Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Phó thủ tướng Trương Vĩnh Trọng và nhiều đại biểu, công tác phòng chống tham nhũng trong 6 tháng qua còn có những hạn chế. Như, một số giải pháp qua thực hiện còn nhiều khó khăn, vướng mắc như việc minh bạch và xác định tính trung thực trong kê khai tài sản của cán bộ, công chức; hướng dẫn xử lý trách nhiệm người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra tham nhũng.
Các vụ việc, vụ án tham nhũng xử lý chậm so với tiến độ đề ra, có vụ việc chưa tạo được sự đồng thuận trong đánh giá bản chất vụ việc, để kéo dài gây hoài nghi trong nhân dân.
Công tác phát hiện hành vi tham nhũng qua giám sát của các cơ quan chức năng vẫn còn yếu, chậm được khắc phục. Một số cấp ủy, chính quyền, cơ quan tổ chức, đơn vị chưa thực sự quan tâm tới công tác phòng chống tham nhũng...
Kết luận Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Trưởng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng đề nghị các cấp chính quyền từ Trung ương đến địa phương kiên quyết, kiên trì, quyết tâm, chỉ đạo đúng pháp luật song phải khẩn trương, quyết liệt trong công tác phòng chống tham nhũng. Trước mắt tập trung vào một số lĩnh vực trọng điểm như đất đai, đầu tư xây dựng cơ bản, quản lý sử dụng tài chính trong doanh nghiệp Nhà nước, thuế, hải quan…
Bên cạnh đó, cần xử lý dứt điểm những vụ việc, vụ án tồn đọng, kéo dài. Rà soát các vụ việc, vụ án tham nhũng để bổ sung những vụ việc, vụ án cần quan tâm theo dõi để tập trung chỉ đạo trong năm 2010.
Theo Chánh văn phòng Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng Vũ Tiến Chiến, có 11 vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp đang được Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống tham nhũng tập trung chỉ đạo, 13 vụ được Ban chỉ đạo theo dõi, kiểm tra, đôn đốc thực hiện.