Yêu cầu tìm nguồn vốn trong nước cho dự án cao tốc Bắc - Nam
Theo đề án do Bộ Giao thông Vận tải đệ trình Chính phủ, dự án cao tốc Bắc – Nam có tổng đầu tư dự kiến lên tới trên 310.000 tỷ đồng
Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến chỉ đạo về nguồn vốn tín dụng trong nước để đầu tư xây dựng dự án cao tốc Bắc - Nam.
Cụ thể, Phó thủ tướng giao các Bộ Giao thông Vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính nghiên cứu kiến nghị của Ngân hàng Nhà nước, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ giải pháp thu xếp vốn để triển khai dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam; đồng thời thực hiện các biện pháp có hiệu quả để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
Theo đề án do Bộ Giao thông Vận tải đệ trình Chính phủ, dự án cao tốc Bắc – Nam có tổng đầu tư dự kiến lên tới trên 310.000 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn phân kỳ khoảng 243.312 tỷ đồng (vốn Nhà nước khoảng 99.456 tỷ đồng; vốn nhà đầu tư 143.856 tỷ đồng); giai đoạn hoàn thiện khoảng 69.123 tỷ đồng.
Tuyến đường được thiết kế với 6 -10 làn xe, sẽ bắt đầu từ Hà Nội đến Tp.HCM, qua 20 tỉnh, thành với mục tiêu hình thành tuyến đường bộ cao tốc đáp ứng năng lực vận tải lớn, tốc độ cao và an toàn; kết nối các trung tâm kinh tế, xã hội từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh, kết nối các khu kinh tế, khu công nghiệp, cảng biển nhằm phát triển kinh tế - xã hội; giảm thiểu áp lực và khai thác có hiệu quả hơn tuyến Quốc lộ 1.
Dự án được chia làm 23 phân kỳ, trong đó giai đoạn 1 từ năm 2017 đến năm 2022 sẽ xây dựng 467 km, tổng mức đầu tư 102.837 tỷ đồng.
Giai đoạn 2 từ năm 2023 đến năm 2028 xây dựng 905 km, để nối thông cao tốc Bắc Nam, với tổng mức đầu tư 142.157 tỷ đồng, gồm đoạn Vinh – Cam Lộ (Quảng Trị) và Quảng Ngãi – Phan Thiết (Bình Thuận) quy mô 4 làn xe.
Giai đoạn 3 sau năm 2028 sẽ hoàn chỉnh tuyến theo quy mô phù hợp với quy hoạch, với tổng mức đầu tư khoảng 69.123 tỷ đồng.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, việc đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam đang rất cấp bách, không thể trì hoãn. Tuy nhiên, nếu triển khai tuần tự theo các quy định của Luật Đầu tư công và pháp luật hiện hành, thì từ thời điểm hoàn thành báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đến thời điểm trình Quốc hội mất khoảng 9 tháng; từ thời điểm Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư đến thời điểm có thể khởi công công trình tối thiểu là 35 tháng.
Để có thể khởi công dự án vào năm 2018, Bộ Giao thông Vận tải đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ kiến nghị Quốc hội được áp dụng một số cơ chế đặc thù, trong đó có việc cho phép trong bước nghiên cứu tiền khả thi chỉ sơ bộ đánh giá tác động môi trường; việc lập, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện trong bước nghiên cứu khả thi.
Cụ thể, Phó thủ tướng giao các Bộ Giao thông Vận tải, Kế hoạch và Đầu tư, Tài chính nghiên cứu kiến nghị của Ngân hàng Nhà nước, kịp thời báo cáo Thủ tướng Chính phủ giải pháp thu xếp vốn để triển khai dự án đầu tư xây dựng đường bộ cao tốc Bắc - Nam; đồng thời thực hiện các biện pháp có hiệu quả để tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy đầu tư theo hình thức đối tác công tư.
Theo đề án do Bộ Giao thông Vận tải đệ trình Chính phủ, dự án cao tốc Bắc – Nam có tổng đầu tư dự kiến lên tới trên 310.000 tỷ đồng. Trong đó, giai đoạn phân kỳ khoảng 243.312 tỷ đồng (vốn Nhà nước khoảng 99.456 tỷ đồng; vốn nhà đầu tư 143.856 tỷ đồng); giai đoạn hoàn thiện khoảng 69.123 tỷ đồng.
Tuyến đường được thiết kế với 6 -10 làn xe, sẽ bắt đầu từ Hà Nội đến Tp.HCM, qua 20 tỉnh, thành với mục tiêu hình thành tuyến đường bộ cao tốc đáp ứng năng lực vận tải lớn, tốc độ cao và an toàn; kết nối các trung tâm kinh tế, xã hội từ Hà Nội đến Thành phố Hồ Chí Minh, kết nối các khu kinh tế, khu công nghiệp, cảng biển nhằm phát triển kinh tế - xã hội; giảm thiểu áp lực và khai thác có hiệu quả hơn tuyến Quốc lộ 1.
Dự án được chia làm 23 phân kỳ, trong đó giai đoạn 1 từ năm 2017 đến năm 2022 sẽ xây dựng 467 km, tổng mức đầu tư 102.837 tỷ đồng.
Giai đoạn 2 từ năm 2023 đến năm 2028 xây dựng 905 km, để nối thông cao tốc Bắc Nam, với tổng mức đầu tư 142.157 tỷ đồng, gồm đoạn Vinh – Cam Lộ (Quảng Trị) và Quảng Ngãi – Phan Thiết (Bình Thuận) quy mô 4 làn xe.
Giai đoạn 3 sau năm 2028 sẽ hoàn chỉnh tuyến theo quy mô phù hợp với quy hoạch, với tổng mức đầu tư khoảng 69.123 tỷ đồng.
Theo Bộ Giao thông Vận tải, việc đầu tư tuyến đường bộ cao tốc Bắc - Nam đang rất cấp bách, không thể trì hoãn. Tuy nhiên, nếu triển khai tuần tự theo các quy định của Luật Đầu tư công và pháp luật hiện hành, thì từ thời điểm hoàn thành báo cáo nghiên cứu tiền khả thi đến thời điểm trình Quốc hội mất khoảng 9 tháng; từ thời điểm Quốc hội thông qua chủ trương đầu tư đến thời điểm có thể khởi công công trình tối thiểu là 35 tháng.
Để có thể khởi công dự án vào năm 2018, Bộ Giao thông Vận tải đã kiến nghị Thủ tướng Chính phủ kiến nghị Quốc hội được áp dụng một số cơ chế đặc thù, trong đó có việc cho phép trong bước nghiên cứu tiền khả thi chỉ sơ bộ đánh giá tác động môi trường; việc lập, phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường thực hiện trong bước nghiên cứu khả thi.