VAMC đã mua hơn 24.500 khoản nợ xấu
Nếu coi xử lý nợ xấu là việc của Ngân hàng Nhà nước và VAMC thì xử lý sẽ rất khó khăn
“Hiệu quả xử lý nợ xấu chưa như mong muốn, nếu không có cơ chế kiểm soát, quản trị tốt thì có khả năng gia tăng nợ xấu trở lại”.
Đó là đánh giá của Phó thủ tướng Vương Đình Huệ tại buổi làm việc với Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC), ngày 27/4.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó thủ tướng chia sẻ, vấn đề nợ xấu hiện rất được Chính phủ quan tâm, nỗ lực giải quyết, song thực tế, một trong những công cụ xử lý nợ xấu là VAMC lại còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, pháp lý, trình độ, quản lý trong thực hiện nhiệm vụ.
Chính vì vậy, mới đây Chính phủ đã đề nghị Ngân hàng Nhà nước tổ chức sơ kết, đánh giá 3 năm thực hiện đề án xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng nhằm đề xuất xây dựng đề án xử lý nợ xấu của hệ thống tín dụng giai đoạn 2016- 2020, trong đó có các giải pháp về pháp lý, thể chế, phát triển thị trường mua bán nợ, tăng cường phối hợp liên ngành và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của VAMC.
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cũng yêu cầu trong thời gian tới, các bộ liên quan chủ động phối hợp chặt chẽ với ngành ngân hàng trong quá trình xử lý nợ xấu. “Nếu coi xử lý nợ xấu là việc của Ngân hàng Nhà nước và VAMC thì xử lý sẽ rất khó khăn”, Phó thủ tướng nói.
Báo cáo tại buổi làm việc, Chủ tịch Hội đồng Quản trị VAMC Nguyễn Quốc Hùng cho biết tới nay, công ty đã mua được 24.556 khoản nợ có tổng dư nợ gốc là 244.082 tỷ đồng và giá mua là 208.636 tỷ đồng.
Cùng với đó, VAMC đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan rà soát, bổ sung và xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động mua, bán và xử lý nợ, cơ chế mua bán nợ theo giá thị trường. Bước đầu đã phân loại, đánh giá, phân tích được thực trạng các khoản nợ xấu đã mua để xác định các biện pháp xử lý nợ phù hợp.
Đó là đánh giá của Phó thủ tướng Vương Đình Huệ tại buổi làm việc với Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng (VAMC), ngày 27/4.
Phát biểu tại buổi làm việc, Phó thủ tướng chia sẻ, vấn đề nợ xấu hiện rất được Chính phủ quan tâm, nỗ lực giải quyết, song thực tế, một trong những công cụ xử lý nợ xấu là VAMC lại còn gặp nhiều khó khăn về cơ chế, pháp lý, trình độ, quản lý trong thực hiện nhiệm vụ.
Chính vì vậy, mới đây Chính phủ đã đề nghị Ngân hàng Nhà nước tổ chức sơ kết, đánh giá 3 năm thực hiện đề án xử lý nợ xấu của các tổ chức tín dụng nhằm đề xuất xây dựng đề án xử lý nợ xấu của hệ thống tín dụng giai đoạn 2016- 2020, trong đó có các giải pháp về pháp lý, thể chế, phát triển thị trường mua bán nợ, tăng cường phối hợp liên ngành và nâng cao năng lực, hiệu quả hoạt động của VAMC.
Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cũng yêu cầu trong thời gian tới, các bộ liên quan chủ động phối hợp chặt chẽ với ngành ngân hàng trong quá trình xử lý nợ xấu. “Nếu coi xử lý nợ xấu là việc của Ngân hàng Nhà nước và VAMC thì xử lý sẽ rất khó khăn”, Phó thủ tướng nói.
Báo cáo tại buổi làm việc, Chủ tịch Hội đồng Quản trị VAMC Nguyễn Quốc Hùng cho biết tới nay, công ty đã mua được 24.556 khoản nợ có tổng dư nợ gốc là 244.082 tỷ đồng và giá mua là 208.636 tỷ đồng.
Cùng với đó, VAMC đã phối hợp với Ngân hàng Nhà nước và các cơ quan liên quan rà soát, bổ sung và xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động mua, bán và xử lý nợ, cơ chế mua bán nợ theo giá thị trường. Bước đầu đã phân loại, đánh giá, phân tích được thực trạng các khoản nợ xấu đã mua để xác định các biện pháp xử lý nợ phù hợp.