“Bà Nga có thể phát biểu trước khi bị bãi nhiệm”
Quy trình bãi nhiệm đại biểu Quốc hội Châu Thị Thu Nga không có gì khác quy trình bãi nhiệm bà Đặng Thị Hoàng Yến
Như VnEconomy đã thông tin, giữa tuần này, Quốc hội sẽ tiến hành bỏ phiếu bãi nhiệm tư cách đại biểu đối với bà Châu Thị Thu Nga, một doanh nhân tự ứng cử vào Quốc hội khóa 13.
Cho đến sáng 15/6, trong chương trình kỳ họp, ở cả hai phiên tiến hành các thủ tục bãi nhiệm đều không có nội dung bà Nga phát biểu trước khi Quốc hội đưa ra quyết định cuối cùng.
Tuy nhiên, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đồng thời là người phát ngôn của Quốc hội, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, quy trình bãi nhiệm bà Châu Thị Thu Nga không có gì khác quy trình bãi nhiệm bà Đặng Thị Hoàng Yến, dù hiện tại bà Nga đang bị tạm giam.
Bà Nga chỉ bị coi là có tội khi có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật, khi đó thì đương nhiên là mất tư cách đại biểu. Còn bây giờ Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới tạm đình chỉ nhiệm vụ đại biểu Quốc hội đối với bà Nga, nên nếu muốn bà Nga vẫn có thể phát biểu trước khi Quốc hội biểu quyết bãi nhiệm.
Cơ quan có trách nhiệm sẽ phải vào trao đổi với bà Nga, nếu bà Nga không muốn phát biểu thì thôi, còn nếu muốn thì đương nhiên vẫn có quyền, ông Phúc giải thích.
Ông Phúc cũng cho biết, hiện tại Ban Công tác đại biểu vẫn đang hoàn thiện hồ sơ để trình Quốc hội bãi nhiệm tư cách đại biểu đối với bà Châu Thị Thu Nga.
Trao đổi bên hành lang Quốc hội sáng 15/6, một số vị đại biểu cho biết vẫn chưa nhận được văn bản, tài liệu nào liên quan đến việc bãi nhiệm bà Nga.
“Tôi rất muốn nghe chị Nga phát biểu trước khi nhấn nút, để có thể cảm nhận rõ hơn về sự việc và có thể là cả cảm thông, chia sẻ”, một nữ đại biểu - doanh nhân bày tỏ.
Ba năm trước, bài phát biểu trước khi Quốc hội tiến hành bỏ phiếu bãi nhiệm của bà Yến cũng đã từng nhận được sự cảm thông của một số vị đại biểu Quốc hội và có 16 vị không đồng ý miễn nhiệm bà Yến.
Cho đến sáng 15/6, trong chương trình kỳ họp, ở cả hai phiên tiến hành các thủ tục bãi nhiệm đều không có nội dung bà Nga phát biểu trước khi Quốc hội đưa ra quyết định cuối cùng.
Tuy nhiên, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đồng thời là người phát ngôn của Quốc hội, ông Nguyễn Hạnh Phúc cho biết, quy trình bãi nhiệm bà Châu Thị Thu Nga không có gì khác quy trình bãi nhiệm bà Đặng Thị Hoàng Yến, dù hiện tại bà Nga đang bị tạm giam.
Bà Nga chỉ bị coi là có tội khi có bản án kết tội của tòa án đã có hiệu lực pháp luật, khi đó thì đương nhiên là mất tư cách đại biểu. Còn bây giờ Ủy ban Thường vụ Quốc hội mới tạm đình chỉ nhiệm vụ đại biểu Quốc hội đối với bà Nga, nên nếu muốn bà Nga vẫn có thể phát biểu trước khi Quốc hội biểu quyết bãi nhiệm.
Cơ quan có trách nhiệm sẽ phải vào trao đổi với bà Nga, nếu bà Nga không muốn phát biểu thì thôi, còn nếu muốn thì đương nhiên vẫn có quyền, ông Phúc giải thích.
Ông Phúc cũng cho biết, hiện tại Ban Công tác đại biểu vẫn đang hoàn thiện hồ sơ để trình Quốc hội bãi nhiệm tư cách đại biểu đối với bà Châu Thị Thu Nga.
Trao đổi bên hành lang Quốc hội sáng 15/6, một số vị đại biểu cho biết vẫn chưa nhận được văn bản, tài liệu nào liên quan đến việc bãi nhiệm bà Nga.
“Tôi rất muốn nghe chị Nga phát biểu trước khi nhấn nút, để có thể cảm nhận rõ hơn về sự việc và có thể là cả cảm thông, chia sẻ”, một nữ đại biểu - doanh nhân bày tỏ.
Ba năm trước, bài phát biểu trước khi Quốc hội tiến hành bỏ phiếu bãi nhiệm của bà Yến cũng đã từng nhận được sự cảm thông của một số vị đại biểu Quốc hội và có 16 vị không đồng ý miễn nhiệm bà Yến.