BAF thông qua phương án phát hành riêng lẻ 600 tỷ đồng trái phiếu cho IFC
Theo BAF, đây là trái phiếu chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản đảm bảo và phát hành tại thị trường trong nước...
Công ty Cổ phần Nông nghiệp BAF Việt Nam (mã BAF-HOSE) thông báo Nghị quyết HĐQT về việc triển khai chi tiết phương án phát hành trái phiếu chuyển đổi riêng lẻ năm 2022.
Theo đó, HĐQT BAF đã thông qua phương án phát hành 600 tỷ đồng trái phiếu riêng lẻ cho Tổ chức Tài chính Quốc tế (International Finance Corporation - IFC) – thành viên của Ngân hàng Thế giới (World Bank).
Theo BAF, đây là trái phiếu chuyển đổi, không kèm chứng quyền, không có tài sản đảm bảo và phát hành tại thị trường trong nước. Thời điểm phát hành dự kiến là quý 3 hoặc quý 4/2022.
Kỳ hạn tối đa 7 năm với mức lãi suất danh nghĩa dự kiến là 5,25%/năm. Tuy nhiên, nếu IFC không chuyển đổi trái phiếu sẽ nhận thêm lãi suất bổ sung 5,25%/năm và lãi suất bổ sung được tính lãi kép ở mức 10,5%/năm.
Giá chuyển đổi sẽ tính tới biến động tỷ giá, phát hành thêm cổ phiếu hay trả cổ tức. Tại thời điểm hiện tại, với tỷ giá là 23.000 đồng/USD, giá chuyển đổi cho lô trái phiếu trên là 19.231 đồng/cp - trong khi chốt phiên ngày 16/8, giá cổ phiếu BAF đạt 31.000 đồng/cp.
Với số tiền huy động tối đa 600 tỷ đồng, công ty dự kiến sẽ sử dụng để tăng vốn điều lệ và hỗ trợ vay vốn cho các công ty con. Cụ thể:
Mới đây, HĐQT BAF thông qua việc nhận 99,9% vốn của Công ty TNHH Đầu tư Nông nghiệp Tân Châu. Đồng thời giao cho bà Bùi Hương Giang - Tổng giám đốc quyết định và là người đại diện uỷ quyền quản lý toàn bộ số vốn góp của công ty tại Tân Châu.
Về kết quả kinh doanh BAF cho biết, lợi nhuận hợp nhất quý 2 giảm 63% so với cùng kỳ từ hoqn 108 tỷ đồng xuống còn 40,4 tỷ và luỹ kế 6 tháng, BAF ghi nhận giảm 36% từ 201 tỷ còn hơn 128 tỷ đồng.
Lý giải lợi nhuận giảm mạnh so với cùng kỳ, BAF cho biết ngành chăn nuôi trong 6 tháng đầu năm đối mặt với nhiều khó khăn liên quan đến dịch bệnh và ảnh hưởng đứt gãy chuỗi cung ứng nguồn nguyên liệu đầu vào từ diễn biến cuộc chiến tranh Nga - Ukraine, cùng với đó giá heo hơi trên thị trường giảm so với cùng kỳ nên làm giảm biên lợi nhuận.
Với chiến lược giảm tỷ trọng ngành kinh doanh thương mại nông sản thuần túy sang chăn nuôi theo mô hình khép kín, nên doanh thu và lợi nhuận từ mảng kinh doanh thương mại nông sản thu hẹp so với 2021 (doanh thu giảm 53%, lợi nhuận giảm 50% so với cùng kỳ). Ngược lại, sản lượng, doanh thu mảng kinh doanh chăn nuôi theo mô hình khép kín trong 6 tháng đầu năm gia tăng so với năm 2021 do cơ cấu đàn dần đi vào ổn định, đưa các trại mới vào vận hành. Tuy nhiên, do giá nguyên liệu đầu vào cao làm giá vốn tăng, giá bán heo bình quân giảm so với cùng kỳ năm 2021 nên mặc dù sản lượng, doanh thu mảng chăn nuôi tăng cao nhưng lợi nhuận so với cùng kỳ giảm.
Cụ thể: doanh thu thuần mảng chăn nuôi quý 11/2022 đạt 521 tỷ đồng, tăng 345% so với cùng kỳ năm 2021; Doanh thu thuần 6 tháng mảng chăn nuôi 2022 đạt 816 tỷ đồng, tăng 184%so với cùng kỳ năm 2021. Giá vốn mảng chăn nuôi quý 2/2022 đạt 487 tỷ đồng, tăng 524% so với cùng kỳ năm 2021; Giá vốn mảng chăn nuôi 6 tháng 2022 đạt 680 tỷ đồng, tăng 251 % so với cùng kỳ năm 2021.
Vì vậy, với sản lượng, doanh thu mảng chăn nuôi tăng trưởng nhung giá nguyên liệu đầu vào tăng cao cũng như giá heo hơi trên thị trường 6 tháng đầu 2022 thấp hon 6 tháng đầu 2021 khoảng 30% nên lợi nhuận mảng chăn nuôi giảm so với cùng kỳ.
Cùng với đó hoạt động kinh doanh thương mại thuần túy giảm theo chiến lược công ty nên đã khiến lợi nhuận sau thuế của Công ty đạt được kết quả như sau: Lợi nhuận sau thuế quý 2/2022 đạt 40 tỷ đồng, giảm 63% so với cùng kỳ năm 2021; Lợi nhuận sau thuế 6 tháng năm 2022 đạt 128 tỷ đồng, giảm 36% so với cùng kỳ năm 2021.