BP bị đồn phá sản do sự cố tràn dầu
Giá cổ phiếu của BP sụt giảm chóng mặt khi giới đầu tư lo ngại hãng năng lượng này sẽ phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản
Giá cổ phiếu của BP sụt giảm chóng mặt khi giới đầu tư lo ngại hãng năng lượng này sẽ phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản do chi phí quá lớn để khắc phục thảm họa tràn dầu trên Vịnh Mexico. Chính phủ Mỹ cũng đã lên tiếng cảnh báo có thể áp dụng những biện pháp trừng phạt mới đối với BP.
Ngay đầu phiên giao dịch ngày hôm nay (10/6) tại thị trường London, giá cổ phiếu của BP đã giảm 12%, xuống mức thấp nhất trong vòng 13 năm. Trước đó, trong phiên giao dịch ngày 9/6 tại New York, giới đầu tư đã bán tháo cổ phiếu của BP, khiến cổ phiếu này mất giá 16%, còn 29,20 USD/cổ phiếu, thấp nhất trong vòng 14 năm trở lại đây.
Lý do dẫn tới sự tháo chạy của các nhà đầu tư khỏi cổ phiếu của hãng dầu lửa số 1 Anh quốc là những nhận định về nguy cơ phá sản của BP, do ảnh hưởng tài chính tiêu cực từ sự cố tràn dầu. Ngoài ra, giới đầu tư còn lo “đại gia” này sẽ phải cắt giảm cổ tức trả cho cổ đông.
Theo hãng tin tài chính Bloomberg, giá cổ phiếu của BP niêm yết tại London hiện đã giảm mất 47% so với hôm 20/4, thời điểm xảy ra vụ nổ giàn khoan Deepwater Hoziron khiến 11 người thiệt mạng và sau đó là tràn dầu trên Vịnh Mexico. Tại thị trường Phố Wall, giá cổ phiếu của BP cũng đã giảm mất 52%.
Những nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu BP như ngồi trên đống lửa khi từ hôm qua đã xuất hiện một số ý kiến cho rằng, tập đoàn này sắp sửa phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản lên tòa án Mỹ. Chi phí bảo lãnh cho khả năng vỡ nợ của BP đã tăng gấp hơn 9 lần kể từ hôm 20/4.
Hạ nghị sỹ Steve Cohen thuộc đảng Dân chủ của Mỹ hôm qua phát biểu rằng, khả năng phá sản của BP là cao, nên chính quyền của Tổng thống Barack Obama nên cân nhắc việc tiếp quản BP để bảo toàn tài sản cho tập đoàn này.
Mới tuần trước, BP tuyên bố, họ còn nhiều tiền để giải quyết vấn đề dầu tràn ở Vịnh Mexico. Nhiều nhà phân tích cũng cho rằng, với tình hình bảng cân đối kế toán hiện nay của BP, hãng này hoàn toàn có khả năng khắc phục sự cố mà không gặp rắc rối về thanh khoản. Tuy nhiên, giới đầu tư đã không bị thuyết phục bởi những tuyên bố như vậy.
Trong khi đó, với áp lực từ phía cử tri, các nhà làm luật và Chính phủ Mỹ đang gia tăng áp lực đối với BP. Trong phiên điều trần ngày 9/6 trước Thượng viện, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Mỹ Ken Salazar cho biết, ông sẽ yêu cầu BP phải trả lương cho các công nhân bị nghỉ việc trong thời gian 6 tháng sau vụ nổ giàn khoan theo yêu cầu của Chính phủ nước này.
Cùng ngày, một quan chức cao cấp của Bộ Tư pháp Mỹ cũng tuyên bố, bộ này “đang chuẩn bị có biện pháp” để đảm bảo rằng BP có đủ tiền để trang trải chi phí khắc phục sự cố dầu loang. Cho tới thời điểm hiện nay, BP đã phải chi 1,25 tỷ USD để làm sạch dầu tràn. Chính phủ Mỹ thì đã tuyên bố, BP sẽ còn phải nộp phạt thêm nhiều tỷ USD nữa.
Sức ép đang đè lên BP từ mọi phía. 43 hạ nghị sỹ của Mỹ vừa lên tiếng đòi BP ngừng trả cổ tức cho cổ đông, để có tiền cho việc giải quyết tình trạng dầu tràn. Một phân tích của ngân hàng Societe Generale cho rằng, 50% khả năng BP sẽ không trả cổ tức trong quý tới.
Ngay đầu phiên giao dịch ngày hôm nay (10/6) tại thị trường London, giá cổ phiếu của BP đã giảm 12%, xuống mức thấp nhất trong vòng 13 năm. Trước đó, trong phiên giao dịch ngày 9/6 tại New York, giới đầu tư đã bán tháo cổ phiếu của BP, khiến cổ phiếu này mất giá 16%, còn 29,20 USD/cổ phiếu, thấp nhất trong vòng 14 năm trở lại đây.
Lý do dẫn tới sự tháo chạy của các nhà đầu tư khỏi cổ phiếu của hãng dầu lửa số 1 Anh quốc là những nhận định về nguy cơ phá sản của BP, do ảnh hưởng tài chính tiêu cực từ sự cố tràn dầu. Ngoài ra, giới đầu tư còn lo “đại gia” này sẽ phải cắt giảm cổ tức trả cho cổ đông.
Theo hãng tin tài chính Bloomberg, giá cổ phiếu của BP niêm yết tại London hiện đã giảm mất 47% so với hôm 20/4, thời điểm xảy ra vụ nổ giàn khoan Deepwater Hoziron khiến 11 người thiệt mạng và sau đó là tràn dầu trên Vịnh Mexico. Tại thị trường Phố Wall, giá cổ phiếu của BP cũng đã giảm mất 52%.
Những nhà đầu tư nắm giữ cổ phiếu BP như ngồi trên đống lửa khi từ hôm qua đã xuất hiện một số ý kiến cho rằng, tập đoàn này sắp sửa phải nộp đơn xin bảo hộ phá sản lên tòa án Mỹ. Chi phí bảo lãnh cho khả năng vỡ nợ của BP đã tăng gấp hơn 9 lần kể từ hôm 20/4.
Hạ nghị sỹ Steve Cohen thuộc đảng Dân chủ của Mỹ hôm qua phát biểu rằng, khả năng phá sản của BP là cao, nên chính quyền của Tổng thống Barack Obama nên cân nhắc việc tiếp quản BP để bảo toàn tài sản cho tập đoàn này.
Mới tuần trước, BP tuyên bố, họ còn nhiều tiền để giải quyết vấn đề dầu tràn ở Vịnh Mexico. Nhiều nhà phân tích cũng cho rằng, với tình hình bảng cân đối kế toán hiện nay của BP, hãng này hoàn toàn có khả năng khắc phục sự cố mà không gặp rắc rối về thanh khoản. Tuy nhiên, giới đầu tư đã không bị thuyết phục bởi những tuyên bố như vậy.
Trong khi đó, với áp lực từ phía cử tri, các nhà làm luật và Chính phủ Mỹ đang gia tăng áp lực đối với BP. Trong phiên điều trần ngày 9/6 trước Thượng viện, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Mỹ Ken Salazar cho biết, ông sẽ yêu cầu BP phải trả lương cho các công nhân bị nghỉ việc trong thời gian 6 tháng sau vụ nổ giàn khoan theo yêu cầu của Chính phủ nước này.
Cùng ngày, một quan chức cao cấp của Bộ Tư pháp Mỹ cũng tuyên bố, bộ này “đang chuẩn bị có biện pháp” để đảm bảo rằng BP có đủ tiền để trang trải chi phí khắc phục sự cố dầu loang. Cho tới thời điểm hiện nay, BP đã phải chi 1,25 tỷ USD để làm sạch dầu tràn. Chính phủ Mỹ thì đã tuyên bố, BP sẽ còn phải nộp phạt thêm nhiều tỷ USD nữa.
Sức ép đang đè lên BP từ mọi phía. 43 hạ nghị sỹ của Mỹ vừa lên tiếng đòi BP ngừng trả cổ tức cho cổ đông, để có tiền cho việc giải quyết tình trạng dầu tràn. Một phân tích của ngân hàng Societe Generale cho rằng, 50% khả năng BP sẽ không trả cổ tức trong quý tới.