Cách nào vượt qua “thung lũng chết”, tránh bẫy thu nhập trung bình?

Nhĩ Anh
Chia sẻ

Hơn 30 năm qua, chỉ có 34 nền kinh tế đã thành công trong thoát bẫy thu nhập trung bình để trở thành quốc gia có mức thu nhập cao. Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy cho rằng trong giai đoạn đổi mới, hấp thụ công nghệ, đầu tư dây chuyền sản xuất mới, thay đổi quy trình sản phẩm… sẽ chưa thu được kết quả ngay. Điều này được ví như một “cái hố” cần phải mạnh dạn nhảy qua thì mới chuyển sang giai đoạn phát triển mới. Thực tế ở nhiều quốc gia đều không vượt qua được “thung lũng chết” này...

Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy. (Ảnh Việt Dũng)
Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy. (Ảnh Việt Dũng)

Tại Diễn đàn Kịch bản Kinh tế Việt Nam năm 2025: "Cải cách - Kiến tạo kỷ nguyên tăng trưởng và thịnh vượng: Giải pháp đột phá đạt mục tiêu tăng trưởng cao và phát triển bền vững trong Kỷ nguyên mới" diễn ra vào ngày 7/1/2025 do Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam và Tạp chí Kinh tế Việt Nam/VnEconomy phối hợp tổ chức, ông Bùi Thế Duy, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ đã phân tích một số vấn đề liên quan đến Khoa học công nghệ, Đổi mới sáng tạo và Chuyển đổi số để thúc đẩy phát triển, tăng trưởng kinh tế Việt Nam trong giai đoạn tiếp theo.

2 BÀI HỌC ĐIỂN HÌNH THÀNH CÔNG VÀ THẤT BẠI KHI VƯỢT “BẪY THU NHẬP TRUNG BÌNH”

Theo Báo cáo mới nhất của WB năm 2024 với chủ đề “bẫy thu nhập trung bình” đánh giá, trong suốt giai đoạn từ năm 1990 đến nay, chỉ có 34 nền kinh tế đã thành công trong thoát được bẫy thu nhập trung bình để trở thành quốc gia có mức thu nhập cao, có tới 108 quốc gia chưa thành công.

“Như vậy chỉ có khoảng ¼ quốc gia đã thành công vượt qua bẫy thu nhập trung bình”, ông Duy nói. Báo cáo chỉ ra 2 bài học thú vị xoay quanh vấn đề này đó là bài học thành công của Hàn Quốc và chưa thành công của Brazil.

Thứ nhất, Hàn Quốc là một bài học điển hình thành công với thời gian chuyển dịch từ quốc gia có thu nhập thấp lên quốc gia có thu nhập cao trong thời gian ngắn nhất (khoảng 27 năm).

Bài học thành công của Hàn Quốc đưa lại nhiều gợi ý mà Việt Nam phải quay lại triển khai trong giai đoạn hiện nay. Đặc biệt, từ giai đoạn từ 1960-1980, Hàn Quốc tập trung vào cập nhật, đổi mới công nghệ của doanh nghiệp.

Toàn cảnh Diễn đàn Kịch bản Kinh tế Việt Nam năm 2025.
Toàn cảnh Diễn đàn Kịch bản Kinh tế Việt Nam năm 2025.

Còn với trường hợp chưa thành công của Brazil, đó là khi đã qua bước cập nhật công nghệ và muốn nhảy thẳng từ đầu tư vào nghiên cứu phát triển công nghệ mới.

Trong báo cáo của WB năm 2024 đã đưa ra công thức cho tất cả các nước qua 3 giai đoạn với chiến lược “3 chữ i”. Giai đoạn đầu tiên để các quốc gia đạt mức thu nhập trung bình cần phải thu hút được đầu tư, đặc biệt là đầu tư nước ngoài.

Giai đoạn thứ 2 cần “2 chữ i” đó là tiếp tục thu hút đầu tư và hấp thụ công nghệ. Giai đoạn thứ 3 với “3 chữ i”, sau khi qua được giai đoạn thu nhập trung bình cao cần bắt đầu phải tập trung vào nghiên cứu công nghệ mới dẫn dắt thế giới và đổi mới công nghệ. Brazil đã bỏ qua giai đoạn thứ 2- hấp thụ công nghệ.

CUỘC CÁCH MẠNG, ĐỘNG LỰC ĐỂ CHÍNH PHỦ, NGƯỜI DÂN, DOANH NGHIỆP CÙNG VƯỢT QUA THÁCH THỨC

Theo ông Duy, Việt Nam rất có nguy cơ nếu bỏ qua giai đoạn thứ 2 này. Ở Việt Nam, theo báo cáo về đổi mới công nghệ ở Việt Nam- Đóng góp của công nghệ vào tăng trưởng kinh tế do Bộ Khoa học và công nghệ đặt hàng tổ chức CSIRO của Australia nghiên cứu năm 2020 đã phân tích: từ năm 2015- 2019, tốc độ tăng trưởng kinh tế trung bình của Việt Nam khoảng 5,6%, trong đó 3,06% tăng trưởng do đầu tư; 3,29% do đổi mới công nghệ nhưng lại âm (- 1,36%) do liên quan đến các vấn đề cải thiện hiệu suất.

“Trong giai đoạn hấp thụ công nghệ bao gồm đổi mới công nghệ và cải thiện hiệu suất. Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam mới chỉ tập trung vào mua sắm dây chuyền thiết bị công nghệ mà chưa thực sự làm chủ và hấp thụ công nghệ bằng cách cải thiện trình độ nhân lực, đổi mới quy trình sản xuất và đổi mới sản phẩm dựa trên dây chuyền công nghệ mới”, ông Duy phân tích.

Chính vì vậy, Đóng góp của năng suất nhân tố tổng hợp (TFP) của Việt Nam đạt được vẫn chưa được như các quốc gia có mức tăng trưởng để vượt qua bẫy thu nhập trung bình.

TFP của Việt Nam trong giai đoạn đó chỉ đạt khoảng 40%. Tuy nhiên, theo Nghị quyết 57 vừa được Bộ Chính trị ban hành đặt mục tiêu đóng góp TFP vào tăng trưởng kinh tế ở mức khoảng trên 55%.

Thứ trưởng Bùi Thế Duy: Nghị quyết 57 đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó đặc biết nhấn mạnh vấn đề kêu gọi toàn dân, doanh nghiệp và chính phủ cùng đồng hành vượt qua khó khăn để bước vào giai đoạn tăng trưởng từ thu nhập trung bình thấp lên thu nhập trung bình cao, và có thể đạt đến bước thu nhập cao.
Thứ trưởng Bùi Thế Duy: Nghị quyết 57 đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó đặc biết nhấn mạnh vấn đề kêu gọi toàn dân, doanh nghiệp và chính phủ cùng đồng hành vượt qua khó khăn để bước vào giai đoạn tăng trưởng từ thu nhập trung bình thấp lên thu nhập trung bình cao, và có thể đạt đến bước thu nhập cao.

Ông Duy cho rằng đến giai đoạn hiện nay, tăng trưởng do đầu tư, tăng trưởng vốn sẽ không thể mãi duy trì mà phải bằng cả cập nhật công nghệ.

Lý giải nguyên nhân 108 quốc gia không thành công trong vượt qua bẫy thu nhập trung bình, để đổi mới và hấp thụ công nghệ, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ cho rằng khó khăn thách thức chính là “thung lũng chết” phải vượt qua.

Theo đó, trong giai đoạn đổi mới, hấp thụ công nghệ, đầu tư dây chuyền sản xuất mới, nâng cao trình độ nguồn nhân lực, thay đổi quy trình sản phẩm… sẽ lỗ, chưa thu được kết quả ngay lập tức. Điều này được ví như một “cái hố” cần phải mạnh dạn nhảy qua, thì mới chuyển sang giai đoạn phát triển mới.

Đây là khó khăn của tất cả các doanh nghiệp. Thực tế ở nhiều quốc gia (gồm cả chính phủ và doanh nghiệp) đều không cùng nhau vượt qua được “hố” này.

Ông Duy nhấn mạnh tầm quan trọng của Nghị quyết 57 nhằm tạo ra một cuộc cách mạng để Chính phủ, người dân, doanh nghiệp cùng nhau có động lực vượt qua khó khăn thách thức này.

Để làm được điều này, Chính phủ sẽ phải đồng hành cùng doanh nghiệp ở 3 khía cạnh. Thứ nhất, phải xóa bỏ các rào cản, vướng mắc, khó khăn phức tạp về thủ tục hành chính nhằm tạo thuận lợi cho các doanh nghiệp vượt qua.

Thứ hai, có các ưu đãi, hỗ trợ về tài chính, có các chính sách về thuế, đất đai để tạo động lực cho doanh nghiệp.

Thứ ba, tạo ra môi trường cạnh tranh, tạo ra sức ép để doanh nghiệp phải vượt qua được khó khăn này. Nhiều quốc gia đã thành công như Hàn Quốc đã đưa các doanh nghiệp trong nước phải sòng phẳng cạnh tranh với các doanh nghiệp có tiêu chuẩn, công nghệ cao hơn. Điều này sẽ tạo ra sức ép buộc các doanh nghiệp phải “nhảy qua hố” nếu muốn tồn tại và phát triển.

Trong chương trình hành động của Nghị quyết 57 đã đưa ra nhiều giải pháp, trong đó đặc biết nhấn mạnh vấn đề kêu gọi toàn dân, doanh nghiệp và chính phủ cùng nhau đồng hành vượt qua khó khăn để bước vào giai đoạn tăng trưởng từ thu nhập trung bình thấp lên thu nhập trung bình cao, và có thể đạt đến bước thu nhập cao.

Báo cáo đổi mới công nghệ ở Việt Nam cũng phân tích chi tiết các ngành nghề, chỉ rõ ngành nghề nào đã đầu tư nhiều vào mua sắm trang thiết bị, ngành nghề nào đầu tư đổi mới hiệu suất; đầu tư vào nghiên cứu mới. Đây được coi là yếu tố “kim chỉ nam”, chỉ dẫn để các ngành nghề có thể quan tâm đầu tư vào vấn đề nào để tiếp tục thúc đẩy tăng trưởng.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con