Cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận sẽ hoàn thành vào cuối tháng 11/2021

Xuân Thái
Chia sẻ

Tuyến cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận dài 51,5 km nối Tiền Giang đến Mỹ Thuận đi Vĩnh Long hiện đã đạt 85% tổng khối lượng công trình và sẽ hoàn thành thảm bê tông nhựa mặt đường 10 km còn lại trong tháng 11/2021 này để kịp đưa vào phục vụ dịp Tết Nguyên đán sắp tới...

Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận: Doanh nghiệp dự án đang thi công 10 km phần còn lại để kịp hoàn thành vào cuối tháng 11/2021.
Cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận: Doanh nghiệp dự án đang thi công 10 km phần còn lại để kịp hoàn thành vào cuối tháng 11/2021.

Với tổng mức đầu tư 12.668 tỷ đồng, dài 51,5 km, rộng 17 m, 04 làn xe mỗi làn 3,5 m, theo hợp đồng giữa Công ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận và Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang, dự án hoàn thành và đưa vào sử dụng quý 2/2021. Song vì nhiều lý do, trước đó dự án đã phải xin gia hạn đến ngày 30/11/2021.

Phần 10 km còn lại đang tiến hành trải thảm nhựa chạy qua địa bàn thị xã Cai Lậy, huyện Cai Lậy và huyện Cái Bè với 04 gói thầu; trong đó 39 cây cầu bắc qua sông trên toàn tuyến đã xây dựng xong.

Theo ông Nguyễn Tấn Đông, Tổng giám đốc Công ty cổ phần BOT Trung Lương - Mỹ Thuận (doanh nghiệp dự án), thời gian qua, tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp, gây nhiều khó khăn nhưng doanh nghiệp cố gắng bảo đảm tiến độ công việc đã đề ra. Gần 1.500 cán bộ, kỹ sư, công nhân tại công trường đã được tiêm vaccine Covid-19 mũi 2 đạt trên 95%.

Ngoài ra, khi các nhà thầu gặp khó khăn do dịch bệnh, không đủ nguồn vốn tham gia dự án thì công ty đã phải tạm ứng 500 tỷ đồng. Ban điều hành dự án cũng đã kịp thời bổ sung và thay thế các nhà thầu chậm tiến độ. Công ty đã phải mời các chuyên gia nghiên cứu và tiến hành xử lý kỹ thuật về địa chất như nền đất yếu, giải quyết bài toán nguồn nguyên vật liệu khan hiếm, giá cả leo thang…

Doanh nghiệp thực hiện dự án cũng cho biết, hiện tại dự án trong giai đoạn “chạy nước rút” để kịp hoàn thành. Dự kiến đến cuối tháng 11/2021 sẽ thông xe kỹ thuật toàn tuyến. Trong tháng 12/2021 hoàn thiện các hạng mục còn lại để kịp phục vụ người dân lưu thông dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần sắp tới.

Trước đó, ngày 25/10, Thứ trưởng Lê Đình Thọ cùng đoàn công tác của Bộ Giao thông vận tải đã trực tiếp đến kiểm tra tiến độ thực hiện dự án cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận. Báo cáo với Thứ trưởng Bộ Giao thông vận tải Lê Đình Thọ, đại diện ban điều hành dự án, ông Nguyễn Tấn Đông cho hay: Hiện dự án đang trong giai đoạn hoàn thành tiến độ, còn gần 10km đường chưa thảm nhựa. “Trong tháng 10 và tháng 11/2021, chúng tôi sẽ hoàn thành thảm bê tông nhựa phần mặt đường còn lại của dự án và tiến hành hoàn thiện hệ thống an toàn giao thông, biển báo, thông tin liên lạc…”, ông nói.

Tuy nhiên, ông Nguyễn Tấn Đông cũng báo cáo những khó khăn của doanh nghiệp dự án. Đó là, đề án thu phí của tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương cho đến nay vẫn chưa được phê duyệt và chưa xác định được thời gian thu phí. Do đó, khi dự án Trung Lương - Mỹ Thuận hoàn thành vào cuối năm 2021 sẽ không thể đưa vào vận hành khai thác do chưa kết nối với hệ thống thu phí tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương để triển khai thu phí.

Đánh giá cao năng lực của Tập đoàn Đèo Cả, nhất là trong điều kiện dịch bệnh phức tạp, nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án cùng các nhà thầu vẫn tổ chức thi công rất tốt, bảo đảm tiến độ dự án theo kế hoạch, Thứ trưởng Lê Đình Thọ cho biết, Bộ Giao thông vận tải sẽ xem xét, nghiên cứu về việc thu phí liên tuyến giữa cao tốc TP.HCM - Trung Lương và Trung Lương - Mỹ Thuận bằng công nghệ thu phí không dừng để bảo đảm công khai và minh bạch.

 

Cao tốc Trung Lương – Mỹ Thuận dài 51,5 km chạy dọc địa bàn tỉnh Tiền Giang qua 5 huyện và thị xã gồm: huyện Châu Thành, huyện Tân Phước, huyện Cai Lậy, thị xã Cai Lậy và huyện Cái Bè; có điểm đầu tại nút giao thông Thân Cửu Nghĩa (cũng là điểm cuối của cao tốc TP.HCM – Trung Lương, thuộc huyện Châu Thành) và điểm kết phía tả ngạn sông Tiền tại Mỹ Thuận, cách cầu Mỹ Thuận hiện hữu về phía thượng nguồn.

Dự án được khởi công vào năm 2009 và dự kiến hoàn thành năm 2013. Tuy nhiên, do nhà đầu tư thiếu năng lực, công trình bị đình trệ. Sau nhiều lần thay đổi chủ đầu tư và cả cơ quan quản lý dự án (Bộ Giao thông vận tải), dự án được giao về cho Uỷ ban nhân dân tỉnh Tiền Giang quản lý, chủ đầu tư mới là Tập đoàn Đèo Cả, vốn dự án được điều chỉnh còn hơn 12.000 tỷ đồng.

Đây là dự án thành phần thuộc dự án cao tốc Bắc-Nam phía Đông nối TP.HCM đi Cần Thơ, kết nối kết nối vùng Tây Nam Bộ với TP.HCM và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con