Cenland báo lãi quý 1 hơn 80 tỷ, dòng tiền âm hơn 223 tỷ

Bạch Huệ
Chia sẻ

Thị trường thứ cấp (mua đi bán lại) được cho là rất tiềm năng về lâu dài nhưng cũng là nguyên nhân khiến dòng tiền của Cenland âm

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Công ty Cổ phần Bất động sản Thế Kỷ (Cenland, mã CRE) vừa công bố báo cáo tài chính hợp nhất quý 1/2019.

Theo đó, trong quý này, Cenland ghi nhận doanh thu thuần 387,5 tỷ đồng, tăng gần 28% so với cùng kỳ. Tuy vậy, lợi nhuận gộp lại không tăng tương ứng khi chỉ đạt 148,9 tỷ đồng, tăng 8,4% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế của công ty đạt 80 tỷ đồng, tăng 4,3% so với quý 1/2018. Mảng môi giới bất động sản vẫn đóng vai trò chính trong cơ cấu doanh thu, chiếm 80% tổng doanh thu.

Trong quý này CRE bắt đầu ghi nhận chi phí tài chính trở lại với toàn bộ 4,3 tỷ đồng là chi phí lãi vay. Cả năm 2018 trước đó CRE không phải chi trả bất cứ khoản lãi vay nào. Chi phí quản lý doanh nghiệp kỳ này cũng tăng 24% lên 43,8 tỷ đồng.

Tuy vậy, nhờ doanh thu tăng trưởng nên kết quả lợi nhuận sau thuế quý 1 năm nay của CRE vẫn tăng nhẹ 4%, đạt 80 tỷ đồng.

Mặc dù vẫn ghi nhận lãi ròng song trong kỳ tài chính này, lưu chuyển dòng tiền thuần của Cenland âm 223 tỷ đồng. Trong đó, dòng tiền thuần từ kinh doanh âm 288 tỷ và dòng tiền thuần từ hoạt động đầu tư âm 12 tỷ đồng. CRE liên tục đối mặt với tình trạng lưu chuyển dòng tiền âm từ hoạt động kinh doanh và đầu tư, kỳ này lưu chuyển tiền từ hoạt động tài chính vẫn không đủ bù đắp cho doanh nghiệp.

Trên bảng cân đối kế toán, lượng tiền và các khoản tương đương tiền giảm mạnh (-69%), chỉ còn 99,5 tỷ đồng. Trong khi đó các khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho đều lần lượt tăng 20% và 41% trong vòng 3 tháng đầu năm.

Trước đó, tại buổi họp Đại hội đồng cổ đông thường niên 2019, lãnh đạo CRE cho biết việc nhảy vào mảng thứ cấp đã khiến doanh nghiệp có nhu cầu vay ngân hàng, vay người dân. Đầu tư thứ cấp cũng tạo nên rủi ro về dòng tiền bị âm bởi phải trả tiền trước cho đầu tư để bao tiêu sản phẩm, dòng tiền cũng về chậm bởi một số đầu tư ghi nợ. Tuy nhiên theo đánh giá của CRE, đây là một mảng sẽ bùng nổ thời gian tới thay thế cho thị trường sơ cấp đã bão hóa nên CRE sẽ tận dụng cơ hội này.

Tính đến 31/3/2019, nợ phải trả của CRE chiếm 1.029 tỷ đồng, tăng thêm gần 200 tỷ đồng so với hồi đầu năm và chiếm 40% tổng nguồn vốn doanh nghiệp. Trong đó, nợ dài hạn tăng mạnh, chủ yếu do ghi nhận thêm khoản vay nợ 100 tỷ đồng từ BIDV, ngoài ra vay nợ ngắn hạn cũng tăng 45% lên 247 tỷ đồng.

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con