Cho vay mua chứng khoán lao dốc mạnh, chỉ còn 104 nghìn tỷ đồng trong quý 4/2022

An Phong
Chia sẻ

Sau khi tăng mạnh vào quý 3/2022, dư nợ margin tại các công ty chứng khoán đã quay đầu sụt giảm mạnh chỉ còn 104.000 tỷ đồng.

Đồ họa: K.L.
Đồ họa: K.L.

Thống kê của VnEconomy cho thấy, lượng cho vay margin tại các công ty chứng khoán đã giảm mạnh trong quý 4/2022 vừa qua.

Theo đó, tại 31 công ty chứng khoán top đầu cho vay margin, con số này tính đến cuối quý 4/2022 là khoảng 104 nghìn tỷ đồng, giảm mạnh so với con số 150 nghìn tỷ đồng của cuối quý 3/2022, con số này giảm 43% so với dư lượng margin đầu năm 2022 là 183 nghìn tỷ đồng.

Một số công ty chứng khoán ghi nhận dư nợ margin giảm mạnh trong quý 4 vừa qua như SSI giảm từ 23.697 tỷ đồng đầu năm hiện chỉ còn 11.057 tỷ đồng; Chứng khoán TVSI giảm từ 5.119 tỷ đồng xuống chỉ còn 362 tỷ đồng; TCBS giảm từ 15.851 tỷ đồng chỉ còn 9.354 tỷ đồng; hay Agriseco giảm từ 1.694 tỷ đồng còn 999 tỷ đồng.

Trong khi đó, nếu so với con số của quý 3/2022 thì hầu hết các công ty chứng khoán đều ghi nhận cho vay kinh doanh chứng khoán giảm.

Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm cho vay margin trên thị trường bởi trong quý 4/2022 vừa qua, làn sóng bán giải chấp hàng loạt cổ phiếu của các lãnh đạo doanh nghiệp bất động sản đã diễn ra. Thị trường chứng khoán ảnh hưởng nặng nề sau những thông tin bất lợi về trái phiếu khiến thanh khoản bị tắc nghẽn, nhiều công ty chứng khoán cũng đồng loạt cắt giảm, hạ tỷ lệ cho vay margin với nhóm cổ phiếu bất động sản.

Với thị trường, margin là nguồn hỗ trợ quan trọng cho giai đoạn bùng nổ về thanh khoản từ tháng 10/2021 đến tháng 3/2022. Với công ty chứng khoán, đây là một trong những nguồn thu chính. Do đó, trong quý 4 cùng với việc dư nợ margin giảm, nhiều công ty chứng khoán cũng báo doanh thu, lợi nhuận giảm mạnh.

Đơn cử như chứng khoán SSI, lợi nhuận quý 4 vừa qua chỉ còn 233 tỷ đồng trong khi con số này ở cùng kỳ năm ngoái là 997 tỷ đồng. Trong đó, doanh thu từ khoản cho vay margin đạt 345 tỷ đồng, giảm mạnh so với con số 555 tỷ đồng ở quý 4/2021.

Cho vay margin giảm cũng đã khiến thanh khoản thị trường lại giảm mạnh trong quý 4 vừa qua. Giá trị giao dịch bình quân trong quý 4 đạt 11.800 tỷ đồng/phiên trong khi quý 3 thanh khoản bình quân đạt 13.100 tỷ đồng.

Cho vay mua chứng khoán lao dốc mạnh, chỉ còn 104 nghìn tỷ đồng trong quý 4/2022 - Ảnh 1

Tính từ khi VN-Index giảm -34% từ vùng đỉnh lịch sử thiết lập vào tháng 3/2022 và thanh khoản giảm sâu hơn (-54,6%). Gía trị giao dịch bình quân đã có lúc giảm về quanh mức rất thấp 11 nghìn tỷ đồng/phiên trong tháng 10-11/2022.

Tuy nhiên, thanh khoản đã cải thiện đáng kể vào tháng cuối của năm 2022 khi giá trị giao dịch bình quân tháng 12/2022 tăng +23% so với tháng 11, trong đó chủ yếu tăng ở nhóm cổ phiếu có tính đầu cơ cao và/hoặc chịu áp lực bán giải chấp.

Xét theo nhóm vốn hóa, giá trị giao dịch bình quân giảm mạnh nhất (-39,6%) ở nhóm vốn hóa lớn VN30 với giá cổ phiếu giảm tương ứng (-35%) nhưng vẫn thấp hơn so với mức giảm điểm của nhóm vốn hóa vừa VNMID và nhỏ VNSML.

Phần lớn cổ phiếu nhóm VN30 thuộc ngành Ngân hàng (STB, VPB, TCB, MBB) và Bất động sản (VHM, VIC, PDR) trong khi nhóm VNMID và VNSML bị chi phối bởi ngành Môi giới chứng khoán (HCM, VCI, VND, VIX), Bất động sản (DIG, DXG, KBC), Thép (HSG, NKG), Hóa chất (DGC).

Xét theo ngành, Ngân hàng có thanh khoản sụt giảm nhiều nhất (-50,3%) do giao dịch kém tích cực ở nhóm nhà đầu tư cá nhân giảm 46,3% về giá trị giao dịch. Đây cũng là nhóm bán ròng mạnh cổ phiếu Ngân hàng trong năm 2022, đặc biệt là tháng 11-12 sau khi xuất hiện rủi ro thanh khoản, nợ xấu do hệ lụy từ việc thắt chặt tín dụng vào Bất động sản và bắt bớ ở Vạn Thịnh Phát liên quan đến trái phiếu doanh nghiệp.

Tuy nhiên, lực mua ròng tích cực từ khối ngoại đã hỗ trợ giá cổ phiếu ngân hàng không giảm sâu như các ngành có beta cao như Tài nguyên cơ bản (Thép), Dịch vụ tài chính (Môi giới chứng khoán) và Bất động sản.

Ở chiều ngược lại, Hóa chất và Bán lẻ là hai ngành duy nhất ghi nhận giá trị giao dịch bình quân tăng trong năm 2022, tăng lên ở tất cả các nhóm nhà đầu tư đặc biệt là khối ngoại và tổ chức trong nước, tuy nhiên giá cổ phiếu giảm sâu, cho thấy áp lực bán lớn.

Cho vay mua chứng khoán lao dốc mạnh, chỉ còn 104 nghìn tỷ đồng trong quý 4/2022 - Ảnh 2

Theo đánh giá của FiinGroup, xu hướng giảm về dư nợ margin sẽ tiếp tục trong năm 2023 vì nguồn tiền phục vụ cho vay margin đang chịu ảnh hưởng tiêu cực bởi 2 yếu tố chính.

Cụ thể, môi trường lãi suất cao hạn chế các công ty chứng khoán vay mượn từ ngân hàng do chênh lệch không đáng kể giữa lãi suất vay ngân hàng và lãi vay margin.

Hoạt động phát hành huy động vốn kém tích cực. Thị trường chứng khoán kém sôi động và nền định giá hiện tại  khiến công ty chứng khoán không mặn mà với phát hành tăng vốn. Chưa kể, Sở Giao dịch Chứng khoán TP.HCM và Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã công bố danh sách hàng trăm cổ phiếu bị ngừng cho vay margin trong quý 1/2023.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con