Cho vay nặng lãi, các ngân hàng sẽ gặp rắc rối?
Trước khi ngân hàng Nhà nước quy định lãi suất trần 12%/năm, nhiều tổ chức tín dụng đã cho vay với lãi suất rất cao
Trước khi ngân hàng Nhà nước quy định lãi suất trần 12%/năm, nhiều tổ chức tín dụng đã cho vay với lãi suất rất cao.
Tuy nhiên, theo quy định hiện hành về giao dịch dân sự, lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng “không vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng” (khoản 1 điều 476, bộ luật Dân sự).
Điều này có thể khiến cho các ngân hàng thua thiệt trong các tranh chấp nếu có phải đưa ra toà án...
Trong cuộc họp hôm qua (27/3) tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu đã có tờ trình về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật Dân sự (chỉ sửa riêng phần liên quan đến lãi suất huy động vốn của các tổ chức tín dụng và lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước công bố).
Theo ông Giàu thì quy định về lãi suất tại khoản 1, điều 476 đã không còn phù hợp với cơ chế tự do hoá lãi suất trong hoạt động ngân hàng đã triển khai phổ biến trong nhiều năm qua. Hiện nay, các tổ chức tín dụng tự ấn định lãi suất theo thoả thuận với khách hàng, trên cơ sở cung cầu vốn và Ngân hàng Nhà nước không có can thiệp trực tiếp vào lãi suất của các tổ chức tín dụng. Tất nhiên là trong điều kiện bình thường.
“Mức khống chế lãi suất cho vay không quá 150% là quá thấp và không phù hợp với thực tế”, ông Giàu nói.
Trên thực tế, đúng như ông Giàu báo cáo Thường vụ Quốc hội, mức lãi suất trên đặc biệt không phù hợp với tình hình huy động vốn của tổ chức tín dụng trong bối cảnh thiếu tiền đồng. Nhiều ngân hàng đã cho vay với mức lãi suất rất cao, thậm chí có nhiều hợp đồng cho vay đã quá 250% lãi suất cơ bản được công bố.
Bà Lê Thị Nga, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nói rằng, việc đặt ra quy định về mức khống chế lãi suất trên nhằm thực hiện tư tưởng cấm cho vay nặng lãi nhưng nếu thực hiện quy định này, thì hiện nay, rất nhiều tổ chức tín dụng đã vi phạm và nếu có các tranh chấp xảy ra, các bên liên quan phải ra toà án giải quyết thì phần bất lợi sẽ thuộc về các ngân hàng.
Dường như đã cảm thấy rất rõ nguy cơ này, trong tờ trình của Ngân hàng Nhà nước có một kiến nghị rất lạ là đề nghị cho sửa quy định tại khoản 1, điều 476 của bộ luật Dân sự theo hướng, lãi suất cho vay không được vượt quá 300% lãi suất trái phiếu kho bạc thấp nhất của lần phát hành cuối cùng trước thời điểm cho vay.
Và đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước đề nghị cho hồi tố quy định này, để thực hiện với các hợp đồng vay kể từ 1/1/2006 (ngày bộ luật Dân sự có hiệu lực) đến ngày luật sửa đổi, bổ sung bộ luật dân sự có hiệu lực.
Nhưng “ý tứ” hồi tố trên của Ngân hàng Nhà nước nhằm tránh những bất lợi cho các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, đã bị Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Văn Thuận bác lại.
Theo đó, điều 76, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã nêu rõ là “không được quy định hiệu lực trở về trước đối với những trường hợp quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn”. Trong các giao dịch dân sự thì việc quy định trách nhiệm pháp lý cho một bên nhẹ hơn (trong trường hợp này là các tổ chức tín dụng) cũng đồng nghĩa quy định trách nhiệm cho bên kia (là người dân, tổ chức đi vay) nặng hơn và thiệt thòi hơn…
Do đó, nhiều ủy viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng không tán thành đề nghị của Ngân hàng Nhà nước.
Cũng có nhiều ý kiến không tán đồng đề nghị của Ngân hàng Nhà nước nâng mức khống chế về lãi suất cho vay không quá 300% mà chỉ dừng ở mức 200% hoặc 250% vì nếu để 300% thì không còn có ý nghĩa gì về việc cấm cho vay nặng lãi.
Hơn nữa, mức lãi suất để cao như vậy cũng tạo cơ sở cho các tổ chức tín dụng có thể nâng lãi suất lên quá cao. Ví dụ như lãi suất cơ bản là 8%/năm mà gấp ba lần thì rất khó có doanh nghiệp, cá nhân nào vay tiền kinh doanh đạt mức lợi nhuận như vậy. Cả đề xuất về việc bỏ lãi suất cơ bản để tính theo lãi suất trái phiếu kho bạc cũng không nhận được nhiều ý kiến đồng tình.
Nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Vũ Viết Ngoạn - nay là Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - nhận xét là nếu tính theo lãi suất kho bạc thì rất không phù hợp vì trái phiếu kho bạc có khi vài năm mới có một đợt và lãi suất tính theo năm không phù hợp để áp dụng cho các khoản vay dân sự thường chỉ vài tháng. Trong khi đó, mức lãi suất của trái phiếu kho bạc, theo như Thống đốc Nguyễn Văn Giàu nói, cũng rất biến động.
Hầu hết các đề nghị của Ngân hàng Nhà nước đều tỏ ra không thuyết phục và sẽ càng khó khăn khi trình ra Quốc hội trong kỳ họp vào tháng 5 tới. Do đó, các tổ chức tín dụng đã cho vay những khoản vay với lãi suất “cắt cổ” mà nhiều doanh nghiệp phải nghiến răng chấp nhận trong thời gian qua có thể sẽ gặp nhiều rắc rối.
Tuy nhiên, theo quy định hiện hành về giao dịch dân sự, lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng “không vượt quá 150% mức lãi suất cơ bản do ngân hàng Nhà nước công bố đối với loại cho vay tương ứng” (khoản 1 điều 476, bộ luật Dân sự).
Điều này có thể khiến cho các ngân hàng thua thiệt trong các tranh chấp nếu có phải đưa ra toà án...
Trong cuộc họp hôm qua (27/3) tại Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Nguyễn Văn Giàu đã có tờ trình về dự án luật sửa đổi, bổ sung một số điều của bộ luật Dân sự (chỉ sửa riêng phần liên quan đến lãi suất huy động vốn của các tổ chức tín dụng và lãi suất cơ bản của Ngân hàng Nhà nước công bố).
Theo ông Giàu thì quy định về lãi suất tại khoản 1, điều 476 đã không còn phù hợp với cơ chế tự do hoá lãi suất trong hoạt động ngân hàng đã triển khai phổ biến trong nhiều năm qua. Hiện nay, các tổ chức tín dụng tự ấn định lãi suất theo thoả thuận với khách hàng, trên cơ sở cung cầu vốn và Ngân hàng Nhà nước không có can thiệp trực tiếp vào lãi suất của các tổ chức tín dụng. Tất nhiên là trong điều kiện bình thường.
“Mức khống chế lãi suất cho vay không quá 150% là quá thấp và không phù hợp với thực tế”, ông Giàu nói.
Trên thực tế, đúng như ông Giàu báo cáo Thường vụ Quốc hội, mức lãi suất trên đặc biệt không phù hợp với tình hình huy động vốn của tổ chức tín dụng trong bối cảnh thiếu tiền đồng. Nhiều ngân hàng đã cho vay với mức lãi suất rất cao, thậm chí có nhiều hợp đồng cho vay đã quá 250% lãi suất cơ bản được công bố.
Bà Lê Thị Nga, Phó chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội nói rằng, việc đặt ra quy định về mức khống chế lãi suất trên nhằm thực hiện tư tưởng cấm cho vay nặng lãi nhưng nếu thực hiện quy định này, thì hiện nay, rất nhiều tổ chức tín dụng đã vi phạm và nếu có các tranh chấp xảy ra, các bên liên quan phải ra toà án giải quyết thì phần bất lợi sẽ thuộc về các ngân hàng.
Dường như đã cảm thấy rất rõ nguy cơ này, trong tờ trình của Ngân hàng Nhà nước có một kiến nghị rất lạ là đề nghị cho sửa quy định tại khoản 1, điều 476 của bộ luật Dân sự theo hướng, lãi suất cho vay không được vượt quá 300% lãi suất trái phiếu kho bạc thấp nhất của lần phát hành cuối cùng trước thời điểm cho vay.
Và đặc biệt, Ngân hàng Nhà nước đề nghị cho hồi tố quy định này, để thực hiện với các hợp đồng vay kể từ 1/1/2006 (ngày bộ luật Dân sự có hiệu lực) đến ngày luật sửa đổi, bổ sung bộ luật dân sự có hiệu lực.
Nhưng “ý tứ” hồi tố trên của Ngân hàng Nhà nước nhằm tránh những bất lợi cho các ngân hàng thương mại, các tổ chức tín dụng, đã bị Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật của Quốc hội Nguyễn Văn Thuận bác lại.
Theo đó, điều 76, Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật đã nêu rõ là “không được quy định hiệu lực trở về trước đối với những trường hợp quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn”. Trong các giao dịch dân sự thì việc quy định trách nhiệm pháp lý cho một bên nhẹ hơn (trong trường hợp này là các tổ chức tín dụng) cũng đồng nghĩa quy định trách nhiệm cho bên kia (là người dân, tổ chức đi vay) nặng hơn và thiệt thòi hơn…
Do đó, nhiều ủy viên của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng không tán thành đề nghị của Ngân hàng Nhà nước.
Cũng có nhiều ý kiến không tán đồng đề nghị của Ngân hàng Nhà nước nâng mức khống chế về lãi suất cho vay không quá 300% mà chỉ dừng ở mức 200% hoặc 250% vì nếu để 300% thì không còn có ý nghĩa gì về việc cấm cho vay nặng lãi.
Hơn nữa, mức lãi suất để cao như vậy cũng tạo cơ sở cho các tổ chức tín dụng có thể nâng lãi suất lên quá cao. Ví dụ như lãi suất cơ bản là 8%/năm mà gấp ba lần thì rất khó có doanh nghiệp, cá nhân nào vay tiền kinh doanh đạt mức lợi nhuận như vậy. Cả đề xuất về việc bỏ lãi suất cơ bản để tính theo lãi suất trái phiếu kho bạc cũng không nhận được nhiều ý kiến đồng tình.
Nguyên Tổng giám đốc Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Vũ Viết Ngoạn - nay là Phó chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội - nhận xét là nếu tính theo lãi suất kho bạc thì rất không phù hợp vì trái phiếu kho bạc có khi vài năm mới có một đợt và lãi suất tính theo năm không phù hợp để áp dụng cho các khoản vay dân sự thường chỉ vài tháng. Trong khi đó, mức lãi suất của trái phiếu kho bạc, theo như Thống đốc Nguyễn Văn Giàu nói, cũng rất biến động.
Hầu hết các đề nghị của Ngân hàng Nhà nước đều tỏ ra không thuyết phục và sẽ càng khó khăn khi trình ra Quốc hội trong kỳ họp vào tháng 5 tới. Do đó, các tổ chức tín dụng đã cho vay những khoản vay với lãi suất “cắt cổ” mà nhiều doanh nghiệp phải nghiến răng chấp nhận trong thời gian qua có thể sẽ gặp nhiều rắc rối.