“Có thể thị trường đã khiến ông Putin do dự”
“Ông Putin đã áp dụng cách tiếp cận của thế kỷ thứ 19 đối với xung đột, và thị trường phản ứng theo cách của thế kỷ thứ 21"
Thị trường chứng khoán toàn cầu đã hồi phục mạnh trong phiên giao dịch hôm qua (4/3), một ngày sau khi sụt giảm chóng mặt vì lo ngại bất ổn leo thang ở Ukraine.
Theo giới phân tích, có thể, chính phản ứng tiêu cực ban đầu của giới đầu tư là một nguyên nhân khiến Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra những tuyên bố mang tính chất “xuống thang”.
Khi được hỏi liệu thị trường hay Chính phủ Mỹ có ảnh hưởng nhiều hơn trong các quyết định của Nga ở Ukraine, ông Hans Olsen, đến từ công ty quản lý quỹ Barcalys Wealth and Investment Management, nói: “Tôi cho rằng, đó là thị trường”.
Hôm qua (4/3), Tổng thống Putin đã có những phát biểu công khai đầu tiên kể từ khi ông Viktor Yanukovych bị phế truất.
Trong cuộc họp báo này, ông Putin tuyên bố, Nga không muốn phải dùng tới vũ lực tại Ukraine - một dấu hiệu cho thấy Moscow đã “xuống thang” và cuộc khủng hoảng ở Ukraine trước mắt sẽ không có thêm những diễn biến căng thẳng. Ông Putin cũng nói rằng, quân Nga hiện không thực hiện các chiến dịch ở Crimea, nhưng coi việc ông Yanukovych bị lật đổ là một cuộc đảo chính bất hợp pháp.
Hưởng ứng các tuyên bố trên của người đứng đầu điện Kremlin, thị trường chứng khoán thế giới đồng loạt chuyển sắc xanh. Trong đó, chỉ số S&P 500 của thị trường Mỹ tăng 1,5% lên mức kỷ lục. Chỉ số Europe Stoxx 600 của thị trường châu Âu tăng 2,1%, chỉ số Micex của thị trường Nga tăng 5,3%. Trái lại, giá vàng và giá dầu nhiên liệu đồng loạt đi xuống.
Những diễn biến của thị trường tài chính toàn cầu hôm qua trái ngược hoàn toàn với những diễn biến trước đó một ngày, thời điểm mà căng thẳng ở Ukraine đang ở đỉnh điểm.
“Ông Putin đã áp dụng cách tiếp cận của thế kỷ thứ 19 đối với xung đột, và thị trường phản ứng theo cách của thế kỷ thứ 21. Phản ứng này đã khiến ông Putin phải xem xét lại”, ông Olsen phát biểu trong chương trình “Squawk Box” của CNBC.
Nhà quản lý quỹ này nói thêm rằng, đây vẫn là thời kỳ đầu của cuộc khủng hoảng ở Ukraine, và các nhà đầu tư không nên quá lạc quan vào việc giải pháp đã nhanh chóng được tìm ra. “Chúng ta thực sự không biết khi nào mọi chuyện sẽ dừng lại hoặc là không”, ông Olsen nói.
Với quan điểm khác, chiến lược gia đầu tư Michael Ryal đến từ ngân hàng UBS thì tin rằng, các lợi ích của Nga ở Ukraine có thể không vượt quá vùng Crimea. “Tất cả chỉ nằm ở cảng nước ấm. Nga chỉ muốn đảm bảo rằng hạm đội Biển Đen của họ tiếp cận được với đại dương mở”, ông Ryal nói.
“Tôi không cho rằng đây sẽ là vấn đề gây sức ép mạnh đối với các thị trường”, ông Ryan nhận định.
Theo ông Ryan, vấn đề Ukraine vẫn sẽ thu hút sự chú ý của thị trường và truyền thông, cũng như làm gia tăng độ bất ổn của thị trường, “nhưng tôi không nghĩ là cuộc khủng hoảng này sẽ cản trở sự phục hồi kinh tế ở Mỹ hay châu Âu”.
Quan điểm của nhà quản lý quỹ này là, hướng đi của nền kinh tế Mỹ là “câu chuyện quan trọng hơn” khi nói tới ảnh hưởng đối với thị trường.
Theo giới phân tích, có thể, chính phản ứng tiêu cực ban đầu của giới đầu tư là một nguyên nhân khiến Tổng thống Nga Vladimir Putin đưa ra những tuyên bố mang tính chất “xuống thang”.
Khi được hỏi liệu thị trường hay Chính phủ Mỹ có ảnh hưởng nhiều hơn trong các quyết định của Nga ở Ukraine, ông Hans Olsen, đến từ công ty quản lý quỹ Barcalys Wealth and Investment Management, nói: “Tôi cho rằng, đó là thị trường”.
Hôm qua (4/3), Tổng thống Putin đã có những phát biểu công khai đầu tiên kể từ khi ông Viktor Yanukovych bị phế truất.
Trong cuộc họp báo này, ông Putin tuyên bố, Nga không muốn phải dùng tới vũ lực tại Ukraine - một dấu hiệu cho thấy Moscow đã “xuống thang” và cuộc khủng hoảng ở Ukraine trước mắt sẽ không có thêm những diễn biến căng thẳng. Ông Putin cũng nói rằng, quân Nga hiện không thực hiện các chiến dịch ở Crimea, nhưng coi việc ông Yanukovych bị lật đổ là một cuộc đảo chính bất hợp pháp.
Hưởng ứng các tuyên bố trên của người đứng đầu điện Kremlin, thị trường chứng khoán thế giới đồng loạt chuyển sắc xanh. Trong đó, chỉ số S&P 500 của thị trường Mỹ tăng 1,5% lên mức kỷ lục. Chỉ số Europe Stoxx 600 của thị trường châu Âu tăng 2,1%, chỉ số Micex của thị trường Nga tăng 5,3%. Trái lại, giá vàng và giá dầu nhiên liệu đồng loạt đi xuống.
Những diễn biến của thị trường tài chính toàn cầu hôm qua trái ngược hoàn toàn với những diễn biến trước đó một ngày, thời điểm mà căng thẳng ở Ukraine đang ở đỉnh điểm.
“Ông Putin đã áp dụng cách tiếp cận của thế kỷ thứ 19 đối với xung đột, và thị trường phản ứng theo cách của thế kỷ thứ 21. Phản ứng này đã khiến ông Putin phải xem xét lại”, ông Olsen phát biểu trong chương trình “Squawk Box” của CNBC.
Nhà quản lý quỹ này nói thêm rằng, đây vẫn là thời kỳ đầu của cuộc khủng hoảng ở Ukraine, và các nhà đầu tư không nên quá lạc quan vào việc giải pháp đã nhanh chóng được tìm ra. “Chúng ta thực sự không biết khi nào mọi chuyện sẽ dừng lại hoặc là không”, ông Olsen nói.
Với quan điểm khác, chiến lược gia đầu tư Michael Ryal đến từ ngân hàng UBS thì tin rằng, các lợi ích của Nga ở Ukraine có thể không vượt quá vùng Crimea. “Tất cả chỉ nằm ở cảng nước ấm. Nga chỉ muốn đảm bảo rằng hạm đội Biển Đen của họ tiếp cận được với đại dương mở”, ông Ryal nói.
“Tôi không cho rằng đây sẽ là vấn đề gây sức ép mạnh đối với các thị trường”, ông Ryan nhận định.
Theo ông Ryan, vấn đề Ukraine vẫn sẽ thu hút sự chú ý của thị trường và truyền thông, cũng như làm gia tăng độ bất ổn của thị trường, “nhưng tôi không nghĩ là cuộc khủng hoảng này sẽ cản trở sự phục hồi kinh tế ở Mỹ hay châu Âu”.
Quan điểm của nhà quản lý quỹ này là, hướng đi của nền kinh tế Mỹ là “câu chuyện quan trọng hơn” khi nói tới ảnh hưởng đối với thị trường.