“Con đường 4G” tại Việt Nam có dễ đi?
"Con đường 4G" tại Việt Nam đã bắt đầu được khởi động...
Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (VNPT) và tập đoàn viễn thông Alltech Telecom (Nga) vừa ký kết thoả thuận thành lập liên doanh RusViet Telecom, để cung cấp dịch vụ Internet băng rộng trên nền tảng công nghệ 4G/LTE tại Việt Nam.
Trước đó, đầu tháng 10, VNPT cũng đã cho lắp đặt trạm BTS công nghệ LTE (Long Term Evolution), tại Nhà Internet, Lô 2A, Làng Quốc tế Thăng Long (Cầu Giấy, Hà Nội), để thử nghiệm cung cấp dịch vụ vô tuyến băng rộng công nghệ 4G/LTE.
"Con đường 4G" tại Việt Nam như vậy đã bắt đầu được khởi động...
4G, xu hướng tất yếu
Công nghệ 4G/ LTE có nhiều điểm vượt trội hơn 3G. Tốc độ tải xuống đạt đến 100 Mbps, tải lên đạt 50 Mbps với băng thông 20 MHz. Tốc độ truyền dữ liệu tối đa của LTE có thể đạt tới 250 Mbps. 4G hoạt động tối ưu với tốc độ di chuyển của thuê bao là 0 - 15 km/h, chạy tốt ở khoảng 15 - 120 km/h và duy trì được hoạt động ở 120 - 350 km/h (thậm chí 500 km/h tùy băng tần).
Với ưu thế trên, nhiều doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin đã "đón đầu". Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, đến nay, Bộ đã cấp giấy phép thử nghiệm 4G/LTE trong một năm cho 5 đơn vị, gồm VNPT, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom), Tập đoàn Công nghệ CMC và Tổng công ty Truyền thông Đa phương tiện (VTC).
Mặc dù nhiều người cho rằng, ngay khi mà công nghệ 3G vẫn chưa thực phát triển, thì việc các công ty xin cấp giấy phép thử nghiệm 4G chỉ là để "nhận chỗ". Tuy nhiên, sau khi có giấy phép, VNPT đã bắt tay ngay vào việc hợp tác với Alltech Telecom để thành lập liên doanh RusViet Telecom khởi động "con đường 4G"
Theo bản ký kết hợp tác, liên doanh RusViet Telecom sẽ có số vốn pháp định là 1.600 tỷ đồng, trong đó VNPT chiếm 51% cổ phần. VNPT sẽ sử dụng công nghệ, hạ tầng kỹ thuật của Alltech Telecom.
VNPT cho biết, giai đoạn 1, dự án thử nghiệm cung cấp dịch vụ vô tuyến băng rộng công nghệ LTE sẽ phủ sóng tại khu vực Hà Nội. Tốc độ truy cập Internet lên đến 60 Mbps. Dịch vụ truy cập Internet vô tuyến LTE sẽ cung cấp các ứng dụng đòi hỏi băng thông lớn như video, HDTV, giải trí trực tuyến... Sau giai đoạn 1, VNPT sẽ mở rộng thử nghiệm 4G ra Tp.HCM và một số thành phố khác.
Trong khi đó, với FPT Telecom, CMC, VTC, 4G không chỉ là xu hướng công nghệ mà còn được các doanh nghiệp này coi như là một "tấm giấy thông hành" để trở thành nhà cung cấp dịch vụ băng thông rộng thực sự trên thị trường viễn thông - mảnh đất màu mỡ mà hai "đại gia" VNPT và Viettel đang nắm giữ.
Thách thức lớn
Nhưng, hẳn hiện tại, các doanh nghiệp được cấp phép 3G vẫn "chưa yên lòng và còn đau đầu" với bài toán kinh doanh hiệu quả từ 3G. Để có được giấy phép 3G, các nhà mạng này đã cam kết với tổng số tiền đầu tư triển khai trong ba năm đầu lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo đánh giá từ một số chuyên gia viễn thông, hiện nguồn thu từ 3G của các nhà mạng chỉ chiếm khoảng từ 2 - 3%, còn lại từ các dịch vụ truyền thống là gọi và tin nhắn. Thực tế cho thấy, đã hơn một năm "ra đời" nhưng các dịch vụ trên nền tảng công nghệ 3G vẫn còn xa xỉ và chưa thực sự trở thành xu hướng tiêu dùng.
Nhiều dịch vụ như Mobile TV, Mobile Camera, Video Call vẫn còn èo uột; chỉ có dịch vụ truy cập Internet từ điện thoại di động và qua máy tính từ 3G có ưu thế hơn trong nhu cầu sử dụng và xu hướng tiêu dùng, nhưng số người dùng và tần suất sử dụng vẫn rất hạn chế, do giá cước vẫn còn đắt và tốc độ đường truyền còn chậm.
"Xây dựng 3G đều dựa trên hai tiêu chí cơ bản là nhu cầu sử dụng và khả năng chi trả của khách hàng. Đây cũng chính là khó khăn của các mạng triển khai 3G hiện nay. Chúng tôi dự tính sẽ mất khoảng 7 năm thì mới thu hồi lại nguồn vốn đã đầu tư vào 3G", ông Lâm Hoàng Vinh, Giám đốc VinaPhone nói.
Số vốn đầu tư vào 4G cũng tốn kém chẳng khác gì so với 3G, thậm chí còn hơn. Theo phân tích của công ty nghiên cứu thị trường Gartner, để triển khai trọn vẹn một mạng 4G, một số nhà cung cấp dịch vụ di động sẽ phải lắp đặt khoảng 10.000 trạm gốc. Chi phí cho mỗi trạm gốc như thế có thể lên đến hàng trăm ngàn USD.
Khi hợp tác với VNPT để lập liên doanh RusViet Telecom cho triển khai 4G, ông Evgeny Roytman, Chủ tịch tập đoàn Alltech Telecom cho biết, vốn đầu tư cho giai đoạn thử nghiệm sẽ vào khoảng 5 triệu USD và số vốn đầu tư có thể lên tới 500 triệu USD khi dự án hoàn thành.
Liên doanh này đặt ra hy vọng là trong vòng từ 5 - 7 năm sẽ đạt được mục tiêu về tỷ suất hoàn vốn nội bộ.
Tuy nhiên, một số chuyên gia trong ngành viễn thông và công nghệ thông tin nhìn nhận, "con đường 4G" ở Việt Nam có thành công hay không vẫn còn còn là một dấu hỏi rất lớn, khi mà bài toán 3G vẫn chưa có lời giải thực sự.
Trước đó, đầu tháng 10, VNPT cũng đã cho lắp đặt trạm BTS công nghệ LTE (Long Term Evolution), tại Nhà Internet, Lô 2A, Làng Quốc tế Thăng Long (Cầu Giấy, Hà Nội), để thử nghiệm cung cấp dịch vụ vô tuyến băng rộng công nghệ 4G/LTE.
"Con đường 4G" tại Việt Nam như vậy đã bắt đầu được khởi động...
4G, xu hướng tất yếu
Công nghệ 4G/ LTE có nhiều điểm vượt trội hơn 3G. Tốc độ tải xuống đạt đến 100 Mbps, tải lên đạt 50 Mbps với băng thông 20 MHz. Tốc độ truyền dữ liệu tối đa của LTE có thể đạt tới 250 Mbps. 4G hoạt động tối ưu với tốc độ di chuyển của thuê bao là 0 - 15 km/h, chạy tốt ở khoảng 15 - 120 km/h và duy trì được hoạt động ở 120 - 350 km/h (thậm chí 500 km/h tùy băng tần).
Với ưu thế trên, nhiều doanh nghiệp viễn thông, công nghệ thông tin đã "đón đầu". Theo Bộ Thông tin và Truyền thông, đến nay, Bộ đã cấp giấy phép thử nghiệm 4G/LTE trong một năm cho 5 đơn vị, gồm VNPT, Tập đoàn Viễn thông Quân đội (Viettel), Công ty Cổ phần Viễn thông FPT (FPT Telecom), Tập đoàn Công nghệ CMC và Tổng công ty Truyền thông Đa phương tiện (VTC).
Mặc dù nhiều người cho rằng, ngay khi mà công nghệ 3G vẫn chưa thực phát triển, thì việc các công ty xin cấp giấy phép thử nghiệm 4G chỉ là để "nhận chỗ". Tuy nhiên, sau khi có giấy phép, VNPT đã bắt tay ngay vào việc hợp tác với Alltech Telecom để thành lập liên doanh RusViet Telecom khởi động "con đường 4G"
Theo bản ký kết hợp tác, liên doanh RusViet Telecom sẽ có số vốn pháp định là 1.600 tỷ đồng, trong đó VNPT chiếm 51% cổ phần. VNPT sẽ sử dụng công nghệ, hạ tầng kỹ thuật của Alltech Telecom.
VNPT cho biết, giai đoạn 1, dự án thử nghiệm cung cấp dịch vụ vô tuyến băng rộng công nghệ LTE sẽ phủ sóng tại khu vực Hà Nội. Tốc độ truy cập Internet lên đến 60 Mbps. Dịch vụ truy cập Internet vô tuyến LTE sẽ cung cấp các ứng dụng đòi hỏi băng thông lớn như video, HDTV, giải trí trực tuyến... Sau giai đoạn 1, VNPT sẽ mở rộng thử nghiệm 4G ra Tp.HCM và một số thành phố khác.
Trong khi đó, với FPT Telecom, CMC, VTC, 4G không chỉ là xu hướng công nghệ mà còn được các doanh nghiệp này coi như là một "tấm giấy thông hành" để trở thành nhà cung cấp dịch vụ băng thông rộng thực sự trên thị trường viễn thông - mảnh đất màu mỡ mà hai "đại gia" VNPT và Viettel đang nắm giữ.
Thách thức lớn
Nhưng, hẳn hiện tại, các doanh nghiệp được cấp phép 3G vẫn "chưa yên lòng và còn đau đầu" với bài toán kinh doanh hiệu quả từ 3G. Để có được giấy phép 3G, các nhà mạng này đã cam kết với tổng số tiền đầu tư triển khai trong ba năm đầu lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng.
Tuy nhiên, theo đánh giá từ một số chuyên gia viễn thông, hiện nguồn thu từ 3G của các nhà mạng chỉ chiếm khoảng từ 2 - 3%, còn lại từ các dịch vụ truyền thống là gọi và tin nhắn. Thực tế cho thấy, đã hơn một năm "ra đời" nhưng các dịch vụ trên nền tảng công nghệ 3G vẫn còn xa xỉ và chưa thực sự trở thành xu hướng tiêu dùng.
Nhiều dịch vụ như Mobile TV, Mobile Camera, Video Call vẫn còn èo uột; chỉ có dịch vụ truy cập Internet từ điện thoại di động và qua máy tính từ 3G có ưu thế hơn trong nhu cầu sử dụng và xu hướng tiêu dùng, nhưng số người dùng và tần suất sử dụng vẫn rất hạn chế, do giá cước vẫn còn đắt và tốc độ đường truyền còn chậm.
"Xây dựng 3G đều dựa trên hai tiêu chí cơ bản là nhu cầu sử dụng và khả năng chi trả của khách hàng. Đây cũng chính là khó khăn của các mạng triển khai 3G hiện nay. Chúng tôi dự tính sẽ mất khoảng 7 năm thì mới thu hồi lại nguồn vốn đã đầu tư vào 3G", ông Lâm Hoàng Vinh, Giám đốc VinaPhone nói.
Số vốn đầu tư vào 4G cũng tốn kém chẳng khác gì so với 3G, thậm chí còn hơn. Theo phân tích của công ty nghiên cứu thị trường Gartner, để triển khai trọn vẹn một mạng 4G, một số nhà cung cấp dịch vụ di động sẽ phải lắp đặt khoảng 10.000 trạm gốc. Chi phí cho mỗi trạm gốc như thế có thể lên đến hàng trăm ngàn USD.
Khi hợp tác với VNPT để lập liên doanh RusViet Telecom cho triển khai 4G, ông Evgeny Roytman, Chủ tịch tập đoàn Alltech Telecom cho biết, vốn đầu tư cho giai đoạn thử nghiệm sẽ vào khoảng 5 triệu USD và số vốn đầu tư có thể lên tới 500 triệu USD khi dự án hoàn thành.
Liên doanh này đặt ra hy vọng là trong vòng từ 5 - 7 năm sẽ đạt được mục tiêu về tỷ suất hoàn vốn nội bộ.
Tuy nhiên, một số chuyên gia trong ngành viễn thông và công nghệ thông tin nhìn nhận, "con đường 4G" ở Việt Nam có thành công hay không vẫn còn còn là một dấu hỏi rất lớn, khi mà bài toán 3G vẫn chưa có lời giải thực sự.