Công ty riêng và mẹ Tổng giám đốc đăng ký mua gần 48 triệu cổ phiếu GEX
Hiện, bà Lơ đang sở hữu 15 triệu đơn vị GEX, tương đương 3,072% vốn điều lệ của công ty...
Công ty TNHH MTV Đầu tư GEX thông báo giao dịch cổ phiếu của tổ chức có liên quan đến người nội bộ Tổng Công ty Cổ phần Thiết bị điện Việt Nam (mã GEX-HOSE).
Theo đó, Đầu tư GEX, do bà Đào Thị Lơ - giám đốc và là mẹ của ông Nguyễn Văn Tuấn – Tổng giám đốc, thành viên HĐQT của GEX đăng ký mua 38,97 triệu cổ phiếu nhằm thực hiện quyền mua cổ phiếu trong đợt phát hành cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.
Hiện, Công ty TNHH MTV Đầu tư GEX đang nắm giữ gần 65 triệu cổ phần GEX, tương đương 13,303% vốn. Nếu thành công, số cổ phiếu sẽ nắm giữ sau giao dịch tăng lên 103,92 triệu cổ phiếu, chiếm 13,303% vốn tại GEX.
Bên cạnh đó, cá nhân bà Đào Thị Lơ, mẹ ông Nguyễn Văn Tuấn cũng đăng ký mua 9 triệu cổ phiếu GEX trong đợt chào bán giá ưu đãi 12.000 đồng/cổ phiếu, thời gian thực hiện từ ngày 28/6 đến 5/7/2021. Giá trị giao dịch ước tính khoảng 108 tỷ đồng. Hiện, bà Lơ đang sở hữu 15 triệu đơn vị GEX, tương đương 3,072% vốn điều lệ của Công ty.
Được biết, đây là đợt chào bán 293 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, nhằm huy động 3.500 tỷ đồng của GEX trong năm 2021. Tỷ lệ phát hành 10:6, tương ứng cổ đông sở hữu 1 cổ phiếu được nhận 1 quyền mua, cứ 10 quyền mua sẽ được mua 6 cổ phiếu mới. Danh sách cổ đông sẽ được chốt vào ngày 4/6/2021. Giá chào bán 12.000 đồng/cổ phiếu, thấp hơn 1/2 so với thị giá hiện tại là 22.450 đồng/cổ phiếu (chốt phiên ngày 23/6). Sau chào bán, Gelex dự kiến tăng vốn điều lệ thêm gần 60%, từ hơn 4.882 tỷ đồng lên hơn 7.800 tỷ đồng.
Trước đó, ông Nguyễn Văn Tuấn đã mua 30 triệu cổ phiếu theo phương thức thoả thuận và khớp lệnh, từ ngày 28/5-2/6, qua đó, nâng tổng số cổ phiếu nắm giữ lên 86,5 triệu cổ phiếu, chiếm 17,7% và nhóm cổ đông liên quan đến ông Tuấn hiện đang sở hữu 166,45 triệu cổ phiếu, chiếm 34,09% vốn điều lệ đang lưu hành.
Đại hội đồng cổ đông công ty mới đây cũng đã thông qua việc ông Tuấn và người liên quan được giao dịch vượt quá 35% không phải báo cáo, theo ban lãnh đạo đây là điều phù hợp quy định; về phía CEO mong muốn đầu tư dài hạn vào Công ty.
Năm 2021, GEX thông qua kế hoạch lợi nhuận với doanh thu đạt 28,5 nghìn tỷ đồng, tăng 59% so với cùng kỳ và lợi nhuận trước thuế là 1,28 nghìn tỷ đồng, tăng 8% so với cùng kỳ và theo nhận định từ VCSC thì kế hoạch này là thận trọng - thấp hơn 15% so với dự báo của VCSC.
Bên cạnh đó, VCSC lưu ý rằng kế hoạch này tương ứng lợi nhuận từ đánh giá lại tài sản không đáng kể từ việc hợp nhất VGC và VCSC nhận thấy khả năng điều chỉnh giảm đối với dự báo lợi nhuận sau thuế điều chỉnh của chúng tôi là 2,1 nghìn tỷ đồng (bao gồm lợi nhuận từ đánh giá lại ước tính là 1,0 nghìn tỷ đồng).
Đồng thời, GEX công bố lợi nhuận trước thuế sơ bộ 6 tháng đầu năm 2021 đạt 891 tỷ đồng, tăng 68% so với cùng kỳ, đạt 59% dự báo cả năm và phù hợp kỳ vọng của chúng tôi và ban lãnh đạo giải thích lợi nhuận tăng trưởng mạnh là do hợp nhất VGC.
Ngoài ra, ĐHCĐ đã thông qua việc chia cổ tức bằng cổ phiếu năm 2020 là 9% mệnh giá (dựa trên số cổ phiếu sau khi tăng vốn; sẽ thực hiện trong quý 3-quý 4/2021) đồng thời đề xuất mức cổ tức năm 2021 là 10% mệnh giá, tuy nhiên công ty không cho biết đây sẽ là cổ tức tiền mặt hay cổ phiếu.
Về hoạt động M&A, GEX sẽ mua thêm cổ phần tại CTCP Đầu tư Khu công nghiệp Dầu khí Long Sơn (mã PXL-UPCoM) có vốn hóa thị trường là khoảng 800 tỷ đồng) để nắm quyền chi phối. Ngoài ra, GEX muốn tiến hành IPO cho các công ty con của GEX dựa trên giả định rằng GEX vẫn có quyền kiểm soát.