Đại dự án sắt Thạch Khê đang kẹt vốn

Anh Minh
Chia sẻ

Nhiều cổ đông của Công ty Cổ phần Sắt Thạch Khê “quên” nghĩa vụ góp vốn

Mỏ Thạch Khê được xem là mỏ sắt lớn nhất khu vực Đông Nam Á, được phát hiện từ năm 1960, với trữ lượng khoảng 544 triệu tấn.
Mỏ Thạch Khê được xem là mỏ sắt lớn nhất khu vực Đông Nam Á, được phát hiện từ năm 1960, với trữ lượng khoảng 544 triệu tấn.
Sáng nay (13/4), Bộ Công Thương đã chủ trì cuộc họp đặc biệt về việc tái cơ cấu tỷ lệ góp vốn của Công ty Cổ phần Sắt Thạch Khê (TIC), chủ đầu tư của đại dự án khai thác mỏ sắt Thạch Khê tại Hà Tĩnh.

Lý do của cuộc họp này là nhiều cổ đông của TIC đã không thực hiện việc góp vốn theo lộ trình đã cam kết, khiến tiến độ thực hiện dự án bị đe dọa.

TIC ra đời cách đây gần 4 năm, với vốn điều lệ 2.400 tỷ đồng. Mục tiêu của công ty là đầu tư khai thác mỏ sắt Thạch Khê để cung cấp quặng sắt trước hết cho nhu cầu luyện thép ở trong nước và dành một phần xuất khẩu, sau đó sẽ đầu tư xây dựng và vận hành nhà máy luyện phôi thép, với công suất ban đầu 2 triệu tấn/năm và tiếp tục mở rộng khi có điều kiện thuận lợi.

TIC có 9 cổ đông chính, gồm Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (chiếm 30%); Tổng công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh (24%), Tổng công ty Thép Việt Nam (20%); Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam (4%), Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (5%), Tổng công ty Sông Đà (5%), Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (5%), Công ty TNHH Sản xuất - Xuất nhập khẩu Bình Minh (4%) và Công ty Cổ phần Khoáng sản và Luyện kim Thăng Long (3%).

Đáng chú ý là trong số này, ngoài Tập đoàn Công nghiệp Tàu thủy Việt Nam (Vinashin) gặp khủng hoảng và không thể góp vốn, một số cổ đông khác cũng “quên” nghĩa vụ của mình.

Trong năm 2010, các cổ đông đã không đóng góp 1.300 tỷ đồng vốn góp theo cam kết, mà chỉ góp được 221,5 tỷ đồng còn thiếu của năm 2009 để thực hiện dự án.

Trong khi đó, cuối năm 2010, TIC đã ký hợp đồng lập thiết kế kỹ thuật và dự toán dự án khai thác và tuyển quặng mỏ sắt Thạch Khê với liên danh các nhà thầu, gồm Công ty Cổ phần Tư vấn đầu tư mỏ và công nghiệp - TKV (VIMCC), Viện Khoa học và Công nghệ mỏ luyện kim (VIMLUKI) và Viện Mỏ VIOGEM (Nga) với tổng giá trị hợp đồng xấp xỉ 63 tỷ đồng.

Tuy nhiên, theo ông Hồ Đức Bình, Tổng giám đốc TIC, thì việc các cổ đông không góp vốn đúng cam kết đang ảnh hưởng nghiêm trọng đến kế hoạch hoạt động của công ty này.

Hội đồng Quản trị TIC đã họp ngày 28/11/2010, thống nhất giao Chủ tịch Hội đồng Quản trị hoặc Tổng giám giám đốc làm văn bản trình Bộ công thương và Thủ tướng chính phủ xin ý kiến chỉ đạo về việc tái cơ cấu cổ đông của Công ty theo qui định hiện hành.

Trao đổi với VnEconomy ngay sau cuộc họp của Bộ Công Thương, ông Bình cho biết việc các cổ đông không thực hiện nghĩa vụ đóng góp vốn và góp không đầy đủ đã dẫn đến việc công ty không có vốn để hoạt động, và cũng không thể vay được vốn ngân hàng.

Đồng thời, việc triển khai kéo dài cũng làm cho số nợ của công ty tăng lên, và công ty cũng “khó ăn khó nói” với tỉnh Hà Tĩnh một khi triển khai dự án không đúng tiến độ.

Vẫn theo ông Bình, Hội đồng Quản trị TIC sẽ họp bất thường và dự kiến sẽ ra hạn cuối cùng là ngày 30/5 tới để các cổ đông góp vốn theo cam kết, nếu cổ đông không đóng góp thì sẽ tiến hành cơ cấu lại vốn theo hướng ưu tiên cho các cổ đông hiện hữu được tăng vốn, hoặc kêu gọi thêm vốn góp từ các cổ đông mới.

Tuy nhiên, TIC và tỉnh Hà Tĩnh vẫn quyết tâm tháo gỡ các khó khăn vướng mắc để thúc đẩy dự án theo kế hoạch. “Chúng tôi đã đầu tư tổng cộng 700 tỷ đồng vào dự án này, nên giờ đây không thể dừng lại được”, ông Bình nói.

Mỏ Thạch Khê được xem là mỏ sắt lớn nhất khu vực Đông Nam Á, được phát hiện từ năm 1960, với trữ lượng khoảng 544 triệu tấn. Mỏ nằm cách thành phố Hà Tĩnh khoảng 8 km về phía Đông Bắc, cách bờ biển Đông 1,6 km và cách cảng Vũng Áng 66 km. Theo đánh giá, tổng sản lượng quặng khai thác từ mỏ Thạch Khê có thể đạt mức 370 - 400 triệu tấn. Thời gian đầu có thể khai thác 10 - 15 triệu tấn/năm và tăng lên trong những năm tiếp theo.

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con