Đồ gỗ Việt “ngán” thuế Nga?
Thời gian qua, doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam gần như bỏ lửng Nga, dù đây là một thị trường nhiều tiềm năng
Thời gian
qua, doanh nghiệp đồ gỗ Việt Nam gần như bỏ lửng Nga, dù đây là một thị trường nhiều tiềm năng.
Theo số liệu từ HAWA, trong 5 tháng đầu năm 2008, Việt Nam mới chỉ xuất 733 triệu USD hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường Nga; hơn 2,1 triệu USD đối với mặt hàng đồ gỗ trong 7 tháng đầu 2008.
Cũng trong 7 tháng 2008, lượng gỗ nguyên liệu từ Nga nhập vào Việt Nam cũng mới có 717.342 USD, so với 1 tỷ USD gỗ nguyên liệu mà Việt Nam nhập vào năm 2007 thì số lượng gỗ nhập từ Nga chiếm tỷ lệ lượng rất nhỏ.
Theo như lý giải của ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó chủ tịch Hội Chế biến gỗ và thủ công mỹ nghệ Tp.HCM (HAWA), kết quả kim ngạch giao thương mặt hàng gỗ giữa Việt-Nga còn rất thấp là vì “ngán” mức thuế mà thị trường này áp cho hàng đồ gỗ bên ngoài nhập vào.
Hiện tại, Nga tính thuế dựa trên trọng lượng hàng, thuế nhập khẩu 1.300 Euro/tấn, thuế VAT 18% tính trên giá trị tối thiểu 5.000 USD/tấn. "Không phải các doanh nghiệp Việt Nam không biết đến thị trường Nga, nhưng họ cứ khiêng container lên cân rồi tính tiền thì không doanh nghiệp nào chịu nổi!", ông Huỳnh Quang Thanh, Tổng giám đốc Công ty Gỗ Hiệp Long nói.
Do thuế nhập khẩu cao nên giá cả bán lẻ đồ gỗ tại Nga so với giá FOB gấp trên 5 lần cao hơn các nước ở các khu vực khác. Tại các nước Đông Âu chênh lệch giá cũng ở khoảng 3,5 lần, các nước Tây Âu là 4 lần.
Tuy nhiên, theo như ý kiến ông Plyshevskiy Michail, Chủ tịch Hiệp hội Đồ gỗ vùng Sverlopsk (Nga) cho rằng, để có được những mối hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp hai nước cần thống nhất với nhau trong phương thức sản xuất. Nga chỉ áp thuế suất cao đối với hàng thành phẩm, nhưng sản phẩm bán thành phẩm lại được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu và thuế VAT được tính theo giá trị hoá đơn.
Do đó, yêu cầu hàng hóa phải sản xuất dưới dạng tháo ráp. Mọi công đoạn sản xuất thực hiện tại Việt Nam và các doanh nghiệp bên Nga sẽ đảm nhiệm việc lắp ráp thành phẩm. Hơn 700.000 người Việt Nam sống tại Nga sẽ là cầu nối tốt nhất cho các doanh nghiệp muốn thâm nhập sâu vào thị trường này.
Hiện, dân số Nga khoảng 142 triệu dân, GDP bình quân đầu người đạt khoảng 9.075 USD/năm. Nga được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ đô thị hoá và phát triển nhà cửa cao trong khu vực các nước Đông Âu. Hàng năm, mặt hàng đồ gỗ nhập khẩu chiếm 43% trên tổng nhu cầu tiêu dùng của người dân Nga.
Dù rằng mức chi tiêu dùng cho hàng đồ gỗ bình quân của người Nga kém xa các nước Tây Âu, tổng mức tiêu dùng đồ gỗ của Nga chỉ mới chiếm 0,61% trên tổng lượng đồ gỗ xuất khẩu của thế giới, song tổng mức tiêu dùng đồ gỗ của thị trường này đạt hơn 4,5 tỉ USD trong năm 2007, dự kiến năm 2008 tăng thêm 14,6%.
* Trong các ngày từ 1-5/12, 16 doanh nghiệp là những đơn vị kinh doanh, sản xuất và phân phối đồ gỗ của Nga đã đến làm việc tại Tp.HCM với hi vọng tìm kiếm những đối tác kinh doanh cũng như cơ hội đầu tư với doanh nghiệp Việt Nam. Đoàn do Cục Xúc tiến thương mại Việt Nam (Vietrade) phối hợp với Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Ekaterinburg (Liên bang Nga) tổ chức chuyến đi. Các doanh nghiệp Nga đã đến tham quan nhà xưởng tại các doanh nghiệp đồ gỗ ở Bình Dương.
Theo số liệu từ HAWA, trong 5 tháng đầu năm 2008, Việt Nam mới chỉ xuất 733 triệu USD hàng thủ công mỹ nghệ vào thị trường Nga; hơn 2,1 triệu USD đối với mặt hàng đồ gỗ trong 7 tháng đầu 2008.
Cũng trong 7 tháng 2008, lượng gỗ nguyên liệu từ Nga nhập vào Việt Nam cũng mới có 717.342 USD, so với 1 tỷ USD gỗ nguyên liệu mà Việt Nam nhập vào năm 2007 thì số lượng gỗ nhập từ Nga chiếm tỷ lệ lượng rất nhỏ.
Theo như lý giải của ông Huỳnh Văn Hạnh, Phó chủ tịch Hội Chế biến gỗ và thủ công mỹ nghệ Tp.HCM (HAWA), kết quả kim ngạch giao thương mặt hàng gỗ giữa Việt-Nga còn rất thấp là vì “ngán” mức thuế mà thị trường này áp cho hàng đồ gỗ bên ngoài nhập vào.
Hiện tại, Nga tính thuế dựa trên trọng lượng hàng, thuế nhập khẩu 1.300 Euro/tấn, thuế VAT 18% tính trên giá trị tối thiểu 5.000 USD/tấn. "Không phải các doanh nghiệp Việt Nam không biết đến thị trường Nga, nhưng họ cứ khiêng container lên cân rồi tính tiền thì không doanh nghiệp nào chịu nổi!", ông Huỳnh Quang Thanh, Tổng giám đốc Công ty Gỗ Hiệp Long nói.
Do thuế nhập khẩu cao nên giá cả bán lẻ đồ gỗ tại Nga so với giá FOB gấp trên 5 lần cao hơn các nước ở các khu vực khác. Tại các nước Đông Âu chênh lệch giá cũng ở khoảng 3,5 lần, các nước Tây Âu là 4 lần.
Tuy nhiên, theo như ý kiến ông Plyshevskiy Michail, Chủ tịch Hiệp hội Đồ gỗ vùng Sverlopsk (Nga) cho rằng, để có được những mối hợp tác kinh doanh, doanh nghiệp hai nước cần thống nhất với nhau trong phương thức sản xuất. Nga chỉ áp thuế suất cao đối với hàng thành phẩm, nhưng sản phẩm bán thành phẩm lại được hưởng ưu đãi thuế nhập khẩu và thuế VAT được tính theo giá trị hoá đơn.
Do đó, yêu cầu hàng hóa phải sản xuất dưới dạng tháo ráp. Mọi công đoạn sản xuất thực hiện tại Việt Nam và các doanh nghiệp bên Nga sẽ đảm nhiệm việc lắp ráp thành phẩm. Hơn 700.000 người Việt Nam sống tại Nga sẽ là cầu nối tốt nhất cho các doanh nghiệp muốn thâm nhập sâu vào thị trường này.
Hiện, dân số Nga khoảng 142 triệu dân, GDP bình quân đầu người đạt khoảng 9.075 USD/năm. Nga được đánh giá là một trong những quốc gia có tốc độ đô thị hoá và phát triển nhà cửa cao trong khu vực các nước Đông Âu. Hàng năm, mặt hàng đồ gỗ nhập khẩu chiếm 43% trên tổng nhu cầu tiêu dùng của người dân Nga.
Dù rằng mức chi tiêu dùng cho hàng đồ gỗ bình quân của người Nga kém xa các nước Tây Âu, tổng mức tiêu dùng đồ gỗ của Nga chỉ mới chiếm 0,61% trên tổng lượng đồ gỗ xuất khẩu của thế giới, song tổng mức tiêu dùng đồ gỗ của thị trường này đạt hơn 4,5 tỉ USD trong năm 2007, dự kiến năm 2008 tăng thêm 14,6%.
* Trong các ngày từ 1-5/12, 16 doanh nghiệp là những đơn vị kinh doanh, sản xuất và phân phối đồ gỗ của Nga đã đến làm việc tại Tp.HCM với hi vọng tìm kiếm những đối tác kinh doanh cũng như cơ hội đầu tư với doanh nghiệp Việt Nam. Đoàn do Cục Xúc tiến thương mại Việt Nam (Vietrade) phối hợp với Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Ekaterinburg (Liên bang Nga) tổ chức chuyến đi. Các doanh nghiệp Nga đã đến tham quan nhà xưởng tại các doanh nghiệp đồ gỗ ở Bình Dương.