Doanh nhân và Tổ quốc
Trong những ngày này, chúng tôi nhìn lại mình thật rõ, để mặc niệm và tưởng nhớ, để vĩnh viễn giữ tình yêu Tổ quốc
Gần đến Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10), tôi nhận được e-mail của một phóng viên VnEconomy. Trong bức thư, bạn kể với tôi, một doanh nhân xứ Quảng đã chia sẻ với bạn ấy rằng, ngay từ lớp vỡ lòng, dòng chữ đầu tiên mà ông nhìn thấy phía trên tấm bảng đen, ở vị trí cao nhất trong lớp học của mình chính là "Tổ quốc trên hết".
Bạn phóng viên ấy cũng nói, đã đọc bài viết "Tổ quốc trong chúng tôi giản dị như thế" của tôi trên tạp chí của Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam. Nhưng vẫn chưa hài lòng với thông tin khá ít ỏi ở bài viết đó nên muốn tôi chia sẻ thêm về chủ đề này. Và thế là, những suy tư của tôi lại ùa về.
1. Cũng như tôi, hẳn không ít doanh nhân Việt đã có những lần co ro ở một góc cảng hàng không xa xôi nào đó chờ chuyến bay về nước sau những ngày dài công cán với nhiều suy tư. Nhớ nhà vô hạn. Cô đơn giữa dòng người lại qua với đủ màu da, ngôn ngữ. Khi đó, Tổ quốc chợt hiện ra giản dị và da diết…
Bạn bè quốc tế, cũng có người biết nhiều, có người thờ ơ về những thông tin của Việt Nam. Nhưng vốn tiếng Anh của chúng tôi dường như là chưa đủ để nói với họ về một đất nước tươi đẹp và nhân hậu, quê hương của vị tướng thiên tài Võ Nguyên Giáp.
2. Với một doanh nghiệp Việt, khi thương hiệu hình thành rõ nét trong kinh doanh, giá trị cốt lõi phải mang được hồn đất nước. Sự thành công của doanh nghiệp đầu tiên là khối nhân sự cùng chuyển động về một hướng. Đó chính là sự phồn vinh của đất nước mình. Trong nhiều diễn đàn chúng tôi luôn xác định, không có con đường nào khác: lớn lên cùng đất nước.
3. Tôi có nhiều dịp chuyện trò với nhiều doanh nhân thành đạt. Không bao giờ đại ngôn về Tổ quốc, nhưng đất Việt luôn lấp lánh trong từng câu chuyện nhỏ của họ. Phải chăng Tổ quốc là khuôn ADN đã đặt sẵn trong mỗi chúng ta, không chỉ của doanh nhân Việt.
Nhiều doanh nhân thuộc bài thơ “Người đi tìm hình của Nước” của nhà thơ Chế Lan Viên từ khi học trung học và hay âm thầm đọc những lúc khó khăn để động viên mình. “Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp, một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn” làm cho ta thấy chạnh lòng mỗi khi ích kỷ chợt len lỏi, vào chính bản thân mình.
GS. Trần Văn Thọ từng nói với tôi: mong rằng hai ba mươi năm nữa, những quan chức, những vị lãnh đạo đầu đã bạc ngồi ở quán cà phê bên hồ Hoàn Kiếm trò chuyện mãi về những ngày mà thời trung niên của họ đã hết lòng vì nước vì dân nên Viêt Nam đã vượt qua cái bẫy của nước thu nhập trung bình, chen chân được vào hàng ngũ những nước giàu mạnh trên thế giới.
Lại nhớ câu thơ cũ: “Quanh Hồ Gươm không ai bàn chuyện vua Lê”… Là một Việt kiều trí thức đang ở Nhật Bản, GS. Trần Văn Thọ bộc bạch, không có phút giây nào ông không nhớ về Tổ quốc.
4. Những ngày Thu tháng Mười Hà Nội, chứng kiến dòng người vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong nước mắt, tôi tự hào mình là dân Việt.
Ở thời điểm này, hẳn nhiều người rất nhớ lời nói kiên định của Đại tướng trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Ở thời điểm này, kinh tế đất nước rất cần những chiến dịch, rất cần những chiến lược quốc gia “đánh chắc thắng chắc” cho những trận đánh lớn. Khi Việt Nam thắng Pháp, cả nước vẫn còn cô đơn trong cộng đồng quốc tế. Bây giờ, bè bạn ở bốn phương, tại sao mình chùn bước? Cũng có thể mình cô đơn trong lối đi của mình. Đại tướng từng nói: đã đánh là phải thắng. Và doanh nhân chúng tôi đã quyết tâm chiến thắng cuối cùng trong mọi “trận đánh” của thương trường.
5. Đầu thế kỷ 21 cùng với sự ra đời đúng lúc của Luật Doanh nghiệp, lực lượng doanh nhân bắt đầu phát triển mạnh. Chỉ mới hơn 10 năm họ đã dần đảm nhận được vị trí “tiên phong” của mình trong công cuộc kiến thiết đất nước.
Một vài doanh nhân chấp nhận thất bại tâm sự rằng, họ đã cố gắng hết sức. Có nguyên nhân là họ đã xa rời giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, nhưng không ít nguyên nhân từ môi trường kinh doanh không lành mạnh. Rất nhiều doanh nhân đứng vững, vượt qua giai đoạn thách thức đều thừa nhận họ đã lấy chất lượng làm tiêu chí, đặt lợi ích của khách hàng lên trên và tôn trọng đối thủ cạnh tranh. Họ đúc kết: Tôi ứng xử với khách hàng Việt Nam bằng tình yêu dân tộc. Với khách hàng nước ngoài tôi giữ lòng tự tôn dân tộc.
6. Nhiều doanh nhân cho con đi du học tâm tư, sợ nhất là lũ trẻ quên văn hóa Việt, ít nghĩ về Tổ quốc. Rất nhiều doanh nhân hăm hở tham gia vào các chương trình đào tạo doanh nhân tương lai, giảng dạy cho sinh viên về ý tưởng kinh doanh sáng tạo. Họ tự nguyện, vui vẻ và đầy tâm huyết. Tại diễn đàn nào họ cũng truyền cho giới trẻ, không chỉ là niềm đam mê mà cao hơn là tình yêu Tổ quốc.
Ngày Doanh nhân Việt Nam năm nay, doanh nhân cả nước khiêm mình trong Quốc tang, tiễn đưa vị danh tướng thiên tài của dân tộc...
Trong những ngày này, chúng tôi nhìn lại mình thật rõ, để mặc niệm và tưởng nhớ, thận trọng đặt tay trên trái tim mình, để vĩnh viễn giữ tình yêu Tổ quốc.
* Tác giả là Phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Máy và Thiết bị phụ tùng Seatech.
Bạn phóng viên ấy cũng nói, đã đọc bài viết "Tổ quốc trong chúng tôi giản dị như thế" của tôi trên tạp chí của Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam. Nhưng vẫn chưa hài lòng với thông tin khá ít ỏi ở bài viết đó nên muốn tôi chia sẻ thêm về chủ đề này. Và thế là, những suy tư của tôi lại ùa về.
1. Cũng như tôi, hẳn không ít doanh nhân Việt đã có những lần co ro ở một góc cảng hàng không xa xôi nào đó chờ chuyến bay về nước sau những ngày dài công cán với nhiều suy tư. Nhớ nhà vô hạn. Cô đơn giữa dòng người lại qua với đủ màu da, ngôn ngữ. Khi đó, Tổ quốc chợt hiện ra giản dị và da diết…
Bạn bè quốc tế, cũng có người biết nhiều, có người thờ ơ về những thông tin của Việt Nam. Nhưng vốn tiếng Anh của chúng tôi dường như là chưa đủ để nói với họ về một đất nước tươi đẹp và nhân hậu, quê hương của vị tướng thiên tài Võ Nguyên Giáp.
2. Với một doanh nghiệp Việt, khi thương hiệu hình thành rõ nét trong kinh doanh, giá trị cốt lõi phải mang được hồn đất nước. Sự thành công của doanh nghiệp đầu tiên là khối nhân sự cùng chuyển động về một hướng. Đó chính là sự phồn vinh của đất nước mình. Trong nhiều diễn đàn chúng tôi luôn xác định, không có con đường nào khác: lớn lên cùng đất nước.
3. Tôi có nhiều dịp chuyện trò với nhiều doanh nhân thành đạt. Không bao giờ đại ngôn về Tổ quốc, nhưng đất Việt luôn lấp lánh trong từng câu chuyện nhỏ của họ. Phải chăng Tổ quốc là khuôn ADN đã đặt sẵn trong mỗi chúng ta, không chỉ của doanh nhân Việt.
Nhiều doanh nhân thuộc bài thơ “Người đi tìm hình của Nước” của nhà thơ Chế Lan Viên từ khi học trung học và hay âm thầm đọc những lúc khó khăn để động viên mình. “Hạnh phúc đựng trong một tà áo đẹp, một mái nhà yên rủ bóng xuống tâm hồn” làm cho ta thấy chạnh lòng mỗi khi ích kỷ chợt len lỏi, vào chính bản thân mình.
GS. Trần Văn Thọ từng nói với tôi: mong rằng hai ba mươi năm nữa, những quan chức, những vị lãnh đạo đầu đã bạc ngồi ở quán cà phê bên hồ Hoàn Kiếm trò chuyện mãi về những ngày mà thời trung niên của họ đã hết lòng vì nước vì dân nên Viêt Nam đã vượt qua cái bẫy của nước thu nhập trung bình, chen chân được vào hàng ngũ những nước giàu mạnh trên thế giới.
Lại nhớ câu thơ cũ: “Quanh Hồ Gươm không ai bàn chuyện vua Lê”… Là một Việt kiều trí thức đang ở Nhật Bản, GS. Trần Văn Thọ bộc bạch, không có phút giây nào ông không nhớ về Tổ quốc.
4. Những ngày Thu tháng Mười Hà Nội, chứng kiến dòng người vào viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trong nước mắt, tôi tự hào mình là dân Việt.
Ở thời điểm này, hẳn nhiều người rất nhớ lời nói kiên định của Đại tướng trong chiến dịch Điện Biên Phủ. Ở thời điểm này, kinh tế đất nước rất cần những chiến dịch, rất cần những chiến lược quốc gia “đánh chắc thắng chắc” cho những trận đánh lớn. Khi Việt Nam thắng Pháp, cả nước vẫn còn cô đơn trong cộng đồng quốc tế. Bây giờ, bè bạn ở bốn phương, tại sao mình chùn bước? Cũng có thể mình cô đơn trong lối đi của mình. Đại tướng từng nói: đã đánh là phải thắng. Và doanh nhân chúng tôi đã quyết tâm chiến thắng cuối cùng trong mọi “trận đánh” của thương trường.
5. Đầu thế kỷ 21 cùng với sự ra đời đúng lúc của Luật Doanh nghiệp, lực lượng doanh nhân bắt đầu phát triển mạnh. Chỉ mới hơn 10 năm họ đã dần đảm nhận được vị trí “tiên phong” của mình trong công cuộc kiến thiết đất nước.
Một vài doanh nhân chấp nhận thất bại tâm sự rằng, họ đã cố gắng hết sức. Có nguyên nhân là họ đã xa rời giá trị cốt lõi của doanh nghiệp, nhưng không ít nguyên nhân từ môi trường kinh doanh không lành mạnh. Rất nhiều doanh nhân đứng vững, vượt qua giai đoạn thách thức đều thừa nhận họ đã lấy chất lượng làm tiêu chí, đặt lợi ích của khách hàng lên trên và tôn trọng đối thủ cạnh tranh. Họ đúc kết: Tôi ứng xử với khách hàng Việt Nam bằng tình yêu dân tộc. Với khách hàng nước ngoài tôi giữ lòng tự tôn dân tộc.
6. Nhiều doanh nhân cho con đi du học tâm tư, sợ nhất là lũ trẻ quên văn hóa Việt, ít nghĩ về Tổ quốc. Rất nhiều doanh nhân hăm hở tham gia vào các chương trình đào tạo doanh nhân tương lai, giảng dạy cho sinh viên về ý tưởng kinh doanh sáng tạo. Họ tự nguyện, vui vẻ và đầy tâm huyết. Tại diễn đàn nào họ cũng truyền cho giới trẻ, không chỉ là niềm đam mê mà cao hơn là tình yêu Tổ quốc.
Ngày Doanh nhân Việt Nam năm nay, doanh nhân cả nước khiêm mình trong Quốc tang, tiễn đưa vị danh tướng thiên tài của dân tộc...
Trong những ngày này, chúng tôi nhìn lại mình thật rõ, để mặc niệm và tưởng nhớ, thận trọng đặt tay trên trái tim mình, để vĩnh viễn giữ tình yêu Tổ quốc.
* Tác giả là Phó chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Việt Nam, Chủ tịch Hội Doanh nhân trẻ Đà Nẵng, Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Máy và Thiết bị phụ tùng Seatech.
Chuyên đề Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10) của VnEconomy |