Dự luật Phòng, chống mua bán người: Thiếu khả thi?
Tình hình tội phạm mua bán người nói chung và mua bán phụ nữ trẻ em nói riêng diễn biến ngày càng phức tạp
Thực tế thì phức tạp, nhưng dự thảo luật lại quá đơn giản, Ủy ban Thường vụ Quốc hội “phê” khi xem xét dự án luật Phòng chống mua bán người, sáng 23/8.
Mua bán người đã trở thành vấn nạn gây bức xúc không chỉ ở Việt Nam mà trên phạm vi toàn thế giới cũng là điều được nhấn mạnh đầu tiên về sự cần thiết phải ban hành luật này, tại tờ trình của Chính phủ.
5 năm, hơn 4000 nạn nhân bị lừa bán
Theo nhận định của Chính phủ, tình hình tội phạm mua bán người nói chung và mua bán phụ nữ trẻ em nói riêng diễn biến ngày càng phức tạp, đa dạng. Tính chất, quy mô và thủ đoạn diễn biến ngày càng nghiêm trọng, tinh vi, xảo quyệt, có tổ chức chặt chẽ và xuyên quốc gia.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường dẫn số liệu tại báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em. Theo đó, từ 2004 - 2009 cả nước đã xảy ra 1.586 vụ, 2.888 đối tượng, lừa bán 4.008 nạn nhân. So với 5 năm trước tăng 1.090 vụ, 2.117 đối tượng và 2.935 nạn nhân.
Đáng chú ý, tình trạng buôn bán trẻ sơ sinh, trẻ trong bào thai, mua bán nam giới xảy ra ngày càng nhiều tại một số địa phương. Đã xuất hiện một số đường dây đưa người sang Trung Quốc bán nội tạng cho các bệnh viện tư, dẫn đến nạn nhân bị tử vong, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết.
Dự luật Phòng chống mua bán người với những quy định tập trung, thống nhất những vấn đề có tính nguyên tắc, định hướng cho công tác phòng chống mua bán người được cho là một đòi hỏi khách quan, đáp ứng yêu cầu bức xúc của thực tiễn.
Khó khả thi
Tuy vậy, đa số ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn băn khoăn, từ phạm vi điều chỉnh đến nhiều quy định cụ thể của dự thảo luật này.
Cơ quan thẩm tra - Ủy ban Tư pháp của Quốc hội – đề nghị cần bổ sung các nội dung về việc xử lý đối với các hành vi mua bán người và các hành vi vi phạm hành chính khác trong mua bán người.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận cũng băn khoăn khi "tất cả các hành vi dự luật đề cập về cơ bản đã có trong Bộ luật Hình sự".
Một trong những nội dung được cho là khó khả thi tại dự luật là cơ chế hỗ trợ và trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp xã với các nạn nhân mua bán người.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho là phạm vi hỗ trợ quá rộng, không phù hợp với khả năng của ngân sách. “ Hỗ trợ một nạn nhân từ Việt Nam về Châu Phi thì không biết bao nhiêu tiền” Chủ nhiệm Hiển nêu ví dụ.
Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng đặt câu hỏi, “giao cho xã hỗ trợ ban đầu cho nạn nhân thì tiền đâu ra, trong khi cán bộ xã đi công tác còn chả có tiền nữa là”.
Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cũng đồng tình là phải xem lại tính khả thi chứ như dự luật thì nạn nhân mua bán người được “ưu đãi như người có công với nước, thậm chí còn hơn”.
Nhiều ý kiến đề nghị dự luật cần xử lý hài hòa hơn mối quan hệ giữa phòng và chống theo quan điểm phòng là chính. “ Phòng và chống khác nhau nhưng đọc dự luật không biết chỗ nào là phòng chỗ nào là chống”, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước nhận xét.
Cũng theo ông, dự luật vẫn “nặng” về quy định theo hướng mua bán từ trong nước ra nước ngoài nhiều hơn, nhưng thực tế tình trạng mua bán người đang diễn ra ngay trong nước.
Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho biết, sẽ báo cáo chính phủ để tiếp thu chỉnh lý dự án luật theo hướng áp dụng mô hình của các luật phòng chống khác.
Liên quan đến tính khả thi của các biện pháp hỗ trợ nạn nhân, theo Bộ trưởng, tuy là nội dung quan trọng nhưng chưa được quy định trong luật nào cả mà mới thực hiện theo quyết định của Chính phủ. Khi đưa vào luật sẽ rà soát để quy định cho rõ và xem lại khả năng đảm bảo của ngân sách, Bộ trưởng nói.
Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu yêu cầu Ban soạn thảo tiếp thu các ý kiến đóng góp, tiếp tục chỉnh sửa dự án luật để trình Quốc hội tại kỳ họp cuối năm nay.
Mua bán người đã trở thành vấn nạn gây bức xúc không chỉ ở Việt Nam mà trên phạm vi toàn thế giới cũng là điều được nhấn mạnh đầu tiên về sự cần thiết phải ban hành luật này, tại tờ trình của Chính phủ.
5 năm, hơn 4000 nạn nhân bị lừa bán
Theo nhận định của Chính phủ, tình hình tội phạm mua bán người nói chung và mua bán phụ nữ trẻ em nói riêng diễn biến ngày càng phức tạp, đa dạng. Tính chất, quy mô và thủ đoạn diễn biến ngày càng nghiêm trọng, tinh vi, xảo quyệt, có tổ chức chặt chẽ và xuyên quốc gia.
Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường dẫn số liệu tại báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện chương trình hành động phòng, chống tội phạm buôn bán phụ nữ, trẻ em. Theo đó, từ 2004 - 2009 cả nước đã xảy ra 1.586 vụ, 2.888 đối tượng, lừa bán 4.008 nạn nhân. So với 5 năm trước tăng 1.090 vụ, 2.117 đối tượng và 2.935 nạn nhân.
Đáng chú ý, tình trạng buôn bán trẻ sơ sinh, trẻ trong bào thai, mua bán nam giới xảy ra ngày càng nhiều tại một số địa phương. Đã xuất hiện một số đường dây đưa người sang Trung Quốc bán nội tạng cho các bệnh viện tư, dẫn đến nạn nhân bị tử vong, Bộ trưởng Bộ Tư pháp Hà Hùng Cường cho biết.
Dự luật Phòng chống mua bán người với những quy định tập trung, thống nhất những vấn đề có tính nguyên tắc, định hướng cho công tác phòng chống mua bán người được cho là một đòi hỏi khách quan, đáp ứng yêu cầu bức xúc của thực tiễn.
Khó khả thi
Tuy vậy, đa số ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội còn băn khoăn, từ phạm vi điều chỉnh đến nhiều quy định cụ thể của dự thảo luật này.
Cơ quan thẩm tra - Ủy ban Tư pháp của Quốc hội – đề nghị cần bổ sung các nội dung về việc xử lý đối với các hành vi mua bán người và các hành vi vi phạm hành chính khác trong mua bán người.
Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Nguyễn Văn Thuận cũng băn khoăn khi "tất cả các hành vi dự luật đề cập về cơ bản đã có trong Bộ luật Hình sự".
Một trong những nội dung được cho là khó khả thi tại dự luật là cơ chế hỗ trợ và trách nhiệm của ủy ban nhân dân cấp xã với các nạn nhân mua bán người.
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính – Ngân sách Phùng Quốc Hiển cho là phạm vi hỗ trợ quá rộng, không phù hợp với khả năng của ngân sách. “ Hỗ trợ một nạn nhân từ Việt Nam về Châu Phi thì không biết bao nhiêu tiền” Chủ nhiệm Hiển nêu ví dụ.
Trưởng ban Dân nguyện Trần Thế Vượng đặt câu hỏi, “giao cho xã hỗ trợ ban đầu cho nạn nhân thì tiền đâu ra, trong khi cán bộ xã đi công tác còn chả có tiền nữa là”.
Phó chủ tịch Quốc hội Huỳnh Ngọc Sơn cũng đồng tình là phải xem lại tính khả thi chứ như dự luật thì nạn nhân mua bán người được “ưu đãi như người có công với nước, thậm chí còn hơn”.
Nhiều ý kiến đề nghị dự luật cần xử lý hài hòa hơn mối quan hệ giữa phòng và chống theo quan điểm phòng là chính. “ Phòng và chống khác nhau nhưng đọc dự luật không biết chỗ nào là phòng chỗ nào là chống”, Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Ksor Phước nhận xét.
Cũng theo ông, dự luật vẫn “nặng” về quy định theo hướng mua bán từ trong nước ra nước ngoài nhiều hơn, nhưng thực tế tình trạng mua bán người đang diễn ra ngay trong nước.
Bộ trưởng Hà Hùng Cường cho biết, sẽ báo cáo chính phủ để tiếp thu chỉnh lý dự án luật theo hướng áp dụng mô hình của các luật phòng chống khác.
Liên quan đến tính khả thi của các biện pháp hỗ trợ nạn nhân, theo Bộ trưởng, tuy là nội dung quan trọng nhưng chưa được quy định trong luật nào cả mà mới thực hiện theo quyết định của Chính phủ. Khi đưa vào luật sẽ rà soát để quy định cho rõ và xem lại khả năng đảm bảo của ngân sách, Bộ trưởng nói.
Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu yêu cầu Ban soạn thảo tiếp thu các ý kiến đóng góp, tiếp tục chỉnh sửa dự án luật để trình Quốc hội tại kỳ họp cuối năm nay.