Formosa sắp được Ủy ban của Quốc hội trực tiếp giám sát
Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường được giao giám sát, kết quả sẽ báo cáo Quốc hội
Chiều 27/7, với đa số phiếu thuận, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về chương trình giám sát của Quốc hội năm 2017.
Theo nghị quyết, tại kỳ họp thứ 3 vào giữa năm sau, Quốc hội sẽ giám sát tối cao với chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm, giai đoạn 2011-2016.
Còn tại kỳ họp thứ 4 vào cuối năm, chuyên đề được chọn giám sát tối cao là việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước, giai đoạn 2011-2016.
Trước đó, sáng 25/7 khi thảo luận tại hội trường, một số vị đại biểu đã đề nghị giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư trong nước và đầu tư có vốn nước ngoài liên quan đến việc bảo vệ tài nguyên, môi trường, tổ chức giám sát về ô nhiễm môi trường do tập đoàn Formosa gây ra tại một số tỉnh khu vực miền Trung.
Trước khi các vị đại biểu bấm nút biểu quyết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình, vấn đề môi trường trong thực hiện các dự án trong nước và nước ngoài đầu tư là vấn đề bức xúc, được dư luận rất quan tâm, do việc thực hiện còn nhiều bất cập, hạn chế.
Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nhấn mạnh, ô nhiễm do Formosa gây ra không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của hàng trăm ngàn người dân khu vực miền Trung mà còn có tác động nhất định đến tình hình kinh tế - xã hội trong cả nước.
Ông Phúc diễn giải, năm 2011, Quốc hội đã tiến hành giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề. Năm 2012, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã tiến hành giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường, các kết luận, kiến nghị tại các báo cáo giám sát này đang được triển khai thực hiện.
Đối với sự cố ô nhiễm môi trường do Formosa gây ra tại một số tỉnh khu vực miền Trung, thời gian qua Chính phủ, các cơ quan hữu quan đã triển khai nhiều giải pháp, nhằm phát hiện nguyên nhân, khắc phục hậu quả, và đã đạt được kết quả bước đầu. Hiện nay, các cơ quan chức năng đang tiếp tục tiến hành làm rõ trách nhiệm, xử lý sai phạm của các cá nhân, tập thể có liên quan.
Ngay sau khi xảy ra sự cố, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường chủ động nắm hình hình, làm việc với các bộ, ngành, địa phương có liên quan để báo cáo kết quả với Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Trong thời gian tới (dự kiến cuối tháng 7/2016), để có thêm cơ sở cho việc xem xét, đánh giá vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường trực tiếp giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường khu công nghiệp và khu kinh tế ven biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, trong đó có hoạt động của tập đoàn Formosa, báo cáo kết quả với Quốc hội để tiếp tục theo dõi, giám sát, Tổng thư ký Nguyễn Hạnh Phúc cho biết.
Bên cạnh nội dung trên, phiên thảo luận ngày 25/7 còn ghi nhận ý kiến đề nghị giám sát về tổng thể cải cách hành chính nói chung và hoạt động công vụ của bộ máy công chức Nhà nước trong việc thực thi pháp luật nói riêng vì đây là nguyên nhân của hầu hết các vấn đề bức xúc nổi lên trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước.
Cho rằng đây là ý kiến xác đáng, song nhiều cuộc giám sát trước đây cũng đã có nội dung này, ông Phúc cho biết, trong chương trình giám sát năm 2017, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất giám sát về việc thực hiện chính sách về cải cách hành chính, đi sâu về cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước, nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong bộ máy công vụ như ý kiến của đại biểu Quốc hội đã nêu.
Theo nghị quyết, tại kỳ họp thứ 3 vào giữa năm sau, Quốc hội sẽ giám sát tối cao với chuyên đề về việc thực hiện chính sách, pháp luật về an toàn thực phẩm, giai đoạn 2011-2016.
Còn tại kỳ họp thứ 4 vào cuối năm, chuyên đề được chọn giám sát tối cao là việc thực hiện chính sách, pháp luật về cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước, giai đoạn 2011-2016.
Trước đó, sáng 25/7 khi thảo luận tại hội trường, một số vị đại biểu đã đề nghị giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về đầu tư trong nước và đầu tư có vốn nước ngoài liên quan đến việc bảo vệ tài nguyên, môi trường, tổ chức giám sát về ô nhiễm môi trường do tập đoàn Formosa gây ra tại một số tỉnh khu vực miền Trung.
Trước khi các vị đại biểu bấm nút biểu quyết, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giải trình, vấn đề môi trường trong thực hiện các dự án trong nước và nước ngoài đầu tư là vấn đề bức xúc, được dư luận rất quan tâm, do việc thực hiện còn nhiều bất cập, hạn chế.
Tổng thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc nhấn mạnh, ô nhiễm do Formosa gây ra không chỉ ảnh hưởng đến đời sống của hàng trăm ngàn người dân khu vực miền Trung mà còn có tác động nhất định đến tình hình kinh tế - xã hội trong cả nước.
Ông Phúc diễn giải, năm 2011, Quốc hội đã tiến hành giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về môi trường tại các khu kinh tế, làng nghề. Năm 2012, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cũng đã tiến hành giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về quản lý, khai thác khoáng sản gắn với bảo vệ môi trường, các kết luận, kiến nghị tại các báo cáo giám sát này đang được triển khai thực hiện.
Đối với sự cố ô nhiễm môi trường do Formosa gây ra tại một số tỉnh khu vực miền Trung, thời gian qua Chính phủ, các cơ quan hữu quan đã triển khai nhiều giải pháp, nhằm phát hiện nguyên nhân, khắc phục hậu quả, và đã đạt được kết quả bước đầu. Hiện nay, các cơ quan chức năng đang tiếp tục tiến hành làm rõ trách nhiệm, xử lý sai phạm của các cá nhân, tập thể có liên quan.
Ngay sau khi xảy ra sự cố, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường chủ động nắm hình hình, làm việc với các bộ, ngành, địa phương có liên quan để báo cáo kết quả với Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
Trong thời gian tới (dự kiến cuối tháng 7/2016), để có thêm cơ sở cho việc xem xét, đánh giá vấn đề này, Ủy ban Thường vụ Quốc hội giao Ủy ban Khoa học - Công nghệ và Môi trường trực tiếp giám sát về việc thực hiện chính sách, pháp luật về bảo vệ môi trường khu công nghiệp và khu kinh tế ven biển tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế, trong đó có hoạt động của tập đoàn Formosa, báo cáo kết quả với Quốc hội để tiếp tục theo dõi, giám sát, Tổng thư ký Nguyễn Hạnh Phúc cho biết.
Bên cạnh nội dung trên, phiên thảo luận ngày 25/7 còn ghi nhận ý kiến đề nghị giám sát về tổng thể cải cách hành chính nói chung và hoạt động công vụ của bộ máy công chức Nhà nước trong việc thực thi pháp luật nói riêng vì đây là nguyên nhân của hầu hết các vấn đề bức xúc nổi lên trong đời sống kinh tế - xã hội của đất nước.
Cho rằng đây là ý kiến xác đáng, song nhiều cuộc giám sát trước đây cũng đã có nội dung này, ông Phúc cho biết, trong chương trình giám sát năm 2017, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất giám sát về việc thực hiện chính sách về cải cách hành chính, đi sâu về cải cách tổ chức bộ máy hành chính Nhà nước, nhằm khắc phục những tồn tại, hạn chế trong bộ máy công vụ như ý kiến của đại biểu Quốc hội đã nêu.