Giáo sư Ngô Bảo Châu nhận giải thưởng Fields
Giáo sư Ngô Bảo Châu đã trở thành một trong bốn nhà toán học giành giải Fields - giải thưởng toán học cao quý nhất thế giới
Giáo sư Ngô Bảo Châu đã trở thành một trong bốn nhà toán học giành giải Fields - giải thưởng toán học cao quý nhất thế giới.
Lễ trao giải diễn ra hôm nay (19/8) trong lễ khai mạc Đại hội Toán học Quốc tế (ICM) lần thứ 26, tại Hyderabad, Ấn Độ. Vào lúc 12:55 (giờ Hà Nội), Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patil đã trao huy chương Fields cho Ngô Bảo Châu.
Giải Fields (Fields Medal Prize) gồm một huy chương vàng và tiền thưởng 15.000 USD. Đây là giải thưởng được đánh giá tương đương giải Nobel trong lĩnh vực toán học, 4 năm mới xét thưởng một lần và chỉ trao cho người dưới 40 tuổi.
Trong suốt 74 năm qua, thế giới mới có 48 nhà toán học được tặng giải Fields, và cả châu Á chỉ mới có một quốc gia duy nhất có công dân được nhận giải này là Nhật Bản.
Cùng với Ngô Bảo Châu, ba nhà toán học khác đoạt giải Fields lần này còn có các nhà toán học: Elon Lindenstrauss (Israel), Stanislav Smirnov (Nga) và Cedric Villani (Pháp).
Sinh năm 1972 tại Hà Nội, Ngô Bảo Châu từng học trường Thực nghiệm Giảng Võ, Hà Nội và sau đó là học sinh khối phổ thông chuyên Toán, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Trong các năm 1988 và 1989, Ngô Bảo Châu liên tiếp đoạt huy chương vàng tại kỳ thi Olympic toán quốc tế tại Australia và Đức, cùng với điểm số tuyệt đối 42/42.
Sau một thời gian dài học tập và nghiên cứu tại Pháp, năm 2004, Ngô Bảo Châu được trao giải thưởng toán học Clay cùng với người thầy là GS. G.Laumon, nhờ giải quyết một trường hợp đặc biệt của chương trình Langlands. Năm 2005, Ngô Bảo Châu trở thành giáo sư trẻ nhất Việt Nam khi mới 33 tuổi sau khi được phong hàm đặc cách. Sau khi chứng minh được “Bổ đề cơ bản”, một giả thuyết then chốt của chương trình Langlands, Ngô Bảo Châu được trao giải thưởng Oberwolfach của Đức, giải thưởng của Viện Hàn lâm Pháp (năm 2007). Công trình của anh cũng đã được tạp chí Time (Mỹ) bình chọn là một trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu của năm 2009.
Trong những năm qua, Ngô Bảo Châu đã nhiều lần về Việt Nam tham gia công tác giảng dạy toán học. Anh sẽ bắt đầu làm việc tại khoa Toán của Đại học Chicago (Mỹ) từ ngày 1/9/2010.
Lễ trao giải diễn ra hôm nay (19/8) trong lễ khai mạc Đại hội Toán học Quốc tế (ICM) lần thứ 26, tại Hyderabad, Ấn Độ. Vào lúc 12:55 (giờ Hà Nội), Tổng thống Ấn Độ Pratibha Patil đã trao huy chương Fields cho Ngô Bảo Châu.
Giải Fields (Fields Medal Prize) gồm một huy chương vàng và tiền thưởng 15.000 USD. Đây là giải thưởng được đánh giá tương đương giải Nobel trong lĩnh vực toán học, 4 năm mới xét thưởng một lần và chỉ trao cho người dưới 40 tuổi.
Trong suốt 74 năm qua, thế giới mới có 48 nhà toán học được tặng giải Fields, và cả châu Á chỉ mới có một quốc gia duy nhất có công dân được nhận giải này là Nhật Bản.
Cùng với Ngô Bảo Châu, ba nhà toán học khác đoạt giải Fields lần này còn có các nhà toán học: Elon Lindenstrauss (Israel), Stanislav Smirnov (Nga) và Cedric Villani (Pháp).
Sinh năm 1972 tại Hà Nội, Ngô Bảo Châu từng học trường Thực nghiệm Giảng Võ, Hà Nội và sau đó là học sinh khối phổ thông chuyên Toán, Đại học Tổng hợp Hà Nội. Trong các năm 1988 và 1989, Ngô Bảo Châu liên tiếp đoạt huy chương vàng tại kỳ thi Olympic toán quốc tế tại Australia và Đức, cùng với điểm số tuyệt đối 42/42.
Sau một thời gian dài học tập và nghiên cứu tại Pháp, năm 2004, Ngô Bảo Châu được trao giải thưởng toán học Clay cùng với người thầy là GS. G.Laumon, nhờ giải quyết một trường hợp đặc biệt của chương trình Langlands. Năm 2005, Ngô Bảo Châu trở thành giáo sư trẻ nhất Việt Nam khi mới 33 tuổi sau khi được phong hàm đặc cách. Sau khi chứng minh được “Bổ đề cơ bản”, một giả thuyết then chốt của chương trình Langlands, Ngô Bảo Châu được trao giải thưởng Oberwolfach của Đức, giải thưởng của Viện Hàn lâm Pháp (năm 2007). Công trình của anh cũng đã được tạp chí Time (Mỹ) bình chọn là một trong 10 phát minh khoa học tiêu biểu của năm 2009.
Trong những năm qua, Ngô Bảo Châu đã nhiều lần về Việt Nam tham gia công tác giảng dạy toán học. Anh sẽ bắt đầu làm việc tại khoa Toán của Đại học Chicago (Mỹ) từ ngày 1/9/2010.