“Hà Nội có thể thanh tra nhà công vụ”
Đại biểu chất vấn lãnh đạo UBND thành phố Hà Nội về việc nhà công vụ, biệt thự bị sử dụng sai mục đích
“Chúng tôi không bao che”, Phó chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Vũ Hồng Khanh khẳng định sau chất vấn của các đại biểu tại phiên họp Hội đồng Nhân dân thành phố sáng 4/12.
Ngọn nguồn dẫn đến việc các đại biểu tập trung chất vấn lãnh đạo thành phố là do vừa qua trên địa bàn Hà Nội đã để xảy ra một số vụ việc liên quan đến việc công chức nghỉ hưu nhưng không trả lại nhà công vụ. Nhất là, sau khi có thông tin thành phố loại 312 biệt thự cổ đang cho thuê hoặc dùng làm nhà công vụ ra khỏi diện quản lý.
Theo đại biểu Lê Hoài Nam - Trưởng ban Pháp chế Hội đồng Nhân dân thành phố, lãnh đạo UBND Hà Nội cần làm rõ kết quả thanh tra 312 biệt thự sau kỳ họp thứ 10 vào tháng 7 vừa qua, trong đó phải giải thích rõ cho cử tri biết, vì sao lại đưa số biệt thự này ra khỏi danh mục bảo tồn khi chưa được Hội đồng Nhân dân thành phố thông qua.
Ông Nam cũng kiến nghị cần phải thanh tra trách nhiệm của các cá nhân có liên quan, thậm chí có thể chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra.
Một số đại biểu khác sau đó cũng yêu cầu UBND thành phố cần phải minh bạch, công khai việc quản lý các biệt thự hiện nay.
Phản hồi chất vấn, Phó chủ tịch Vũ Hồng Khanh nói: “UBND thành phố đã rất thận trọng rà soát toàn bộ văn bản, nên việc ban hành quyết định phân loại các biệt thự là phù hợp với thẩm quyền”.
Tuy nhiên, theo ông Khanh, không phải thành phố loại 312 biệt thự khỏi diện quản lý, mà là phân loại để bảo tồn, kể cả số biệt thự này không nằm trong danh sách thì thành phố vẫn phải quản lý.
“Tuần tới thành phố sẽ họp về vấn đề này, cần thiết sẽ thanh tra. Với từng biệt thự, thành phố có thể mời tư vấn, cơ quan chức năng xác định giá trị. Vấn đề do lịch sử để lại, nên việc quản lý chưa chặt chẽ”, ông Khanh cho hay.
Phó chủ tịch thành phố cũng cam kết, sẽ tiếp tục thanh tra công tác quản lý biệt thự, xử lý cá nhân vi phạm theo đúng quy định.
“Chúng tôi không bao che, quan điểm là quản lý cho tốt, thành phố đang tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch”, ông Khanh hứa với các đại biểu.
Ngọn nguồn dẫn đến việc các đại biểu tập trung chất vấn lãnh đạo thành phố là do vừa qua trên địa bàn Hà Nội đã để xảy ra một số vụ việc liên quan đến việc công chức nghỉ hưu nhưng không trả lại nhà công vụ. Nhất là, sau khi có thông tin thành phố loại 312 biệt thự cổ đang cho thuê hoặc dùng làm nhà công vụ ra khỏi diện quản lý.
Theo đại biểu Lê Hoài Nam - Trưởng ban Pháp chế Hội đồng Nhân dân thành phố, lãnh đạo UBND Hà Nội cần làm rõ kết quả thanh tra 312 biệt thự sau kỳ họp thứ 10 vào tháng 7 vừa qua, trong đó phải giải thích rõ cho cử tri biết, vì sao lại đưa số biệt thự này ra khỏi danh mục bảo tồn khi chưa được Hội đồng Nhân dân thành phố thông qua.
Ông Nam cũng kiến nghị cần phải thanh tra trách nhiệm của các cá nhân có liên quan, thậm chí có thể chuyển hồ sơ sang cơ quan điều tra.
Một số đại biểu khác sau đó cũng yêu cầu UBND thành phố cần phải minh bạch, công khai việc quản lý các biệt thự hiện nay.
Phản hồi chất vấn, Phó chủ tịch Vũ Hồng Khanh nói: “UBND thành phố đã rất thận trọng rà soát toàn bộ văn bản, nên việc ban hành quyết định phân loại các biệt thự là phù hợp với thẩm quyền”.
Tuy nhiên, theo ông Khanh, không phải thành phố loại 312 biệt thự khỏi diện quản lý, mà là phân loại để bảo tồn, kể cả số biệt thự này không nằm trong danh sách thì thành phố vẫn phải quản lý.
“Tuần tới thành phố sẽ họp về vấn đề này, cần thiết sẽ thanh tra. Với từng biệt thự, thành phố có thể mời tư vấn, cơ quan chức năng xác định giá trị. Vấn đề do lịch sử để lại, nên việc quản lý chưa chặt chẽ”, ông Khanh cho hay.
Phó chủ tịch thành phố cũng cam kết, sẽ tiếp tục thanh tra công tác quản lý biệt thự, xử lý cá nhân vi phạm theo đúng quy định.
“Chúng tôi không bao che, quan điểm là quản lý cho tốt, thành phố đang tập trung xây dựng đội ngũ cán bộ trong sạch”, ông Khanh hứa với các đại biểu.