Hà Nội tăng tốc giải ngân trên 20.000 tỷ đồng, thúc tiến độ Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục

Anh Tú
Chia sẻ

Vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách nhà nước do địa phương quản lý tháng 8 trên địa bàn Hà Nội ước tính đạt 4.544 tỷ đồng, tăng tốc so với tháng trước và tăng 9,1% so với cùng kỳ. Hà Nội hiện đang gấp rút giải ngân gần 23,5 nghìn tỷ đồng cuối năm và tập trung cho các dự án trọng điểm...

Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục dài chỉ 2km nhưng chi phí giải phóng mặt bằng gần 6.000 tỷ, đây là tuyến đường đắt kỷ lục của TP. Hà Nội.
Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu – Voi Phục dài chỉ 2km nhưng chi phí giải phóng mặt bằng gần 6.000 tỷ, đây là tuyến đường đắt kỷ lục của TP. Hà Nội.

Báo cáo của Cục Thống kê TP. Hà Nội cho thấy trong tháng 8, vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách nhà nước do địa phương quản lý tháng 8 trên địa bàn Hà Nội ước tính đạt 4.544 tỷ đồng, tăng 1,9% so với tháng trước và tăng 9,1% so với cùng kỳ năm 2022

GIẢI NGÂN ĐẠT GẦN 55% KẾ HOẠCH

Cụ thể, ngân sách nhà nước cấp thành phố thực hiện 1.731 tỷ đồng, tăng 0,3% so với tháng trước và tăng 9,7% cùng kỳ; ngân sách nhà nước cấp huyện 2.654 tỷ đồng, tăng 2,9% và tăng 8,3%; ngân sách nhà nước cấp xã 159 tỷ đồng, tăng 2,6% và tăng 17,5%.

Như vậy, tính chung 8 tháng năm 2023, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách nhà nước do địa phương quản lý đạt 28,1 nghìn tỷ đồng, tăng 0,8% so với cùng kỳ năm trước và bằng 54,5% kế hoạch năm 2023.

Trong đó, ngân sách nhà nước cấp thành phố thực hiện 11,7 nghìn tỷ đồng, giảm 0,5% và đạt 51,6% kế hoạch; ngân sách nhà nước cấp huyện 15,3 nghìn tỷ đồng, tăng 1,9% và đạt 56,6%; ngân sách nhà nước cấp xã 1,1 nghìn tỷ đồng, giảm 0,6% và đạt 58,1%.

Hà Nội tăng tốc giải ngân trên 20.000 tỷ đồng, thúc tiến độ Vành đai 1 đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục - Ảnh 1

Về tiến độ các dự án trọng điểm đang triển khai trên địa bàn thành phố, theo báo cáo của các ban quản lý dự án, đến nay tiến độ tổng thể chung của dự án dự án tuyến đường sắt đô thị TP. Hà Nội, đoạn Nhổn - Ga Hà Nội đạt khoảng 77,7%, trong đó thi công đoạn trên cao cơ bản hoàn thành. Dự án có chiều dài 12,5 km, gồm 8,5 km đường trên cao và 4 km đi ngầm với tổng mức đầu tư 32,9 nghìn tỷ đồng.

Dự án cầu Vĩnh Tuy (giai đoạn 2) khởi công tháng 1/2021 với tổng mức đầu tư hơn 2,5 nghìn tỷ đồng. Cầu nằm phía hạ lưu sông Hồng song song với cầu giai đoạn 1, tổng chiều dài cầu và đường dẫn khoảng 3.473 m; mặt cắt ngang 19,3 m (4 làn xe); điểm đầu giao với đường Nguyễn Khoái và đường Minh Khai, điểm cuối giao với đường Long Biên - Thạch Bàn, đường Cổ Linh.

Sau hơn 2,5 năm thi công, đến nay dự án cầu Vĩnh Tuy (giai đoạn 2) đã hoàn thành. Lễ khánh thành cầu Vĩnh Tuy giai đoạn 2 diễn ra vào ngày 30/8 vừa qua, chào mừng kỷ niệm 78 năm ngày Quốc khánh (2/9/1945 - 2/9/2023) và 69 năm ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2023).

Dự án đường Vành đai 4 - Vùng Thủ đô, Tuyến đường Vành đai 4 vùng Thủ đô dài 112,8 km (gồm 103,1 km đường Vành đai 4 và 9,7 km tuyến nối theo hướng cao tốc Nội Bài - Hạ Long). Điểm đầu nằm trên đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai (địa phận xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn), điểm cuối nằm trên đường cao tốc Nội Bài - Hạ Long (địa phận huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh).

Dự án được chia thành 7 dự án thành phần, có tổng mức đầu tư dự kiến cho giai đoạn 1 khoảng 85,8 nghìn tỷ đồng. Ngày 25/6/2023, tuyến đường Vành đai 4 Vùng Thủ đô được khởi công, dự án dự kiến hoàn thành cơ bản trong năm 2026 và đưa vào khai thác năm 2027.

Còn dự án đường Vành đai 1, đoạn Hoàng Cầu - Voi Phục (giai đoạn 1) đến nay, dự án giải ngân 20,1% kế hoạch vốn. Dự án khởi công từ năm 2017 nhưng đến giờ vẫn gặp vướng mắc trong khâu giải phóng mặt bằng. Thành phố đang quyết liệt hoàn thành giải phóng mặt bằng trong năm 2023 và phải hoàn thành dự án trong năm 2024.

Dự án có chiều dài 2.274 m, mặt cắt ngang 50 m. Điểm đầu tuyến đường giao với đường Cát Linh - La Thành - Yên Lãng tại Hoàng Cầu (quận Đống Đa) và điểm cuối tại nút giao thông Voi Phục (quận Ba Đình). Mức đầu tư giai đoạn 1 dự án là 7.211 tỷ đồng từ nguồn ngân sách thành phố, trong đó chi phí xây dựng 627 tỷ đồng, chi phí giải phóng mặt bằng 5.818 tỷ đồng.

Tuyến đường hoàn thành sẽ kết nối đồng bộ với toàn tuyến Vành đai 1 và góp phần giải quyết vấn nạn ùn tắc giao thông trên tuyến đường La Thành, Đê Lê Thành; kết nối giao thông với vùng lõi trung tâm thủ đô.

PHẤN ĐẤU GIẢI NGÂN ĐẠT TRÊN 95% KẾ HOẠCH

Tuần qua, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh ký ban hành Kế hoạch số 220/KH-UBND về thực hiện và giải ngân dự án đầu tư công các tháng còn lại của kế hoạch đầu tư công năm 2023.

Theo đó, TP. Hà Nội phấn đấu kết quả giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2023 đạt trên 95% kế hoạch.

Để làm tốt việc này, các chủ đầu tư; UBND các quận, huyện, thị xã tập trung đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, giải ngân hết kế hoạch vốn được giao và thực hiện theo đúng cam kết giải ngân; các đơn vị xây dựng chi tiết kế hoạch giải ngân quý 3, quý 4/2023 và đến ngày 31/1/2024 của từng dự án.

Các đơn vị, chủ đầu tư cần rà soát kỹ khả năng thực hiện dự án để đề xuất bố trí kế hoạch vốn cho phù hợp, khắc phục tình trạng không giải ngân hết kế hoạch vốn do tính toán, đề xuất không hợp lý.

Đối với các dự án được điều chỉnh kế hoạch vốn đầu tư công trong năm 2023, các chủ đầu tư tập trung quyết liệt, áp dụng các biện pháp bảo đảm giải ngân hết kế hoạch vốn điều chỉnh.

Chủ tịch UBND TP. Hà Nội giao Sở Kế hoạch và Đầu tư chủ trì, phối hợp với các chủ đầu tư tham mưu UBND thành phố trình HĐND thành phố tại kỳ họp tháng 9/2023, gồm rà soát, điều chuyển vốn từ các dự án chậm hoàn thiện thủ tục đầu tư, các dự án chậm triển khai, chậm giải ngân, không khắc phục được các vướng mắc, dự kiến không giải ngân hết kế hoạch vốn sang các dự án có khả năng thực hiện, hấp thụ vốn tốt hơn. 

Sở Tài chính phối hợp với Sở Kế hoạch và Đầu tư tham mưu UBND thành phố cân đối nguồn vốn bố trí bảo đảm theo tiến độ dự án; rà soát, đôn đốc công tác quyết toán công trình hoàn thành.

Các đơn vị thực hiện nghiêm túc chế độ báo cáo định kỳ hằng tháng theo quy định của Luật Đầu tư công và yêu cầu của thành phố. Hằng tháng, các phó chủ tịch UBND thành phố, các sở chuyên ngành thực hiện giao ban xây dựng cơ bản theo chuyên đề đối với các dự án thuộc lĩnh vực, địa bàn phụ trách.

Tỷ lệ giải ngân của các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã; các chủ đầu tư đến hết niên độ ngân sách năm 2023 không đạt tối thiểu 90% kế hoạch được giao là một trong các tiêu chí để xem xét, đánh giá, xếp loại hoàn thành nhiệm vụ của cán bộ và việc không hoàn thành nhiệm vụ 2 năm liên tiếp là một trong những trường hợp để xem xét miễn nhiệm cán bộ theo quy định.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con