Hải Phòng đặc biệt quan tâm phát triển công nghiệp hỗ trợ

Trương Quốc Cường
Chia sẻ

Trong tổng số 28,9 tỷ USD vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài tại Hải Phòng, có hơn 50% vốn được tập trung cho lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ như: sản xuất điện tử, điện thoại, máy tính… 22,3% số vốn cho công nghiệp chế tạo ô tô, xe máy, máy móc, thiết bị dụng cụ, phụ tùng…

Ảnh minh họa
Ảnh minh họa

Theo tổng kết của Sở Công thương thành phố Hải Phòng, giai đoạn 2019 -2023, các ngành công nghiệp trên địa bàn thành phố đang cơ bản phát triển đúng theo định hướng đề ra.

Thành phố tiếp tục duy trì phát triển các ngành công nghiệp truyền thống, có lợi thế như sản xuất phương tiện vận tải, sản phẩm từ kim loại, thiết bị điện, hóa chất - nhựa, chế biến thực phẩm, công nghiệp dệt may, da giày…

Cùng với đó Hải Phòng cũng đang là điểm sáng về thu hút vốn đầu tư nước ngoài có chọn lọc, phát triển các ngành công nghiệp mũi nhọn như: Công nghiệp điện tử - tin học, công nghiệp ứng dụng công nghệ cao; công nghiệp cơ khí chế tạo máy móc thiết bị tiêu chuẩn quốc tế…  

Trong đó, ngành công nghiệp hỗ trợ (chuyên sản xuất nguyên liệu, vật liệu, linh kiện và phụ tùng để hoàn chỉnh các sản phẩm công nghiệp) được thành phố đặc biệt quan tâm. Nhằm từng bước nâng cao trình độ sản xuất công nghiệp của Hải Phòng, đảm bảo chất lượng sản phẩm tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu. 

Theo số liệu tổng kết từ Ban Quản lý khu kinh tế thành phố Hải Phòng, luỹ kế đến hết năm 2023, Hải Phòng có 933 dự án đầu tư nước ngoài còn hiệu lực với tổng vốn đầu tư là 28,9 tỷ USD. Trong đó, có hơn nửa số vốn đầu tư được tập trung cho lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ như: sản xuất điện tử, điện thoại, máy tính... 22,3% số vốn cho công nghiệp chế tạo ô tô, xe máy, máy móc, thiết bị dụng cụ, phụ tùng...

Có thể kể đến những dự án phát triển công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ được đầu tư rất lớn như, tổ hợp các dự án của Tập đoàn LG (Hàn Quốc) với tổng vốn đầu tư đăng ký trên 9,24 tỷ USD; Tổ hợp sản xuất ô tô Vinfast với tổng vốn đầu tư khoảng 7,6 tỷ USD; Tập đoàn Bridgestone với 1,224 tỷ USD; Pegatron với 900 triệu USD; Tập đoàn SK (Hàn Quốc) với 500 triệu USD... 

Cùng với đó, có nhiều dự án công nghiệp hỗ trợ hoạt động trước đây đã tiếp tục tăng vốn đầu tư, mở rộng sản xuất.  

Cụ thể, mới đây UBND thành phố Hải Phòng đã trao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư điều chỉnh tăng vốn cho Dự án nhà máy LG Innotek Hải Phòng giai đoạn 2023 - 2025 với số vốn 1 tỷ USD, nâng tổng vốn đầu tư của dự án lên hơn 2 tỷ USD. Đây là nhà máy chuyên sản xuất các loại linh kiện điện tử phụ trợ cho ngành công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp ô tô, di động, module camera điện thoại...

Công ty TNHH LG Display Việt Nam tại Hải Phòng cũng đã 2 lần tăng vốn, nâng tổng vốn đầu tư hiện nay lên đến 4,65 tỷ USD. Hiện công ty  đang chuẩn bị hoàn thành xây dựng nhà máy H3 mới trên diện tích hơn 4ha tại khu công nghiệp Tràng Duệ. Tăng sản lượng sản phẩm phụ trợ là màn hình OLED nhựa từ 9,6 - 10 triệu sản phẩm/tháng lên 13 - 14 triệu sản phẩm/tháng. Qua đó dự kiến doanh thu xuất khẩu của công ty sẽ tăng thêm khoảng 6,5 tỷ USD/năm; nộp ngân sách thêm khoảng 25 triệu USD/năm, tạo thêm việc làm cho khoảng 10.000 lao động.  

Trong buổi làm việc giữa Sở Công Thương thành phố Hải Phòng và Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) vừa qua, đại diện Sở Công Thương đã nêu kiến nghị về việc xem xét nghiên cứu và ban hành các ưu đãi, hỗ trợ cho việc sản xuất các vật liệu cơ bản như thép chế tạo (phục vụ cho các ngành cơ khí); nguyên phụ liệu, vải và da thuộc cho các ngành dệt may và da - giày; các sản phẩm từ hóa dầu như hạt nhựa, khuôn nhựa, cao su nhân tạo, sợi nhân tạo...

Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công Thương Phạm Tuấn Anh cho biết, các sản phẩm nêu trên đã thuộc Danh mục sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ưu tiên phát triển của Chính phủ. Cụ thể: ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp (miễn 04 năm, giảm 50% trong vòng 09 năm tiếp theo, thuế suất 10% trong vòng 15 năm), thuế nhập khẩu, miễn, giảm tiền thuê đất...

Đồng thời, Chính phủ cũng đang cập nhật, bổ sung một số sản phẩm phù hợp với xu hướng phát triển hiện nay và bổ sung một số chính sách hỗ trợ, ưu đãi mới như hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ nghiên cứu phát triển, tạo điều kiện cho doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển sản xuất kinh doanh…

Ngoài việc đẩy mạnh hoạt động xúc tiến, kêu gọi đầu tư phát triển các dự án công nghiệp, công nghiệp hỗ trợ. Hải Phòng cũng đặc biệt quan tâm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, phát triển năng lực khoa học công nghệ cho doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ. Nỗ lực nâng cao trình độ người lao động trong nhiệm vụ phát triển công nghiệp nói chung và công nghiệp hỗ trợ nói riêng của thành phố. 

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con