Hy Lạp xốc lại bộ máy tài chính
Bộ Tài chính Hy Lạp vừa công bố một loạt biện pháp nâng cao tính minh bạch của hệ thống thuế
Theo tờ Fox Business, hôm 25/5, Bộ Tài chính Hy Lạp đã công bố một loạt biện pháp nâng cao tính minh bạch của hệ thống thuế, như thay thế một loạt quan chức ngành này, tiến hành điều tra nội bộ nhằm vào những hành vi hối lộ, khai man trốn thuế...
Bộ Tài chính Hy Lạp cho biết sẽ thay thế 20 giám đốc phụ trách các văn phòng thuế khu vực, những người không đáp ứng được yêu cầu công việc.
Bên cạnh đó, cơ quan này còn tiến hành điều tra tình hình tài chính của 234 nhân viên, những người chưa nộp thuế trong khoảng thời gian từ 2007-2008; kiểm tra chéo thu nhập, tài sản tài chính và bất động sản của nhân viên nhằm phát hiện những hành vi khai man để trốn thuế.
“Theo điều tra ban đầu, 70 nhân viên Bộ Tài chính có tài sản bất động sản giá trị từ 800.000 đến 3 triệu Euro. Giá trị bất động sản trung bình nhóm này nắm giữ là 1,23 triệu Euro, trong khi thu nhập trung bình theo công bố chỉ là 50.834 Euro”, Bộ Tài chính Hy Lạp cho hay.
Trong khi đó, khi trả lời phỏng vấn trên tờ El Pais của Tây Ban Nha hôm 23/5, Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou khẳng định, “Hy Lạp không cần phải vỡ nợ hay tái cơ cấu. Chúng tôi không lựa chọn hai khả năng này. Chúng tôi sẽ trả hết các khoản vay mà chúng tôi nhận được.”
Thủ tướng Papandreou tin tưởng, chính phủ của ông có thể đạt được mong muốn trong việc yêu cầu người dân ‘thắt lưng buộc bụng’ hơn nữa nhằm thuyết phục các thị trường rằng tình hình tài chính công vẫn đang ổn định.”
Ông Papandreou cũng cho rằng, chính phủ các nước châu Âu đã phản ứng chậm chạp trong việc ngăn chặn khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp lan rộng sang các quốc gia thành viên khác trong khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone).
“Liên minh châu Âu (EU) đã mất khá nhiều thời gian mới ý thức được rằng, sự tấn công của các nhà đầu tư vào Hy Lạp chỉ là tấn công các quốc gia khác, thậm chí còn đe dọa sự ổn định của Eurozone”, Thủ tướng Hy Lạp cho hay.
Để nhận được gói cứu trợ từ EU và Quỹ Tiền tệ Quốc tế để đối phó với cuộc khủng hoảng nợ nghiêm trọng, Hy Lạp đã đưa ra hàng loạt biện pháp tăng thu thuế, thắt chặt chi tiêu, đồng thời nỗ lực thúc đẩy cải cách cơ cấu kinh tế.
Tuy nhiên, Thủ tướng Hy Lạp cho rằng, các biện pháp nghiêm khắc có thể kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế Hy Lạp, do đó ông kêu gọi các biện pháp kích thích từ EU.
“Chúng tôi muốn tạo ra các điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng của nền kinh tế, trong vấn đề này, EU có thể đứng ra hỗ trợ chúng tôi thêm một lần nữa. Sự hỗ trợ này có thể thông qua việc thúc đẩy các dự án cơ sở hạ tầng hay kêu gọi đầu tư vào EU, cụ thể là các quốc gia ở phía Nam cũng như Trung và Đông châu Âu”, ông nói.
Bộ Tài chính Hy Lạp cho biết sẽ thay thế 20 giám đốc phụ trách các văn phòng thuế khu vực, những người không đáp ứng được yêu cầu công việc.
Bên cạnh đó, cơ quan này còn tiến hành điều tra tình hình tài chính của 234 nhân viên, những người chưa nộp thuế trong khoảng thời gian từ 2007-2008; kiểm tra chéo thu nhập, tài sản tài chính và bất động sản của nhân viên nhằm phát hiện những hành vi khai man để trốn thuế.
“Theo điều tra ban đầu, 70 nhân viên Bộ Tài chính có tài sản bất động sản giá trị từ 800.000 đến 3 triệu Euro. Giá trị bất động sản trung bình nhóm này nắm giữ là 1,23 triệu Euro, trong khi thu nhập trung bình theo công bố chỉ là 50.834 Euro”, Bộ Tài chính Hy Lạp cho hay.
Trong khi đó, khi trả lời phỏng vấn trên tờ El Pais của Tây Ban Nha hôm 23/5, Thủ tướng Hy Lạp George Papandreou khẳng định, “Hy Lạp không cần phải vỡ nợ hay tái cơ cấu. Chúng tôi không lựa chọn hai khả năng này. Chúng tôi sẽ trả hết các khoản vay mà chúng tôi nhận được.”
Thủ tướng Papandreou tin tưởng, chính phủ của ông có thể đạt được mong muốn trong việc yêu cầu người dân ‘thắt lưng buộc bụng’ hơn nữa nhằm thuyết phục các thị trường rằng tình hình tài chính công vẫn đang ổn định.”
Ông Papandreou cũng cho rằng, chính phủ các nước châu Âu đã phản ứng chậm chạp trong việc ngăn chặn khủng hoảng nợ công tại Hy Lạp lan rộng sang các quốc gia thành viên khác trong khu vực sử dụng đồng Euro (Eurozone).
“Liên minh châu Âu (EU) đã mất khá nhiều thời gian mới ý thức được rằng, sự tấn công của các nhà đầu tư vào Hy Lạp chỉ là tấn công các quốc gia khác, thậm chí còn đe dọa sự ổn định của Eurozone”, Thủ tướng Hy Lạp cho hay.
Để nhận được gói cứu trợ từ EU và Quỹ Tiền tệ Quốc tế để đối phó với cuộc khủng hoảng nợ nghiêm trọng, Hy Lạp đã đưa ra hàng loạt biện pháp tăng thu thuế, thắt chặt chi tiêu, đồng thời nỗ lực thúc đẩy cải cách cơ cấu kinh tế.
Tuy nhiên, Thủ tướng Hy Lạp cho rằng, các biện pháp nghiêm khắc có thể kìm hãm tốc độ tăng trưởng kinh tế Hy Lạp, do đó ông kêu gọi các biện pháp kích thích từ EU.
“Chúng tôi muốn tạo ra các điều kiện thuận lợi cho sự tăng trưởng của nền kinh tế, trong vấn đề này, EU có thể đứng ra hỗ trợ chúng tôi thêm một lần nữa. Sự hỗ trợ này có thể thông qua việc thúc đẩy các dự án cơ sở hạ tầng hay kêu gọi đầu tư vào EU, cụ thể là các quốc gia ở phía Nam cũng như Trung và Đông châu Âu”, ông nói.