Kết luận vụ “cấm bay quốc tế” đối với Jetstar Pacific
Bộ Giao thông Vận tải vừa có kết luận về quyết định “cấm bay quốc tế” của Cục Hàng không đối với Jetstar Pacific
Thứ trưởng Bộ Giao thông Vận tải Lê Mạnh Hùng vừa có kết luận về quyết định “cấm bay quốc tế” của Cục Hàng không Việt Nam đối với Jetstar Pacific.
Theo đó, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam tiếp nhận hồ sơ xin cấp quyền vận chuyển hàng không quốc tế của Jetstar Pacific theo quy định của pháp luật, đồng thời, tiến hành thẩm định, phê duyệt quyền vận chuyển hàng không quốc tế cho hãng bay này.
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) - đơn vị chiếm cổ phần chi phối trong Jetstar Pacific (75,78%) có nhiệm vụ chỉ đạo Jestar Pacific lập hồ sơ xin cấp quyền vận chuyển hàng không quốc tế theo quy định của pháp luật và gửi đến Cục Hàng không Việt Nam để xem xét, phê duyệt.
Ngoài ra, Jetstar Pacific cần khẩn trương xây dựng và làm việc với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành phù hợp với pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế để được đăng ký biểu tượng trong giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không; xúc tiến cơ cấu lại bộ máy điều hành của Jestar Pacific theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Trước đó, ngày 31/10, Cục Hàng không Việt Nam đã ra văn bản từ chối cấp thương quyền để Jestar Pacific khai thác 10 đường bay đi quốc tế mới (Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao, Malaysia...) và không cho hãng bay giá rẻ này sử dụng các biểu tượng “chữ JET và ngôi sao màu vàng cam”, chữ “Jetstar ngôi sao màu vàng cam” trong khai thác và vận chuyển hàng không.
Nguyên nhân mà Cục Hàng không Việt Nam đưa ra là hãng này chưa đáp ứng được yêu cầu về bộ máy điều hành (tỷ lệ người nước ngoài không được cao hơn một phần ba trong bộ máy điều hành).
Tuy nhiên, sau khi Cục Hàng không Việt Nam ra văn bản trên, Jestar Pacific đã gửi công văn kiến nghị lên Bộ Giao thông Vận tải, yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam thu hồi quyết định “cấm bay quốc tế” và có ý kiến chính thức về việc sử dụng thương hiệu theo đúng Luật Sở hữu trí tuệ của Jestar Pacific.
Đại diện Jestar Pacific giải thích, trong giấy phép mà cơ quan chức năng cấp cho hãng ghi rõ phạm vi vận chuyển là quốc tế và nội địa, không kèm theo bất kỳ hạn chế nào. Vì thế, việc Cục Hàng không Việt Nam ra quyết định cấm bay quốc tế là đi ngược với các văn bản đã ban hành trước đó và không phù hợp với pháp luật, ảnh hưởng đến quyền lợi kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng của hãng.
Theo đó, Bộ Giao thông vận tải yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam tiếp nhận hồ sơ xin cấp quyền vận chuyển hàng không quốc tế của Jetstar Pacific theo quy định của pháp luật, đồng thời, tiến hành thẩm định, phê duyệt quyền vận chuyển hàng không quốc tế cho hãng bay này.
Tổng công ty Đầu tư và Kinh doanh vốn Nhà nước (SCIC) - đơn vị chiếm cổ phần chi phối trong Jetstar Pacific (75,78%) có nhiệm vụ chỉ đạo Jestar Pacific lập hồ sơ xin cấp quyền vận chuyển hàng không quốc tế theo quy định của pháp luật và gửi đến Cục Hàng không Việt Nam để xem xét, phê duyệt.
Ngoài ra, Jetstar Pacific cần khẩn trương xây dựng và làm việc với các cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành phù hợp với pháp luật Việt Nam và công ước quốc tế để được đăng ký biểu tượng trong giấy phép kinh doanh vận chuyển hàng không; xúc tiến cơ cấu lại bộ máy điều hành của Jestar Pacific theo ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Trước đó, ngày 31/10, Cục Hàng không Việt Nam đã ra văn bản từ chối cấp thương quyền để Jestar Pacific khai thác 10 đường bay đi quốc tế mới (Trung Quốc, Đài Loan, Hồng Kông, Ma Cao, Malaysia...) và không cho hãng bay giá rẻ này sử dụng các biểu tượng “chữ JET và ngôi sao màu vàng cam”, chữ “Jetstar ngôi sao màu vàng cam” trong khai thác và vận chuyển hàng không.
Nguyên nhân mà Cục Hàng không Việt Nam đưa ra là hãng này chưa đáp ứng được yêu cầu về bộ máy điều hành (tỷ lệ người nước ngoài không được cao hơn một phần ba trong bộ máy điều hành).
Tuy nhiên, sau khi Cục Hàng không Việt Nam ra văn bản trên, Jestar Pacific đã gửi công văn kiến nghị lên Bộ Giao thông Vận tải, yêu cầu Cục Hàng không Việt Nam thu hồi quyết định “cấm bay quốc tế” và có ý kiến chính thức về việc sử dụng thương hiệu theo đúng Luật Sở hữu trí tuệ của Jestar Pacific.
Đại diện Jestar Pacific giải thích, trong giấy phép mà cơ quan chức năng cấp cho hãng ghi rõ phạm vi vận chuyển là quốc tế và nội địa, không kèm theo bất kỳ hạn chế nào. Vì thế, việc Cục Hàng không Việt Nam ra quyết định cấm bay quốc tế là đi ngược với các văn bản đã ban hành trước đó và không phù hợp với pháp luật, ảnh hưởng đến quyền lợi kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng của hãng.