Khả năng cao sẽ có thêm 1-2 ngân hàng trong Top 25 của Mỹ sụp đổ như SVB?

Kiều Linh
Chia sẻ

Khả năng cao là sẽ có thêm 1-2 ngân hàng với vốn hóa trong top 25 sẽ dễ lâm vào cảnh của SVB, còn các ngân hàng lớn sẽ không chịu nhiều ảnh hưởng vì danh mục đã được đa dạng hóa...

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Công ty CP FIDT vừa có báo cáo phân tích về sự sụp đổ của SVB. Trong đó phân tích chi tiết lý do sụp đổ của Silicon Valley Bank (SVB) và rủi ro lên hệ thống tài chính Mỹ mà nhà đầu tư cần theo dõi chặt chẽ.

CÁC NGÂN HÀNG LỚN ĐANG THỎA THUẬN MUA LẠI HOẠT ĐỘNG SVB

Trước tiên nhìn vào tài sản của SVB, ngân hàng này có tổng tài sản 212 tỷ USD, trong đó tài sản sinh lãi chiếm 97% tổng tài sản. Hai khoản mục lớn nhất trong tài sản là chứng khoán nợ và cho vay lần lượt chiếm tỷ trọng 55% và 35% tài sản.

Với tổng chứng khoán nợ 117 tỷ USD, trong đó đa số là các Trái phiếu chính phủ và Trái phiếu của các tổ chức được chính phủ bảo trợ và chính quyền địa phương. Tổng số này chiếm 99% tổng trái phiếu SVB nắm giữ, trái phiếu doanh nghiệp chỉ chiếm 1%. Vậy trước tiên phải nhận định là tài sản của SVB là các tài sản chất lượng và có tính thanh khoản cao.

Thị trường nợ của Mỹ thường có lãi suất cố định/chiết khấu so mệnh giá, giá trị thị trường có các CK nợ này sẽ tăng giảm nghịch so với lãi suất - giá trái phiếu (bond price) giảm khi lợi suất yêu cầu của trái phiếu (bond yield) tăng và ngược lại.

Yield của trái phiếu tăng nhanh theo đà tăng lãi suất của Fed, với các chứng khoán nợ 117 tỷ USD (55% tổng tài sản) của SVB thì nếu định giá thị trường đám trái phiếu này đã mất giá đáng kể.

Theo bảng cân đối kết toán thì tính đến 31/12/2022, tổng giá trị của Chứng khoán nắm giữ đến ngày đến hạn (HTM) đã giảm đáng kể và SVB đang có khoản lỗ chứng khoán chưa hiện thực hóa là hơn 15 tỷ USD.

Chất lượng tài sản của SVB. 
Chất lượng tài sản của SVB. 

Vậy rõ ràng câu chuyện ở đây là đang giữ chứng khoán và giá trị thường của các chứng khoán này đang giảm giá và với 1 danh mục nắm giữ như trên thì ngân hàng cần phải có các chiến lược quản trị rủi ro tài sản có và phòng vệ rủi ro (hedging) nếu phải bán các chứng khoán này và lỗ giả thành lỗ thật.

Các ngân hàng thường sử dụng hoán đổi lãi suất (Interest rate swap) về lãi suất cố định và lãi suất thả nổi, hiểu đơn giản là nếu trái phiếu giảm giá ngân hàng sẽ có lãi từ hợp đồng hoán đổi để bù đắp. Theo số liệu cuối 2022, SVB chỉ phòng vệ (hedge) bằng hợp đồng hoán đổi (SWAP) với giá trị hợp đồng 550 triệu USD, gần như không đáng kể so với danh mục chứng khoán nợ trị giá 120 tỷ USD.

Sau khi một số thông tin rumor về rủi ro và khả năng hạ xếp hạng tín nhiệm với SVB được lan truyền ở thung lũng Silicon dẫn đến sự rút tiền gửi của nhiều cá nhân, đặc biệt là một số tổ chức có tiền gửi lớn.

Sau khi thông tin về việc SVB bán ra 21 tỷ USD chứng khoán nợ để trả tiền gửi và ghi nhận lỗ khoảng 1,8 tỷ USD đã gây lo lắng cho thị trường về nguy cơ áp lực rút tiền sẽ khiến ngân hàng này phải bán toàn bộ chứng khoán và các tài sản có tính thanh khoản cao và nếu áp lực tiếp diễn sẽ khiến ngân hàng mất thanh khoản và hiện thực hóa các khoản lỗ.

Chỉ trong ngày sau khi tin tức lan truyền, ngân hàng này đã “sụp đổ” và FDIC đã thực hiện các thủ tục bảo vệ người gửi tiền như quy định.

FDIC là cơ quan bảo hiểm tiền gửi Liên bang Mỹ và sẽ bảo vệ tiền gửi khách hàng theo 2 cách: trả tiền cho người gửi tiền đến giới hạn bảo hiểm tiền gửi (hiện là 250 nghìn USD – mỗi người gửi tiền sẽ được bảo hiểm tối đã 250 nghìn USD, phần tiền gửi vượt quá 250 nghìn USD được xem là không được bảo hiểm)

Cách 2 là tiếp quản quản lý tài sản và nợ của ngân hàng, FDIC sẽ bán tài sản của ngân hàng để tiếp tục chi trả cho người gửi tiền. Ở cách này, FDIC thường xúc tiến các ngân hàng khỏe (healthy) mua lại ngân hàng/bộ phận của ngân hàng đang xử lý.

Kết quả bước đầu theo thông tin FIDT có được (chưa xác thực) như sau: Các ngân hàng lớn đang thảo luận việc mua lại các hoạt động kinh doanh của SVB. FDIC đang cân nhắc về bảo hiểm tiền gửi/bán các tài sản có thể cover lên tới hơn 95% tổng tiền gửi không được bảo hiểm khi bán cho bên mua.

Việc chi trả theo bảo hiểm tiền gửi (250k USD/người gửi tiền) có thể thực hiện ngay vào thứ 2 ngày mai 13/03. 50% số tiền gửi ngoài bảo hiểm có thể được chi trả ngay trong tuần sau. Lưu ý, tính đến cuối năm 2022, 87,5% tiền gửi của SVB đã vượt quá giới hạn của Bảo hiểm FDIC (151,5 tỷ USD trong tổng số 173,1 tỷ USD).

CHƯA ĐỦ CƠ SỞ PHỎNG ĐOÁN LAN RỘNG TOÀN HỆ THỐNG TÀI CHÍNH MỸ

SVB là ngân hàng rủi ro hơn trung bình hệ thống. Tỷ lệ LDR của hệ thống ngân hàng Mỹ (tính đến 22/02/2023) ở mức dưới 70%, thấp hơn nhiều so tỷ lệ gần 110% của SVB và thấp hơn đáng kể của hệ thống thời điểm trước Đại khủng hoảng 2008 ở mức trên 95%.

Tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 của hệ thống NHTM Mỹ hiện ở mức trên 13,5% (CAR chỉ tính vốn cấp 1), cao hơn nhiều so mức gần 10% trước Khủng hoảng 2008, cho thấy khả năng chống chịu của hệ thống hiện tại là tốt hơn giai đoạn trước.

Khả năng cao sẽ có thêm 1-2 ngân hàng trong Top 25 của Mỹ sụp đổ như SVB? - Ảnh 1

Rõ ràng khi phải bán cắt lỗ chứng khoán thì vốn tự có của SVB còn gần như không đáng kể (cột màu vàng) trong khi đó ảnh hưởng đến nhiều ngân hàng khác là không quá tồi tệ.

Ngoài ra, top 8 ngân hàng lớn nhất của mỹ chỉ giữ tầm 7% trái phiếu thế chấp BDS MBS (tài sản mà SVB sẽ phải bán tháo nhiều) so với 24% của toàn hệ thống ngân hàng mỹ. Điều này gây nghi ngại sẽ chỉ có Bankrun ở các ngân hàng nhỏ, ngân hàng khu vực khả năng cao là sẽ có thêm 1-2 ngân hàng với vốn hóa trong top 25 sẽ dễ lâm vào cảnh của SVB, còn các ngân hàng lớn sẽ không chịu nhiều ảnh hưởng vì danh mục đã được đa dạng hóa. Nếu có bankrun hoặc fail.

Thực tế các năm vừa khi không có ngân hàng thất bại mới là những năm đặc biệt, còn theo thống kê thì việc có ngân hàng failed hàng năm không phải là chuyện hiếm, chỉ là hiện tại diễn ra ở thời điểm hết sức nhạy cảm.

Rõ ràng khi phải bán cắt lỗ chứng khoán thì vốn tự có của SVB còn gần như không đáng kể (cột màu vàng).
Rõ ràng khi phải bán cắt lỗ chứng khoán thì vốn tự có của SVB còn gần như không đáng kể (cột màu vàng).

Từ đó, FIDT cho rằng hệ thống ngân hàng Mỹ “khỏe” hơn giai đoạn 2008 và sự cố SVB có thể tác động đến một số ngân hàng có tính chất tương tự như SVB và quản trị rủi ro kém. Chưa đủ cơ sở để phỏng đoán rủi ro lan rộng hệ thống.

Lưu ý, rủi ro hiện tại đang ở các ngân hàng thương mại (không phải ngân hàng đầu tư như 2008). Với NHTM là ảnh hưởng đến người gửi tiền và Fed sẽ can thiệp khi thấy những rủi ro mang tính hệ thống, chưa kể các khoản tiền gửi vào NHTM sẽ được bảo hiểm tiền gửi của FDIC và hành động xử lý của FDIC như trên để giải quyết vấn đề.

Về rủi ro hiện tại, FIDT khuyến nghị nên thận trọng với các khoản trading và nên tuân thủ TA khi có dấu hiệu bán tháo (đặc biệt theo dõi hành động khối ngoại), cân nhắc giảm tỷ trọng. Với danh mục đầu tư, hiện tại tuy rủi ro nhưng thị trường chứng khoán Việt Nam đã phản ánh nhiều rủi ro hiện tại của nội tại. Do đó, đây vẫn là thời kỳ quan tốt cho tích lũy tài sản.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con