Khai mở dư địa du lịch, Thanh Hóa dần "hái quả ngọt" từ khách quốc tế

Nguyễn Thuấn Thiên Anh
Chia sẻ

Quý I/2024, tỉnh Thanh Hóa đón gần 34.000 lượt khách quốc tế, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2023, minh chứng cho thấy hiệu quả từ việc thực hiện chính sách thị thực và triển khai đồng bộ chương trình quảng bá, xúc tiến, kích cầu du lịch nhằm thu hút khách quốc tế đến Thanh Hóa.

Khách du lịch quốc tế tắm mát tại thác Hiêu, xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước
Khách du lịch quốc tế tắm mát tại thác Hiêu, xã Cổ Lũng, huyện Bá Thước

Theo báo cáo của Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa, quý I năm 2024, tổng lượt khách đến Thanh Hóa ước đạt trên 2,5 triệu lượt khách, tăng 10% so với cùng kỳ năm 2023. Trong đó, khách quốc tế đạt gần 34.000 lượt, tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2023.

Các điểm đến được đông đảo khách quốc tế lựa chọn khi đến Thanh Hóa, như: Khu du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông (Bá Thước); Khu đô thị du lịch biển Sầm Sơn (TP Sầm Sơn); Di sản văn hóa thế giới Thành Nhà Hồ (Vĩnh Lộc); các khu nghỉ dưỡng, vui chơi, giải trí tại thị xã Nghi Sơn;... Trong đó, chủ yếu là khách đến từ các nước: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Pháp, Đức, Anh,...

DẦN NẮM BẮT THỊ HIẾU CỦA KHÁCH QUỐC TẾ

Khách quốc tế hàng năm trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa chỉ chiếm khoảng 2,5 - 4% tổng lượng khách du lịch, thì tại Khu Du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông những năm gần đây, lượng khách quốc tế chiếm từ 10 - 15%.

Theo những chia sẻ của các quản lý tại nhiều khu resort ở Pù Luông cho biết khách quốc tế thường có khả năng chi tiêu cao, song họ yêu cầu chất lượng dịch vụ cao, đa phần ưu tiên các điểm đến thiên nhiên và coi trọng yếu tố du lịch xanh, an toàn, bền vững. Tuy nhiên, lượng khách quốc tế đến Khu Du lịch sinh thái cộng đồng Pù Luông ngày càng tăng mạnh, thậm chí điểm đến này được xem là một “ẩn số” với những người yêu thích khám phá.

Nếu như nhiều điểm đến khác bị ảnh hưởng bởi yếu tố mùa vụ, thì Pù Luông mỗi thời điểm trong năm đều mang đến cho du khách những trải nghiệm thú vị khác nhau. Điều đó cho thấy khu du lịch này đã, đang đáp ứng được nhiều “đòi hỏi” khắt khe của khách quốc tế. 

Nắm bắt nhu cầu, thị hiếu của khách quốc tế, trong những năm gần đây, cùng với sự phát triển của hệ thống cơ sở lưu trú, nhà hàng ăn uống, các dịch vụ như cho thuê xe mô tô, xe jeep địa hình hay các tour khám phá tại đây ngày càng phát triển.

Anh Thac Lecong (du khách Mỹ) cho biết: “Tôi cùng bạn bè đã đến Pù Luông nhiều lần, song mỗi lần đều là những trải nghiệm thú vị. Điều khiến chúng tôi cảm thấy ấn tượng hơn cả chính là sự thân thiện của người dân, nhiều người còn sử dụng thành thạo ngoại ngữ, nhiệt tình giúp đỡ khi chúng tôi cần hỗ trợ”.

Nhờ đó, thị trường khách quốc tế đến Pù Luông ngày càng được mở rộng. Thông tin từ các khu nghỉ dưỡng tại đây, những năm trước, chủ yếu là khách đến từ Anh, Pháp, Mỹ, Đức, Bỉ, thì nay đã đón được nguồn khách lớn đến từ các nước Canada, Úc, Italia, Scotland, Hy Lạp, Tây Ban Nha, Israel...

KHAI MỞ DƯ ĐỊA DU LỊCH

Tín hiệu tích cực từ thị trường khách quốc tế cho thấy hiệu quả từ việc thực hiện chính sách thị thực và triển khai đồng bộ chương trình quảng bá, xúc tiến, kích cầu du lịch nhằm thu hút khách quốc tế đến Thanh Hóa trong thời gian qua.

Với gần 34.000 nghìn lượt khách, tổng thu từ khách quốc tế ước đạt gần 14,8 triệu USD, tăng 18,3% so với cùng kỳ năm 2023. Qua đó, góp phần nâng tổng thu du lịch của toàn tỉnh Thanh Hóa trong 3 tháng đầu năm đạt hơn 2,4 nghìn tỷ đồng, tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2023.

Với tiềm năng, lợi thế sẵn có, những năm qua, tỉnh Thanh Hóa coi trọng công tác xúc tiến đầu tư vào lĩnh vực du lịch, đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư chiến lược. Tính đến thời điểm này, Thanh Hóa đã thu hút được 81 dự án với tổng vốn đăng ký khoảng 146.000 tỷ đồng.

Với mục tiêu đón 850.000 lượt khách quốc tế vào năm 2025 và trở thành điểm đến yêu thích của khách quốc tế, tỉnh Thanh Hóa đã và đang nỗ lực triển khai, thực hiện đồng bộ một số giải pháp trọng tâm như: phát triển sản phẩm du lịch xanh, an toàn, gần gũi thiên nhiên; đẩy mạnh xúc tiến tại các thị trường khách tiềm năng như châu Âu, châu Mỹ; ứng dụng du lịch thông minh; phối hợp với các doanh nghiệp lữ hành, hàng không, cơ quan báo chí nhằm xúc tiến, tổ chức chương trình giới thiệu du lịch Thanh Hóa tại nước ngoài.

Cùng với đó, tỉnh này đón các đoàn famtrip, presstrip quốc tế đến khảo sát du lịch; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đẩy nhanh tiến độ triển khai các dự án đầu tư du lịch khu nghỉ dưỡng cao cấp... Đồng thời đẩy mạnh liên kết, hợp tác với các trọng điểm là “nguồn cung” khách quốc tế trong cả nước.

 

 

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con