Khi dệt may, da giày tự chủ nguyên phụ liệu: Sẽ thoát “kiếp gia công”

Song Hà
Chia sẻ

Xây dựng trung tâm giao dịch, phát triển cung ứng nguyên phụ liệu da giày, túi xách và dệt may sẽ giúp hai ngành này giảm phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu, thoát “ kiếp gia công”, nâng cao giá trị gia tăng cho sản phẩm. Tuy nhiên, để thành công, rất cần sự hỗ trợ từ Nhà nước về cơ chế chính sách, nguồn lực…

Việc hình thành trung tâm nguyên, phụ liệu với ngành dệt may, da giày cần xúc tiến sớm để doanh nghiệp tự chủ nguyên liệu.
Việc hình thành trung tâm nguyên, phụ liệu với ngành dệt may, da giày cần xúc tiến sớm để doanh nghiệp tự chủ nguyên liệu.

Dệt may và da giày là hai ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam với kim ngạch xuất khẩu luôn tăng trưởng qua các năm, mức tăng bình quân hơn 10%/năm. Theo báo cáo của Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) và Tạp chí World Footwear, Việt Nam là quốc gia xuất khẩu da giày lớn thứ hai và thứ ba thế giới về  dệt may.

PHÓ MẶC NGUYÊN VẬT LIỆU CHO NƯỚC NGOÀI

Với 16 hiệp định thương mại tự do (FTA) được ký kết, Việt Nam tiếp cận và thiết lập quan hệ thương mại với gần 230 thị trường. Hai ngành hàng da giày, túi xách và dệt may được hưởng lợi nhiều nhất, với kim ngạch xuất khẩu lớn. Bên cạnh được hưởng ưu đãi về mặt thuế quan, các ngành này cũng đa dạng hóa được thị trường xuất khẩu, tránh phụ thuộc vào một thị trường duy nhất.

Tuy nhiên, Hiệp hội Da giày - Túi xách Việt Nam (Lefaso) nhận định thách thức lớn của hai ngành dệt may, da giày hiện nay là quá tập trung vào gia công và phó mặc nguyên, vật liệu cho chuỗi cung ứng ngoài nước. Đối tác xuất khẩu từ chối nhận hàng gia công nếu không sử dụng nguyên liệu từ nhà cung cấp được chỉ định, vì thế có đến 70% doanh nghiệp vẫn theo phương thức gia công, đầu vào do bên mua cung cấp (CMT). Hệ quả, lợi nhuận chỉ được 1-3% trong đơn hàng gia công, thấp nhất toàn chuỗi giá trị và gần như không thương lượng được giá. Doanh nghiệp muốn có lợi nhuận phải nhờ vào chi phí nhân công.

Một trong những nguyên nhân chính Lefaso chỉ ra là do ngành công nghiệp hỗ trợ cung ứng nguyên, phụ liệu cho dệt may và da giày chưa phát triển. Hiện nay, phần lớn nguyên liệu sản xuất phục vụ xuất khẩu được nhập khẩu từ Trung Quốc, Hàn Quốc và các nước ASEAN. Vì thế, để đáp ứng tỷ lệ xuất xứ nội khối theo yêu cầu của các FTA là một trở ngại lớn.

Mặt khác, dù kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may và da giày vẫn tăng trưởng đều đặn, nhưng giá trị đóng góp của các doanh nghiệp trong nước không cải thiện đáng kể trong 10 năm qua. Hơn 60% giá trị xuất khẩu dệt may thuộc đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) mặc dù doanh nghiệp nước ngoài chỉ chiếm 24%; với ngành da giày, FDI chiếm gần 80% về kim ngạch xuất khẩu và chỉ chiếm gần 30% về số lượng.

Ngoài hai tiêu chí bắt buộc là chất lượng và giá cả, nhãn hàng phải đảm bảo các công ty cung ứng nguyên, phụ liệu không vi phạm trách nhiệm xã hội, môi trường để tránh rủi ro. Nếu cho nhà máy quyền mua nguyên vật liệu, nhãn hàng phải biết đối tác của họ là ai để thuê đơn vị kiểm toán độc lập đến đánh giá tổng thể. Quá trình đó phải mất ít nhất vài tháng, trong khi lịch sản xuất đã lên trước cả năm.

Bên cạnh đó, thị trường kinh doanh giao dịch mua bán nguyên, phụ liệu dệt may, da giày tại Việt Nam hầu như không có. Chỉ có một vài chợ bán nguyên, phụ liệu hộ gia đình phục vụ cho kinh doanh nhỏ lẻ của thị trường nội địa. Các nhà máy nhập khẩu nguyên, phụ liệu theo chính sách ưu đãi miễn thuế nhập khẩu đầu vào nên chủ yếu chỉ dành cho sản xuất. Những nhà máy có sản xuất nguyên, phụ liệu cũng chỉ đủ cung ứng cho nhu cầu sản xuất sản phẩm xuất khẩu của chính nhà máy mình.

Riêng với ngành da giày, theo báo cáo thống kê, Việt Nam hiện có khoảng 129 doanh nghiệp đầu tư vào sản xuất nguyên, phụ liệu da giày. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 20 doanh nghiệp trong nước đủ sức cung ứng nguồn nguyên liệu cao cấp. Điều này khiến các nhà sản xuất da giày gặp nhiều khó khăn trong việc chủ động đơn hàng và nguồn nguyên liệu.

“Bài toán đặt ra là hơn 60 - 70% số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ của ngành dệt may, da giày Việt Nam phải loay hoay tự đi tìm nguồn cung nguyên liệu hoặc phải chạy theo sự chỉ định của khách hàng”, Lefaso nêu rõ. Điều này sẽ tiềm ẩn rất nhiều rủi ro trong thời gian tới, khi hàng loạt các chính sách mới từ các nước nhập khẩu đang đưa ra như: các yêu cầu về truy xuất nguồn gốc sản phẩm, yêu cầu thực hiện trách nhiệm xã hội và môi trường, trong tương lai gần là tỷ lệ tái chế trong sản phẩm. Ngoài ra, các chính sách khác có khả năng tác động cao đến ngành là chính sách tính thuế carbon với hàng hóa nhập khẩu vào EU, thuế tối thiểu toàn cầu.

CẦN NHỮNG GIẢI PHÁP ĐỘT PHÁ

Để tiếp tục phát triển ngành trong giai đoạn sắp tới, ông Nguyễn Đức Thuấn, Chủ tịch Lefaso, cho rằng cần có những giải pháp đột phá để nâng cấp chuỗi giá trị ngành nhằm tạo ra những lợi ích lâu dài và bền vững hơn. Nâng cấp chuỗi giá trị được hiểu như là việc thay đổi, dịch chuyển các hoạt động nhằm tạo ra giá trị gia tăng cao hơn. Giá trị cao hơn có thể đạt được bằng cách dịch chuyển sang sản xuất các sản phẩm có giá trị cao hoặc tăng cường thêm các phân khúc mới trong chuỗi giá trị như tham gia vào khâu thiết kế và marketing.

“Muốn làm được điều đó, không có cách nào khác, phải thúc đẩy phát triển hoạt động của thị trường cung ứng nguyên, phụ liệu theo hướng quy mô, chuẩn hóa và minh bạch. Có như vậy mới giúp các doanh nghiệp trong ngành, đặc biệt là các doanh nghiệp nhỏ và vừa đổi mới sáng tạo và nâng cao tính năng động, hiệu quả, có cơ hội vươn lên tham gia mạnh mẽ hơn vào chuỗi cung ứng của ngành”, ông Thuấn nhấn mạnh.

Hiện nay, các chợ nguyên, phụ liệu đang hoạt động nhỏ lẻ, manh mún và không hiệu quả, vì vậy, theo ông Thuấn, về lâu dài, Việt Nam phải có trung tâm giao dịch và phát triển cung ứng nguyên, phụ liệu. Bởi khi thị trường và ngành dệt may, da giày trong nước phát triển sẽ cần có nơi để tập trung mẫu, phân phối nguyên, phụ liệu, đầu tư, chuyển giao công nghệ và giao dịch giữa các doanh nghiệp trong và ngoài nước. Mô hình này đã được thực hiện rất thành công tại Trung Quốc, nơi được xem là công xưởng lớn của ngành thời trang thế giới.

Ông Thuấn kiến nghị xây dựng khu trung tâm giao dịch phát triển nguyên, phụ liệu và đổi mới sáng tạo ngành thời trang Việt Nam tại Bình Dương. Trung tâm sẽ quy tụ được các nhà cung ứng sản phẩm nguyên, phụ liệu phục vụ sản xuất dệt may, da giày, giúp nhà máy không mất công tìm kiếm. Đặc biệt rút ngắn thời gian ra mẫu chào hàng do nhà máy đã chủ động có được nguồn cung ứng sẵn có; chi phí giá cả sẽ cạnh tranh hơn. Từ đó, hình thành nên thị trường giao dịch nguyên, phụ liệu ngành thời trang được chuẩn hóa và minh bạch. Đồng thời hình thành các giao dịch và hoạt động về nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ sản xuất nhằm giúp các doanh nghiệp tiệm cận nhanh tới các công nghệ mới, công nghệ sạch...

Nội dung bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 38-2024 phát hành ngày 16/09/2024. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây:

https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam

Khi dệt may, da giày tự chủ nguyên phụ liệu: Sẽ thoát “kiếp gia công” - Ảnh 1

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con