Kinh doanh xuất khẩu lao động: Lập chi nhánh hay cho thuê giấy phép?

Chia sẻ

Dưới áp lực của khoán, nhiều chi nhánh, trung tâm xuất khẩu lao động đã “vơ bèo vạt tép” bất cứ hợp đồng cung ứng nào có thể

Thị trường lao động ngoài nước khó khăn, trong ba tháng đầu năm đã có 6.000 lao động phải về trước hạn, nhưng hầu như phần thiệt do người lao động gánh chịu.
Thị trường lao động ngoài nước khó khăn, trong ba tháng đầu năm đã có 6.000 lao động phải về trước hạn, nhưng hầu như phần thiệt do người lao động gánh chịu.
Dưới áp lực của khoán, nhiều chi nhánh, trung tâm xuất khẩu lao động đã “vơ bèo vạt tép” bất cứ hợp đồng cung ứng nào có thể.

Cứ tuyển chọn, thu tiền và đưa đi. Lỗi đâu, lao động chịu!

Những khoản nợ lần lữa

Hai lao động tại huyện Kim Động (Hưng Yên) là anh Bùi Văn Thuận và anh Lê Văn Hiệp ngao ngán đứng trước cổng Trung tâm Đào tạo và Xuất khẩu lao động Taylor (thuộc Công ty Cổ phần Xuất khẩu lao động và Thương mại Bảo Việt, tỉnh Tây Ninh) tại số 181, 182, 183 Khu đô thị mới Đại Kim, Hoàng Mai, Hà Nội.

Đây là lần thứ sáu kể từ tháng 9/2008, anh Thuận và Hiệp đến trung tâm này để đòi khoản nợ 8.200 USD đã nộp với lý do “tạm thu bảo đảm lao động đi nước ngoài”. Khoản tiền này hai anh nộp từ tháng 5/2008 để trung tâm đưa sang Czech làm việc.

Tới nay, đã không đi được, mà việc đòi lại khoản tiền này rất khó khăn.

Chị Phạm Thị Minh Hải, quê tại thị trấn Thị Cầu (Bắc Ninh) vừa trở về từ Nga, đang khóc dở vì khoản tiền chi phí trước khi đi đã nộp, mà không đòi lại được vì Trung tâm Đào tạo và Xuất khẩu lao động Viglacera phủ nhận trách nhiệm và đẩy hết lỗi về phía người lao động.

Ngày 20/1/2009, chị Hải được trung tâm này đưa sang Nga làm việc tại công ty Milatek với bản hợp đồng ghi lương tối thiểu là 4.400 USD/năm, nhưng thực tế công việc cho thấy thu nhập của chị chưa được 50.000 đồng/ngày. Cộng thêm với chi phí ăn ở là 140 USD phải nộp mỗi tháng, chị làm chưa đủ nuôi miệng.

Chị Hải đã xin về nước sau một tháng làm việc. Trung tâm đẩy hết lỗi về phía chị Hải để tránh phải trả lại một phần chi phí 1.800 USD.

Việc chây ỳ không trả nợ cho người lao động, hoặc đẩy hết lỗi về phía người lao động như vậy ngày càng nhiều. Thị trường lao động ngoài nước khó khăn, trong ba tháng đầu năm đã có 6.000 lao động phải về trước hạn, nhưng hầu như phần thiệt do người lao động gánh chịu.

Có trường hợp người lao động được đưa sang Qatar làm việc với hợp đồng 24 tháng, nhưng được 17 tháng phải về nước do hết việc. Tổng chi phí trước khi đi, lao động này phải nộp lên tới 36 triệu đồng, trong khi thu nhập qua 17 tháng làm việc là 45 triệu đồng. Tính ra 17 tháng này, người lao động cũng chỉ làm được chín triệu đồng.

Với những lao động này, khi thanh lý hợp đồng, cũng chỉ được trả lại một phần tiền phí quản lý khoảng gần hai triệu đồng.

Quản lý bằng cách khoán?

Anh Thuận và Hiệp không biết tới Công ty Cổ phần Xuất khẩu lao động và Thương mại Bảo Việt (tỉnh Tây Ninh) như thế nào, mà chỉ biết tới Trung tâm Taylor là một chi nhánh của công ty này.

Chị Hải cũng không biết Tổng công ty Viglacera ra sao, mà chỉ biết trung tâm đào tạo và xuất khẩu lao động trực thuộc tổng công ty này.

Nhưng tới nay, khi những trung tâm này giải quyết dây dưa với người lao động, đơn vị có giấy phép, chịu trách nhiệm trước pháp luật lại hoàn toàn im tiếng, bởi vì chính họ cũng không biết các chi nhánh dưới quyền mình tuyển dụng người lao động thế nào, thu tiền bao nhiêu, và đối xử với người lao động như thế nào.

Theo luật đưa người lao động đi làm việc ở nước ngoài, hoạt động xuất khẩu lao động là một ngành nghề có điều kiện. Để được cấp phép đưa lao động ra nước ngoài làm việc, doanh nghiệp phải đáp ứng được các tiêu chí đưa ra. Mỗi doanh nghiệp có giấy phép được phép mở tối đa không quá ba chi nhánh.

Do việc xin giấy phép không dễ dàng nên ngay sau khi có giấy phép, không ít doanh nghiệp đã mở các chi nhánh và các trung tâm đào tạo, sau đó ủy quyền cho các chi nhánh, trung tâm này làm mọi việc như một doanh nghiệp độc lập, từ ký hợp đồng với công ty môi giới nước ngoài để cung ứng lao động, tới việc tuyển chọn và thu tiền của người lao động, và quản lý bằng cơ chế khoán.

Chỉ có một điều khác là mỗi khi đưa người lao động sang nước ngoài làm việc, các chi nhánh, trung tâm phải đưa qua giấy phép của công ty mẹ. Không ít công ty có được giấy phép đã cho các chi nhánh, trung tâm thuê lại bằng cách với mỗi lao động đi, họ thu lại vài trăm USD, còn phó mặc chuyện thu chi cho các trung tâm, chi nhánh.

Một số công ty khác lại không “ăn theo” số lao động, mà khoán “một cục” cho các trung tâm, chi nhánh này, mà không cần biết họ làm ăn thế nào.

Bởi vậy, có 150 doanh nghiệp được cấp giấy phép xuất khẩu lao động nhưng hoạt động thực tế ít nhất phải hơn 400 doanh nghiệp. Tình trạng cho thuê giấy phép này được bộc lộ rõ khi số lao động về nước trước hạn tăng, các trung tâm, chi nhánh làm ăn kiểu chụp giật đã không có tiền để thanh lý hợp đồng với người lao động.

Nhất là trong thời điểm này, khi thị trường lao động ngoài nước khó khăn, dưới áp lực của khoán, các trung tâm, chi nhánh đã tuyển lao động cho bất cứ hợp đồng nào có được, mà không cần thẩm định kỹ xem mức lương do môi giới chào có đúng không, điều kiện ăn ở thực của người lao động thế nào...

Kết quả là cứ tuyển, thu tiền và đưa sang. Còn lỗi đâu lao động chịu!

Tây Giang (SGTT)

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con