Lâm Đồng: Đóng đèo Prenn một năm để cải tạo và mở rộng

Xuân Nghi
Chia sẻ

Đầu tư cải tạo đèo Prenn với tinh thần không để hạn chế tầm nhìn, bảo đảm an toàn giao thông, trồng thêm hoa và cây xanh dọc tuyến nhằm phủ xanh việc bê tông hóa, hạn chế tác động đến rừng…

Tỉnh Lâm Đồng sẽ đóng đường đèo Prenn một năm, kể từ tháng 4/2022 để cải tạo và mở rộng.
Tỉnh Lâm Đồng sẽ đóng đường đèo Prenn một năm, kể từ tháng 4/2022 để cải tạo và mở rộng.

Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng có văn bản thống nhất chủ trương cải tạo, mở rộng đường đèo Prenn - cửa ngõ đi vào TP. Đà Lạt, để giảm thiểu tai nạn giao thông, giải quyết tình trạng quá tải, kẹt xe xảy ra những lúc cao điểm có đông khách du lịch.

Phương án được Sở Giao thông vận tải Lâm Đồng trình lên Lãnh đạo chính quyền tỉnh. Theo đó, Sở Giao thông vận tải Lâm Đồng đề xuất đầu tư cải tạo đèo Prenn với tinh thần không để hạn chế tầm nhìn, bảo đảm an toàn giao thông, trồng thêm hoa và cây xanh để phủ xanh việc bê tông hóa, hạn chế tác động đến rừng…

Dự án cải tạo, mở rộng đèo Prenn có tổng chiều dài 7,4km, có điểm đầu nối liền cao tốc Liên Khương - Prenn, điểm cuối giáp nút giao thông đường đèo Prenn với đường 3 tháng 4 thuộc phường 3, TP. Đà Lạt. Tổng kinh phí thực hiện 514 tỷ đồng từ ngân sách của tỉnh.

Dự án có quy mô 4 làn xe ô tô theo tiêu chuẩn đường cấp 3 miền núi, tốc độ thiết kế 60km/h, nền đường rộng 15m và mặt đường 14m. Dự án sẽ mở rộng đèo Prenn 15m (chiều rộng hiện hữu của mặt đường đèo là 8m). Nắn đường các taluy dương và taluy âm để bảo đảm thành một tuyến thông suốt, các đoạn cua sẽ được khắc phục nhưng vẫn giữ được độ dốc, cũng như kế thừa tuyến Prenn hiện hữu.

Trên toàn tuyến có hạng mục xây cầu cạn dài 120m để cải tạo đường cong tại km225+829, kết hợp với vọng ngắm cảnh; xây dựng khoảng 4 vịnh đậu xe để hạn chế các phương tiện giao thông dừng đỗ trong phần đường xe chạy và làm 2 đường lánh nạn.

 
Dự án do Sở Giao thông vận tải Lâm Đồng làm chủ đầu tư, dự kiến sẽ khởi công vào tháng 4/2022 và hoàn thành, đưa vào sử dụng tháng 3/2023. Ủy ban nhân dân tỉnh Lâm Đồng cho hay, việc cải tạo, mở rộng đường đèo Prenn sẽ góp phần giải quyết tình trạng quá tải, kẹt xe tại cửa ngõ đi vào TP. Đà Lạt, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế và du lịch của Đà Lạt nói riêng, tỉnh Lâm Đồng nói chung.

Đèo Prenn là đèo núi thuộc tỉnh Lâm Đồng, hướng từ huyện Đức Trọng đi Đà Lạt và thuộc phường 3, TP. Đà Lạt. Đèo dài 11 km, cách trung tâm Đà Lạt khoảng 10 km. Đường đèo quanh co uốn lượn, hai bên đường là những cánh rừng nguyên sinh, đặc biệt là rừng thông xanh ba lá, bạt ngàn góp phần tạo nên khí hậu mát mẻ của thành phố sương mù Đà Lạt. Đèo Prenn uốn lượn qua một thác rất đẹp là thác Prenn. Đèo Prenn là tuyến đường thơ mộng vào TP. Đà Lạt, được xây dựng từ năm 1943 bởi nhà thầu Groos, Cộng hòa Pháp.

Theo kế hoạch, dự án cải tạo, mở rộng đường đèo Prenn sẽ thi công trong khoảng thời gian một năm. Trong thời gian này, cơ quan chức năng sẽ cắm biển cấm đi lại trên đèo Prenn; người và phương tiện được phân luồng lưu thông trên đèo Mimosa để ra/vào TP. Đà Lạt.

Trước đó, có ý kiến cho rằng nên giữ nguyên đèo Prenn và mở rộng các tuyến đường khác để ra/vào TP. Đà Lạt, như đèo Mimosa (song song đèo Prenn), hoặc tuyến mới qua hồ Tuyền Lâm. Luồng ý kiến này vốn lo ngại dự án sẽ làm mất đi vẻ đẹp tự nhiên, thơ mộng vốn có của đường đèo Prenn khúc khuỷu thơ mộng.

Với đặc điểm bề rộng hẹp, độ dốc cao, quanh co, khúc khuỷu, đường đèo Prenn cũng là cung đường đầy nguy hiểm đối với cánh lái xe do thường xảy ra tai nạn, nhất là những lúc trời mưa, có sương mù, hay bị sạt lở đất, gãy đổ cây rừng…

Vụ tai nạn thảm khốc sáng ngày 19/6/2016 giữa ô tô du lịch 45 chỗ của Công ty du lịch Lê Mỹ, đang chở du khách đổ đèo Prenn (Đà Lạt về Đức Trọng) đã tông vào ô tô 29 chỗ của Công ty Thanh Lịch (Phan Thiết, Bình Thuận) đang leo đèo theo hướng ngược lại, khiến 7 người tử vong tại chỗ, 34 người bị thương đã làm rúng động dư luận.

Gần đây, ngày 23/7/2020, một trận mưa lớn đã làm sạt lở, cây cối gãy đổ trên đèo Prenn, cắt đứt giao thông trên quốc lộ 20 qua đèo Prenn, gây ún tắc giao thông rất nghiêm trọng. Lực lượng chức năng đã phải tập trung, tiết giao thông, tạm thời đóng đèo, giải tỏa hiện trường, khắc phục sạt lở để bảo đảm giao thông thông suốt sau đó.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con