Lên tập đoàn: Nhiều “tổng” thờ ơ
Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Hà Văn Hiền nói về chuyện “thích”, và thờ ơ của các tổng công ty khi lên tập đoàn
“Khi tôi hỏi các tổng công ty về gia nhập tập đoàn, họ trả lời rằng đó là việc của bộ!”.
Dẫn ra ví dụ trên trong một cuộc tọa đàm gần đây, Chủ tịch Hiệp hội nhà thầu xây dựng Việt Nam Vũ Khoa nêu lên một thực tế là nhiều tổng công ty rất thờ ơ với việc tham gia vào tập đoàn kinh tế.
Trao đổi với VnEconomy về chủ đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Hà Văn Hiền cho rằng sự thờ ơ của nhiều tổng công ty đối với việc tham gia vào tập đoàn kinh tế “là một thực tế”.
Băn khoăn chuyện "mẹ con"
Thưa ông, có hay không chuyện các “tổng” được chọn làm nòng cốt rất sốt sắng với việc lên tập đoàn, còn các “tổng” thuộc diện phải sáp nhập lại chẳng mặn mà gì?
Đấy là vấn đề hiện nay. Ví dụ các mô hình tập đoàn Bộ Xây dựng đang thiết kế để trình Thủ tướng phê duyệt, qua làm việc chúng tôi thấy được một thực tế đúng như vây.
Tôi ví dụ trong nhiều tổng công ty, thường là chúng ta lấy ra một tổng công ty làm nóng cốt, sau đó rồi các tổng công ty vào nữa thành tập đoàn. Tổng công ty nòng cốt vào tập đoàn thành công ty mẹ, các tổng công ty khác vào thì thành công ty con của tập đoàn.
Là tổng công ty, là công ty mẹ thì bên dưới là rất nhiều công ty thành viên và công ty mẹ đã đầu tư vào các công ty con rồi. Bây giờ tự nhiên công ty mẹ lại trở thành công ty con của anh khác… Thế thì bản thân các tổng công ty đấy, người ta không thích lắm.
Có phải vấn đề là họ sợ mất quyền lợi?
Quyền lợi thì trong sản xuất kinh doanh chưa rõ, nhưng quyền điều hành đã khác.
Tôi cũng gặp gỡ nhiều tổng công ty rồi. Người ta cũng không thích vào tập đoàn với một mô hình như vậy.
“Thích” vì quy mô lớn?
Nhiều chuyên gia cho rằng mô hình tập đoàn thực chất cũng không khác nhiều mô hình tổng công ty. Một lãnh đạo tập đoàn còn cho biết, điều lệ hoạt động của tập đoàn này không có thay đổi gì kể từ năm 1996, khi họ còn hoạt động theo mô hình tổng công ty 91…
Trên thực tế, mối quan hệ đó thể hiện bằng quan hệ giữa công ty mẹ với công ty con. Bởi vì các tập đoàn kinh tế đều lấy tên là công ty mẹ. Công ty mẹ đầu tư vốn vào công ty con, công ty con đầu tư vốn vào công ty cháu…
Mối quan hệ ấy trong mô hình tập đoàn và mô hình tổng công ty giống nhau. Thế cho nên đây cũng là vấn đề về mô hình tập đoàn, cần có hướng xem xét.
Nhưng không thể phủ nhận hình thành tập đoàn, quy mô sẽ lớn hơn, sức cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh sẽ lớn hơn… Chỉ có vấn đề là quy mô như thế nào, quản trị nội bộ ra sao thì cần xem xét thêm.
Có ý kiến cho rằng việc hình thành tập đoàn thực chất là hệ quả từ một quyết định hành chính, không gắn với mong muốn chủ quan của các “tổng” cùng tham gia…
Cũng không phải như vậy đâu. Trong các văn bản Nhà nước ban hành, chúng ta đã tách bạch được mệnh lệnh hành chính với việc đầu tư bằng vốn.
Ví dụ, trước đây giữa công ty mẹ với công ty con, giữa tổng công ty với công ty thành viên của mình thì điều hành bằng mệnh lệnh hành chính nhiều. Nhưng nay, đã thay vào đấy bằng hình thức đầu tư vốn, liên quan giữa công ty mẹ với công ty con bằng đồng vốn anh đầu tư vào đấy.
Sẽ kiến nghị về quy mô và quản trị nội bộ
Trong báo cáo đánh giá giám sát tập đoàn, tổng công ty Ủy ban trình lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Những vấn đề này có được lưu ý đặc biệt?
Sơ bộ giám sát cho thấy rằng xung quanh mô hình tập đoàn hiện nay cũng còn nhiều ý kiến, kể cả về quy mô tập đoàn.
Ví dụ như hiện nay, có tập đoàn có đến 150 doanh nghiệp thành viên, mình cho là lớn. Thế rồi quản trị nội bộ trong một tập đoàn như thế nào, quan hệ giữa công ty mẹ với công ty con trong tập đoàn kinh tế, quan hệ giữa công ty mẹ với công ty con ở các tổng công ty như thế nào cũng còn nhiều ý kiến.
Qua giám sát thấy nổi lên một số vấn đề, ví dụ như địa vị pháp lý, quyền, rồi cơ chế hoạt động của người đại diện phần vốn Nhà nước tại các công ty con, công ty cháu như thế nào cũng còn rất nhiều vấn đề đặt ra.
Có một điều là hiện nay Nhà nước còn đang trong quá trình thí điểm thành lập tập đoàn, bây giờ còn đang trong quá trình tổng kết. Những vấn đề ấy chắc chắn sẽ được xem xét và có những điều chỉnh cho phù hợp.
Dẫn ra ví dụ trên trong một cuộc tọa đàm gần đây, Chủ tịch Hiệp hội nhà thầu xây dựng Việt Nam Vũ Khoa nêu lên một thực tế là nhiều tổng công ty rất thờ ơ với việc tham gia vào tập đoàn kinh tế.
Trao đổi với VnEconomy về chủ đề này, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế của Quốc hội Hà Văn Hiền cho rằng sự thờ ơ của nhiều tổng công ty đối với việc tham gia vào tập đoàn kinh tế “là một thực tế”.
Băn khoăn chuyện "mẹ con"
Thưa ông, có hay không chuyện các “tổng” được chọn làm nòng cốt rất sốt sắng với việc lên tập đoàn, còn các “tổng” thuộc diện phải sáp nhập lại chẳng mặn mà gì?
Đấy là vấn đề hiện nay. Ví dụ các mô hình tập đoàn Bộ Xây dựng đang thiết kế để trình Thủ tướng phê duyệt, qua làm việc chúng tôi thấy được một thực tế đúng như vây.
Tôi ví dụ trong nhiều tổng công ty, thường là chúng ta lấy ra một tổng công ty làm nóng cốt, sau đó rồi các tổng công ty vào nữa thành tập đoàn. Tổng công ty nòng cốt vào tập đoàn thành công ty mẹ, các tổng công ty khác vào thì thành công ty con của tập đoàn.
Là tổng công ty, là công ty mẹ thì bên dưới là rất nhiều công ty thành viên và công ty mẹ đã đầu tư vào các công ty con rồi. Bây giờ tự nhiên công ty mẹ lại trở thành công ty con của anh khác… Thế thì bản thân các tổng công ty đấy, người ta không thích lắm.
Có phải vấn đề là họ sợ mất quyền lợi?
Quyền lợi thì trong sản xuất kinh doanh chưa rõ, nhưng quyền điều hành đã khác.
Tôi cũng gặp gỡ nhiều tổng công ty rồi. Người ta cũng không thích vào tập đoàn với một mô hình như vậy.
“Thích” vì quy mô lớn?
Nhiều chuyên gia cho rằng mô hình tập đoàn thực chất cũng không khác nhiều mô hình tổng công ty. Một lãnh đạo tập đoàn còn cho biết, điều lệ hoạt động của tập đoàn này không có thay đổi gì kể từ năm 1996, khi họ còn hoạt động theo mô hình tổng công ty 91…
Trên thực tế, mối quan hệ đó thể hiện bằng quan hệ giữa công ty mẹ với công ty con. Bởi vì các tập đoàn kinh tế đều lấy tên là công ty mẹ. Công ty mẹ đầu tư vốn vào công ty con, công ty con đầu tư vốn vào công ty cháu…
Mối quan hệ ấy trong mô hình tập đoàn và mô hình tổng công ty giống nhau. Thế cho nên đây cũng là vấn đề về mô hình tập đoàn, cần có hướng xem xét.
Nhưng không thể phủ nhận hình thành tập đoàn, quy mô sẽ lớn hơn, sức cạnh tranh trong sản xuất kinh doanh sẽ lớn hơn… Chỉ có vấn đề là quy mô như thế nào, quản trị nội bộ ra sao thì cần xem xét thêm.
Có ý kiến cho rằng việc hình thành tập đoàn thực chất là hệ quả từ một quyết định hành chính, không gắn với mong muốn chủ quan của các “tổng” cùng tham gia…
Cũng không phải như vậy đâu. Trong các văn bản Nhà nước ban hành, chúng ta đã tách bạch được mệnh lệnh hành chính với việc đầu tư bằng vốn.
Ví dụ, trước đây giữa công ty mẹ với công ty con, giữa tổng công ty với công ty thành viên của mình thì điều hành bằng mệnh lệnh hành chính nhiều. Nhưng nay, đã thay vào đấy bằng hình thức đầu tư vốn, liên quan giữa công ty mẹ với công ty con bằng đồng vốn anh đầu tư vào đấy.
Sẽ kiến nghị về quy mô và quản trị nội bộ
Trong báo cáo đánh giá giám sát tập đoàn, tổng công ty Ủy ban trình lên Ủy ban Thường vụ Quốc hội. Những vấn đề này có được lưu ý đặc biệt?
Sơ bộ giám sát cho thấy rằng xung quanh mô hình tập đoàn hiện nay cũng còn nhiều ý kiến, kể cả về quy mô tập đoàn.
Ví dụ như hiện nay, có tập đoàn có đến 150 doanh nghiệp thành viên, mình cho là lớn. Thế rồi quản trị nội bộ trong một tập đoàn như thế nào, quan hệ giữa công ty mẹ với công ty con trong tập đoàn kinh tế, quan hệ giữa công ty mẹ với công ty con ở các tổng công ty như thế nào cũng còn nhiều ý kiến.
Qua giám sát thấy nổi lên một số vấn đề, ví dụ như địa vị pháp lý, quyền, rồi cơ chế hoạt động của người đại diện phần vốn Nhà nước tại các công ty con, công ty cháu như thế nào cũng còn rất nhiều vấn đề đặt ra.
Có một điều là hiện nay Nhà nước còn đang trong quá trình thí điểm thành lập tập đoàn, bây giờ còn đang trong quá trình tổng kết. Những vấn đề ấy chắc chắn sẽ được xem xét và có những điều chỉnh cho phù hợp.