Mô hình tăng trưởng của Việt Nam: Để tránh “mỗi tỉnh là một nền kinh tế”
TS. Nguyễn Đức Kiên, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội, tiếp tục cuộc trao đổi với VnEconomy về mô hình tăng trưởng của Việt Nam
Nếu tư duy kinh tế bắt đầu từ phát huy lợi thế so sánh của các tỉnh, các vùng trong cả nước thì chúng ta sẽ không gặp cảnh “cả nước có 63 nền kinh tế tỉnh và 1 nền kinh tế quốc gia” như nhiều nhà khoa học đã nhận xét.
Tiếp tục cuộc trao đổi với VnEconomy xoay quanh chủ đề “Mô hình tăng trưởng của Việt Nam: Thay đổi theo hướng nào?”, TS. Nguyễn Đức Kiên, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng đã đến lúc cần phải có tư duy mới về hệ thống chỉ tiêu của nền kinh tế...
Chuyển từ định tính sang định lượng
Trước kỳ họp Quốc hội thứ sáu, trả lời phỏng vấn VnEconomy, ông có cho rằng đã đến lúc bắt đầu phải có tư duy mới về hệ thống chỉ tiêu của nền kinh tế. Phải chăng đây cũng chính là một vấn đề quan trọng trong phát triển bền vững?
Tư duy kinh tế của chúng ta cần bắt đầu từ tư duy phát huy lợi thế so sánh của các tỉnh, các vùng trong cả nước, cũng tương tự như so sánh vị trí của Việt Nam với các nước trong khu vực về một mặt hàng chủ lực nào đó, như lúa hay cà phê chẳng hạn.
Nếu theo tư duy này, chúng ta sẽ không gặp cảnh “cả nước có 63 nền kinh tế tỉnh và 1 nền kinh tế quốc gia” như nhiều nhà khoa học đã nhận xét.
Tôi xin lấy dẫn chứng để độc giả có thể cảm nhận rõ hơn. Ví dụ đối với một tỉnh có nhiều lợi thế về sản xuất nông nghiệp do thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng, về nước. Nếu như hiện nay, chúng ta vẫn giao chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế trên 10%/năm thì tỉnh đó nhất định sẽ chuyển một phần diện tích trồng lúa sang làm khu công nghiệp.
Vì tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp chỉ từ 3-4%, còn công nghiệp thì có thể đạt 15-16%/năm. Sau một kế hoạch 5 năm, chắc chắn diện tích đất nông nghiệp sẽ giảm, tỉnh đó mất dần lợi thế về nông nghiệp và an ninh lương thực sẽ bị đe dọa.
Nhưng nếu đổi mới tư duy, giao chỉ tiêu sản lượng lúa, thủy hải sản phù hợp còn đầu tư về hạ tầng cơ sở và an sinh xã hội Nhà nước sẽ cấp từ ngân sách, thì tất nhiên tỉnh đó sẽ tập trung vào nghiên cứu phát triển giống lúa mới có chất lượng và năng suất cao. Đồng thời cũng tập trung quy trình nuôi thủy sản chất lượng cao, gần với tự nhiên hơn.
Những sản phẩm đó khi xuất khẩu sẽ có giá hơn, tính cạnh tranh cao hơn. Như vậy, người nông dân được lợi vì thu nhập bình quân trên 1 ha sẽ cao hơn, diện tích đất nông nghiệp chuyển sang làm việc khác ít hơn, số lượng người nông dân có việc làm và thu nhập ổn định sẽ cao hơn.
Đời sống người nông dân được cải thiện, họ sẽ đóng góp nhiều hơn trong việc cải thiện chất lượng mạng lưới đường liên thôn, liên ấp hay trạm y tế... Đó cũng chính là kế hoạch tổng thể thực hiện nghị quyết Trung ương 7 khóa 10 về tam nông. Trong lý thuyết phát triển bền vững, tam nông tức là tạo ra thu nhập nhiều hơn trên cùng một diện tích, tạo ra nhiều việc làm hơn trên cùng một diện tích đó và quan trọng là tạo điều kiện để người nông dân thực hiện ly nông bất ly hương.
Tôi xin nói cụ thể hơn để độc giả dễ hình dung. Cũng 1 gia đình nông dân có 5 công ruộng, nếu chúng ta hỗ trợ để họ trồng lúa loại chất lượng cao rồi hỗ trợ thâm canh 1 lúa, 1 tôm thì giá trị trên 1 công ruộng đó sẽ cao hơn.
Nhưng vấn đề sử dụng rơm rạ như thế nào? Dùng làm nguyên liệu nấm rơm hay để ủ làm phân hữu cơ? Hay dùng làm phụ gia cho vật liệu xây dựng không nung?
Con em những gia đình nông dân đó sẽ là người trực tiếp tham gia làm nấm rơm, làm vật liệu xây dựng, họ sẽ có thu nhập cao hơn chỉ làm riêng lúa. Con em họ có việc làm, môi trường xã hội sẽ lành mạnh hơn, đó là 3 cạnh của tam giác phát triển bền vững.
Cái mới ở đây chính là lý thuyết xác định được hỗ trợ đến mức nào thì sản xuất nông nghiệp phải dừng mà chuyển sang sản xuất khác.
Những điều đó cũng chính là mục tiêu của phát triển bền vững phải không, thưa ông? Vậy với lý thuyết phát triển bền vững thì có thể hình dung sự thay đổi căn bản nhất về hệ thống chỉ tiêu kinh tế - xã hội - môi trường sẽ được xác định theo mục tiêu ưu tiên và lợi thế so sánh của cả nước cũng như của từng địa phương?
Đúng thế, nói về học thuật thì nghe có vẻ xa lạ, nhưng khi triển khai vào thực tế cuộc sống thì đó là những điều lâu nay chúng ta đã làm ở đâu đó, đã bàn nhiều lần nhưng chưa đặt nó vào trong một mối liên hệ tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
Nó chính là việc thể hiện mục tiêu của chúng ta từ định tính chuyển sang định lượng phù hợp với sự phát triển của đất nước. Qua hệ thống chỉ tiêu này mọi người dân có thể để dàng đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng cá nhân, cơ quan.
Nhưng với sự chậm trễ trong xây dựng đề án đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam để thực hiện công nghiệp hóa như ông đã nói ở trên, liệu hệ thống chỉ tiêu này khi nào mới được xây dựng theo hướng đó?
Tại kỳ họp Quốc hội thứ sáu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã gửi đến đại biểu đề cương xây dựng đề án này. Nếu không có gì thay đổi thì tôi tin là trong kỳ họp thứ bảy tới đây sẽ có bản đề án tương đối hoàn chỉnh, cũng có thể là một đề án riêng hoặc là các phần riêng trong một kế hoạch 5 năm và chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm.
Song, theo tôi thì có đề án riêng hay chung cũng không quan trọng lắm. Cái quan trọng là các ý tưởng đó được thể hiện ra các con số định lượng như thế nào. Đặt các con số đó trong bối cảnh đất nước có nhiều cơ hội và thách thức ra sao mới quan trọng.
Phải thay đổi mô hình tăng trưởng
Đầu năm nay, trả lời báo chí, ông có cho rằng năm 2010 là cơ hội tốt nhất để giải quyết đồng bộ các nút thắt của nền kinh tế, cũng là thời cơ để tập trung xây dựng một kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hơi. Vậy “nút thắt” quan trọng nhất cần tháo gỡ hiện nay là gì?
Theo tôi là phải thay đổi mô hình tăng trưởng. Có mô hình tăng trưởng hợp lý, chúng ta sẽ thực hiện đồng bộ quy hoạch, đầu tư các cơ sở hạ tầng với giá hợp lý, giảm lưu lượng vận tải không cần thiết để tránh gây ách tắc giao thông..., góp phần làm giảm chỉ số ICOR, giảm chi phí sản xuất... Qua đó, chúng ta sẽ thấy rõ hơn mô hình tăng trưởng nhờ vào xuất khẩu với lợi thế nhân công rẻ, chi phí thấp đã mất dần động lực. Các vấn đề về thể chế, hạ tầng yếu kém, nguồn nhân lực bất cập... sẽ được tiếp cận với các góc độ khác nhau, giúp cho việc xử lý thuận lợi hơn.
Với cách tiếp cận đó, chúng ta thấy việc còn phân biệt lương công nhân của doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài là đã lỗi thời, mà trong thời gian 10 năm tới chúng ta phải mời chào các nhà đầu tư bằng đội ngũ người lao động có tay nghề cao và kỷ luật lao động công nghiệp.
Vậy với góc nhìn của người nghiên cứu kinh tế vĩ mô, ông mong muốn Quốc hội sẽ đưa ra “những quyết định rõ ràng, có tính chiến lược” như thế nào để có thể thay đổi mô hình tăng trưởng?
Tôi quan niệm rằng Quốc hội cũng cần phải xác định lại những việc gì cần làm ngay và những việc gì cần giao cho các cơ quan nghiên cứu tiếp.
Nhưng đầu tiên và quan trọng nhất là các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô trong đó những vấn đề như bội chi ngân sách, trái phiếu chính phủ chiến lược ưu đãi phát triển ngành công nghiệp trọng điểm... Quốc hội cần phải nghiên cứu và cùng với Chính phủ xây dựng và giám sát việc thực hiện. Khi đã xác định là trọng điểm thì phải tập trung nguồn lực cả về vốn và con người để thực hiện trong thời gian tiến độ quy định.
Ví dụ như xây dựng một nhà máy nhiệt điện với công suất 3600MW thì cần bao nhiêu tiền, lấy nguồn từ đâu, tiến độ giải ngân là như thế nào? Nguồn nhân lực để quản lý, vận hành ra sao? Đào tạo hay thu hút từ đâu về? Nếu thu hút về có cần chính sách ưu đãi gì không? Nếu ưu đãi thì có tạo ra chênh lệch giàu nghèo trong vùng dự án ra sao có tạo nên bất đồng xã hội không?
Quốc hội chỉ duyệt chủ trương đầu tư chung và thời gian đưa công trình vào hoạt động mà không đi vào chi tiết dự toán, kỹ thuật. Hàng năm, trên cơ sở tiến độ và các yêu cầu về môi trường, xã hội đã được xây dựng, Quốc hội sẽ giám sát việc triển khai của Chính phủ thông qua chi ngân sách và tiến độ giải ngân. Các yêu cầu của tam giác phát triển sẽ được sử dụng như là thước đo để đánh giá.
Đó cũng chính là hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Thưa ông, kỳ họp Quốc hội thứ bảy đang đến rất gần. Thẩm tra báo cáo kinh tế - xã hội của Chính phủ, không ít ý kiến vẫn tỏ ra lo ngại về chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế và cho rằng Chính phủ vẫn đang “nặng” về kinh tế và “nhẹ” về xã hội, môi trường.. Ý kiến riêng của ông thế nào?
Lo lắng của các đại biểu là chính đáng vì hàng ngày vẫn nhìn thấy cảnh nhiều doanh nghiệp xả nước thải làm ô nhiễm môi trường và chứng kiến nhiều vấn đề xã hội bức xúc nhưng chậm được giải quyết.
Nhìn lại năm 2009 thì 8 chỉ tiêu không đạt kế hoạch chủ yếu tập trung ở lĩnh vực xã hội và môi trường. Trong khi đó, nếu cộng dồn các khoản chi cho các vấn đề xã hội - môi trường mà Quốc hội đã thông qua thì con số này chiếm tỷ lệ này không phải là nhỏ trong tổng chi ngân sách.
Tuy nhiên, tôi cho rằng cũng cần phải nhấn mạnh đến vai trò của các cơ quan Quốc hội trong sự “nặng, nhẹ” này.
Trong một bài viết gần đây, TS. Trần Văn, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách, cũng là người cùng tham gia trong nhóm nghiên cứu về lý thuyết phát triển bền vững đã đề cập vấn đề này. Đó là thông qua các hoạt động giám sát, khảo sát thực tiễn... các cơ quan của Quốc hội có điều kiện thuận lợi để sớm phát hiện ra các quy luật, xu thế, diễn biến của sự phát triển các mặt tích cực hay tiêu cực trong 3 đỉnh của tam giác để có giải pháp tác động trở lại.
Hơn ai hết, các cơ quan của Quốc hội cần xác định được là khi nào, chính sách phát triển kinh tế - xã hội đã quá chú trọng tới mục tiêu phát triển kinh tế mà xem nhẹ mục tiêu bảo vệ môi trường sinh thái; hay đã quá chú trọng tới tốc độ phát triển mà chưa lường được hết những tác động trái chiều đối với xã hội như thu nhập thực tế và đời sống của người dân...
Đánh giá đúng tình hình và xu thế cũng như quy luật phát triển của 3 đỉnh của tam giác trong mối tương quan phụ thuộc lẫn nhau sẽ giúp đất nước tiết kiệm được nhiều nguồn lực tài chính và sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực đó để vượt qua những thách thức hiện nay và phát triển kinh tế - xã hội bền vững trong dài hạn.
Và các cơ quan của Quốc hội cũng có thể phối hợp chặt chẽ với nhau để thực hiện việc quyết định và giám sát tổng thể chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn để nền kinh tế nước ta phát triển nhanh và bền vững. Phát triển kinh tế đi đôi với bảo đảm an sinh xã hội, phát triển nguồn nhân lực, gắn kết với quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái.
Tiếp tục cuộc trao đổi với VnEconomy xoay quanh chủ đề “Mô hình tăng trưởng của Việt Nam: Thay đổi theo hướng nào?”, TS. Nguyễn Đức Kiên, Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội cho rằng đã đến lúc cần phải có tư duy mới về hệ thống chỉ tiêu của nền kinh tế...
Chuyển từ định tính sang định lượng
Trước kỳ họp Quốc hội thứ sáu, trả lời phỏng vấn VnEconomy, ông có cho rằng đã đến lúc bắt đầu phải có tư duy mới về hệ thống chỉ tiêu của nền kinh tế. Phải chăng đây cũng chính là một vấn đề quan trọng trong phát triển bền vững?
Tư duy kinh tế của chúng ta cần bắt đầu từ tư duy phát huy lợi thế so sánh của các tỉnh, các vùng trong cả nước, cũng tương tự như so sánh vị trí của Việt Nam với các nước trong khu vực về một mặt hàng chủ lực nào đó, như lúa hay cà phê chẳng hạn.
Nếu theo tư duy này, chúng ta sẽ không gặp cảnh “cả nước có 63 nền kinh tế tỉnh và 1 nền kinh tế quốc gia” như nhiều nhà khoa học đã nhận xét.
Tôi xin lấy dẫn chứng để độc giả có thể cảm nhận rõ hơn. Ví dụ đối với một tỉnh có nhiều lợi thế về sản xuất nông nghiệp do thiên nhiên ưu đãi về thổ nhưỡng, về nước. Nếu như hiện nay, chúng ta vẫn giao chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế trên 10%/năm thì tỉnh đó nhất định sẽ chuyển một phần diện tích trồng lúa sang làm khu công nghiệp.
Vì tốc độ tăng trưởng của nông nghiệp chỉ từ 3-4%, còn công nghiệp thì có thể đạt 15-16%/năm. Sau một kế hoạch 5 năm, chắc chắn diện tích đất nông nghiệp sẽ giảm, tỉnh đó mất dần lợi thế về nông nghiệp và an ninh lương thực sẽ bị đe dọa.
Nhưng nếu đổi mới tư duy, giao chỉ tiêu sản lượng lúa, thủy hải sản phù hợp còn đầu tư về hạ tầng cơ sở và an sinh xã hội Nhà nước sẽ cấp từ ngân sách, thì tất nhiên tỉnh đó sẽ tập trung vào nghiên cứu phát triển giống lúa mới có chất lượng và năng suất cao. Đồng thời cũng tập trung quy trình nuôi thủy sản chất lượng cao, gần với tự nhiên hơn.
Những sản phẩm đó khi xuất khẩu sẽ có giá hơn, tính cạnh tranh cao hơn. Như vậy, người nông dân được lợi vì thu nhập bình quân trên 1 ha sẽ cao hơn, diện tích đất nông nghiệp chuyển sang làm việc khác ít hơn, số lượng người nông dân có việc làm và thu nhập ổn định sẽ cao hơn.
Đời sống người nông dân được cải thiện, họ sẽ đóng góp nhiều hơn trong việc cải thiện chất lượng mạng lưới đường liên thôn, liên ấp hay trạm y tế... Đó cũng chính là kế hoạch tổng thể thực hiện nghị quyết Trung ương 7 khóa 10 về tam nông. Trong lý thuyết phát triển bền vững, tam nông tức là tạo ra thu nhập nhiều hơn trên cùng một diện tích, tạo ra nhiều việc làm hơn trên cùng một diện tích đó và quan trọng là tạo điều kiện để người nông dân thực hiện ly nông bất ly hương.
Tôi xin nói cụ thể hơn để độc giả dễ hình dung. Cũng 1 gia đình nông dân có 5 công ruộng, nếu chúng ta hỗ trợ để họ trồng lúa loại chất lượng cao rồi hỗ trợ thâm canh 1 lúa, 1 tôm thì giá trị trên 1 công ruộng đó sẽ cao hơn.
Nhưng vấn đề sử dụng rơm rạ như thế nào? Dùng làm nguyên liệu nấm rơm hay để ủ làm phân hữu cơ? Hay dùng làm phụ gia cho vật liệu xây dựng không nung?
Con em những gia đình nông dân đó sẽ là người trực tiếp tham gia làm nấm rơm, làm vật liệu xây dựng, họ sẽ có thu nhập cao hơn chỉ làm riêng lúa. Con em họ có việc làm, môi trường xã hội sẽ lành mạnh hơn, đó là 3 cạnh của tam giác phát triển bền vững.
Cái mới ở đây chính là lý thuyết xác định được hỗ trợ đến mức nào thì sản xuất nông nghiệp phải dừng mà chuyển sang sản xuất khác.
Những điều đó cũng chính là mục tiêu của phát triển bền vững phải không, thưa ông? Vậy với lý thuyết phát triển bền vững thì có thể hình dung sự thay đổi căn bản nhất về hệ thống chỉ tiêu kinh tế - xã hội - môi trường sẽ được xác định theo mục tiêu ưu tiên và lợi thế so sánh của cả nước cũng như của từng địa phương?
Đúng thế, nói về học thuật thì nghe có vẻ xa lạ, nhưng khi triển khai vào thực tế cuộc sống thì đó là những điều lâu nay chúng ta đã làm ở đâu đó, đã bàn nhiều lần nhưng chưa đặt nó vào trong một mối liên hệ tổng thể phát triển kinh tế - xã hội.
Nó chính là việc thể hiện mục tiêu của chúng ta từ định tính chuyển sang định lượng phù hợp với sự phát triển của đất nước. Qua hệ thống chỉ tiêu này mọi người dân có thể để dàng đánh giá mức độ hoàn thành nhiệm vụ của từng cá nhân, cơ quan.
Nhưng với sự chậm trễ trong xây dựng đề án đẩy nhanh tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế Việt Nam để thực hiện công nghiệp hóa như ông đã nói ở trên, liệu hệ thống chỉ tiêu này khi nào mới được xây dựng theo hướng đó?
Tại kỳ họp Quốc hội thứ sáu, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đã gửi đến đại biểu đề cương xây dựng đề án này. Nếu không có gì thay đổi thì tôi tin là trong kỳ họp thứ bảy tới đây sẽ có bản đề án tương đối hoàn chỉnh, cũng có thể là một đề án riêng hoặc là các phần riêng trong một kế hoạch 5 năm và chiến lược phát triển kinh tế xã hội 10 năm.
Song, theo tôi thì có đề án riêng hay chung cũng không quan trọng lắm. Cái quan trọng là các ý tưởng đó được thể hiện ra các con số định lượng như thế nào. Đặt các con số đó trong bối cảnh đất nước có nhiều cơ hội và thách thức ra sao mới quan trọng.
Phải thay đổi mô hình tăng trưởng
Đầu năm nay, trả lời báo chí, ông có cho rằng năm 2010 là cơ hội tốt nhất để giải quyết đồng bộ các nút thắt của nền kinh tế, cũng là thời cơ để tập trung xây dựng một kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hơi. Vậy “nút thắt” quan trọng nhất cần tháo gỡ hiện nay là gì?
Theo tôi là phải thay đổi mô hình tăng trưởng. Có mô hình tăng trưởng hợp lý, chúng ta sẽ thực hiện đồng bộ quy hoạch, đầu tư các cơ sở hạ tầng với giá hợp lý, giảm lưu lượng vận tải không cần thiết để tránh gây ách tắc giao thông..., góp phần làm giảm chỉ số ICOR, giảm chi phí sản xuất... Qua đó, chúng ta sẽ thấy rõ hơn mô hình tăng trưởng nhờ vào xuất khẩu với lợi thế nhân công rẻ, chi phí thấp đã mất dần động lực. Các vấn đề về thể chế, hạ tầng yếu kém, nguồn nhân lực bất cập... sẽ được tiếp cận với các góc độ khác nhau, giúp cho việc xử lý thuận lợi hơn.
Với cách tiếp cận đó, chúng ta thấy việc còn phân biệt lương công nhân của doanh nghiệp Việt Nam với doanh nghiệp nước ngoài là đã lỗi thời, mà trong thời gian 10 năm tới chúng ta phải mời chào các nhà đầu tư bằng đội ngũ người lao động có tay nghề cao và kỷ luật lao động công nghiệp.
Vậy với góc nhìn của người nghiên cứu kinh tế vĩ mô, ông mong muốn Quốc hội sẽ đưa ra “những quyết định rõ ràng, có tính chiến lược” như thế nào để có thể thay đổi mô hình tăng trưởng?
Tôi quan niệm rằng Quốc hội cũng cần phải xác định lại những việc gì cần làm ngay và những việc gì cần giao cho các cơ quan nghiên cứu tiếp.
Nhưng đầu tiên và quan trọng nhất là các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô trong đó những vấn đề như bội chi ngân sách, trái phiếu chính phủ chiến lược ưu đãi phát triển ngành công nghiệp trọng điểm... Quốc hội cần phải nghiên cứu và cùng với Chính phủ xây dựng và giám sát việc thực hiện. Khi đã xác định là trọng điểm thì phải tập trung nguồn lực cả về vốn và con người để thực hiện trong thời gian tiến độ quy định.
Ví dụ như xây dựng một nhà máy nhiệt điện với công suất 3600MW thì cần bao nhiêu tiền, lấy nguồn từ đâu, tiến độ giải ngân là như thế nào? Nguồn nhân lực để quản lý, vận hành ra sao? Đào tạo hay thu hút từ đâu về? Nếu thu hút về có cần chính sách ưu đãi gì không? Nếu ưu đãi thì có tạo ra chênh lệch giàu nghèo trong vùng dự án ra sao có tạo nên bất đồng xã hội không?
Quốc hội chỉ duyệt chủ trương đầu tư chung và thời gian đưa công trình vào hoạt động mà không đi vào chi tiết dự toán, kỹ thuật. Hàng năm, trên cơ sở tiến độ và các yêu cầu về môi trường, xã hội đã được xây dựng, Quốc hội sẽ giám sát việc triển khai của Chính phủ thông qua chi ngân sách và tiến độ giải ngân. Các yêu cầu của tam giác phát triển sẽ được sử dụng như là thước đo để đánh giá.
Đó cũng chính là hướng tới mục tiêu phát triển bền vững.
Thưa ông, kỳ họp Quốc hội thứ bảy đang đến rất gần. Thẩm tra báo cáo kinh tế - xã hội của Chính phủ, không ít ý kiến vẫn tỏ ra lo ngại về chất lượng tăng trưởng của nền kinh tế và cho rằng Chính phủ vẫn đang “nặng” về kinh tế và “nhẹ” về xã hội, môi trường.. Ý kiến riêng của ông thế nào?
Lo lắng của các đại biểu là chính đáng vì hàng ngày vẫn nhìn thấy cảnh nhiều doanh nghiệp xả nước thải làm ô nhiễm môi trường và chứng kiến nhiều vấn đề xã hội bức xúc nhưng chậm được giải quyết.
Nhìn lại năm 2009 thì 8 chỉ tiêu không đạt kế hoạch chủ yếu tập trung ở lĩnh vực xã hội và môi trường. Trong khi đó, nếu cộng dồn các khoản chi cho các vấn đề xã hội - môi trường mà Quốc hội đã thông qua thì con số này chiếm tỷ lệ này không phải là nhỏ trong tổng chi ngân sách.
Tuy nhiên, tôi cho rằng cũng cần phải nhấn mạnh đến vai trò của các cơ quan Quốc hội trong sự “nặng, nhẹ” này.
Trong một bài viết gần đây, TS. Trần Văn, Ủy viên Ủy ban Tài chính - Ngân sách, cũng là người cùng tham gia trong nhóm nghiên cứu về lý thuyết phát triển bền vững đã đề cập vấn đề này. Đó là thông qua các hoạt động giám sát, khảo sát thực tiễn... các cơ quan của Quốc hội có điều kiện thuận lợi để sớm phát hiện ra các quy luật, xu thế, diễn biến của sự phát triển các mặt tích cực hay tiêu cực trong 3 đỉnh của tam giác để có giải pháp tác động trở lại.
Hơn ai hết, các cơ quan của Quốc hội cần xác định được là khi nào, chính sách phát triển kinh tế - xã hội đã quá chú trọng tới mục tiêu phát triển kinh tế mà xem nhẹ mục tiêu bảo vệ môi trường sinh thái; hay đã quá chú trọng tới tốc độ phát triển mà chưa lường được hết những tác động trái chiều đối với xã hội như thu nhập thực tế và đời sống của người dân...
Đánh giá đúng tình hình và xu thế cũng như quy luật phát triển của 3 đỉnh của tam giác trong mối tương quan phụ thuộc lẫn nhau sẽ giúp đất nước tiết kiệm được nhiều nguồn lực tài chính và sử dụng hiệu quả nhất các nguồn lực đó để vượt qua những thách thức hiện nay và phát triển kinh tế - xã hội bền vững trong dài hạn.
Và các cơ quan của Quốc hội cũng có thể phối hợp chặt chẽ với nhau để thực hiện việc quyết định và giám sát tổng thể chiến lược và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trong từng giai đoạn để nền kinh tế nước ta phát triển nhanh và bền vững. Phát triển kinh tế đi đôi với bảo đảm an sinh xã hội, phát triển nguồn nhân lực, gắn kết với quản lý tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường sinh thái.