Mỹ yêu cầu bổ sung chứng từ hàng dệt may nhập khẩu
Mỹ vừa yêu cầu bổ sung thêm các chứng từ liên quan đến các lô hàng dệt may nhập khẩu vào nước này, bên cạnh những chứng từ bắt buộc
Mỹ vừa yêu cầu bổ sung thêm các chứng từ liên quan đến các lô hàng dệt may nhập khẩu vào nước này, bên cạnh những chứng từ bắt buộc.
Theo Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Mỹ (CBP), những chứng từ được yêu cầu gồm: giấy chứng nhận xuất xứ và những chứng từ khác do chính quyền của nước xuất khẩu cấp; chứng từ vận đơn hay chứng từ thông quan xuất khẩu hoặc các thông tin thêm khác do giám đốc cảng thuộc CBP yêu cầu.
Nếu các chứng từ yêu cầu thêm không được cung cấp đầy đủ, dẫn tới việc không xác định được xuất xứ của hàng hóa hoặc ảnh hưởng tới việc xem xét cho nhập khẩu của CBP, hàng hoá sẽ không được phép vào Mỹ.
Để tránh bị rắc rối ở cửa khẩu, Bộ Thương mại Việt Nam lưu ý các doanh nghiệp cần thu thập đầy đủ chứng từ cần thiết chứng minh nguồn gốc của hàng hoá và nên có những mẫu tin sẵn sàng bằng tiếng Việt và Anh cho từng quy trình sản xuất.
Ngoài ra, kết thúc một lô hàng, các doanh nghiệp nên thu thập toàn bộ chứng từ và sắp xếp theo trình tự thời gian, giúp Hải quan Hoa Kỳ có thể đọc chứng từ được ngay, không cần phiên dịch.
Bộ Thương mại cho biết, trước đây, đã có một số trường hợp, mặc dù hồ sơ đầy đủ nhưng bằng tiếng Việt, lại sắp xếp không theo trình tự thời gian nên việc thông quan gặp rất nhiều khó khăn.
Theo Cơ quan Hải quan và Bảo vệ biên giới Mỹ (CBP), những chứng từ được yêu cầu gồm: giấy chứng nhận xuất xứ và những chứng từ khác do chính quyền của nước xuất khẩu cấp; chứng từ vận đơn hay chứng từ thông quan xuất khẩu hoặc các thông tin thêm khác do giám đốc cảng thuộc CBP yêu cầu.
Nếu các chứng từ yêu cầu thêm không được cung cấp đầy đủ, dẫn tới việc không xác định được xuất xứ của hàng hóa hoặc ảnh hưởng tới việc xem xét cho nhập khẩu của CBP, hàng hoá sẽ không được phép vào Mỹ.
Để tránh bị rắc rối ở cửa khẩu, Bộ Thương mại Việt Nam lưu ý các doanh nghiệp cần thu thập đầy đủ chứng từ cần thiết chứng minh nguồn gốc của hàng hoá và nên có những mẫu tin sẵn sàng bằng tiếng Việt và Anh cho từng quy trình sản xuất.
Ngoài ra, kết thúc một lô hàng, các doanh nghiệp nên thu thập toàn bộ chứng từ và sắp xếp theo trình tự thời gian, giúp Hải quan Hoa Kỳ có thể đọc chứng từ được ngay, không cần phiên dịch.
Bộ Thương mại cho biết, trước đây, đã có một số trường hợp, mặc dù hồ sơ đầy đủ nhưng bằng tiếng Việt, lại sắp xếp không theo trình tự thời gian nên việc thông quan gặp rất nhiều khó khăn.