Ngành làm đẹp: Nhiều tiềm năng tăng trưởng 

Minh Nguyệt
Chia sẻ

Với số dân hơn 100 triệu người, đứng thứ 13 trên thế giới về dân số, Việt Nam là một thị trường hấp dẫn, nhiều tiềm năng đối với các nhà sản xuất và phân phối mỹ phẩm...

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Theo đánh giá của Công ty nghiên cứu thị trường EuroMonitor International, quy mô thị trường mỹ phẩm Việt Nam đang ngày càng lớn với tốc độ tăng trưởng trung bình là 6%/năm. Dự đoán đến năm 2026, tổng doanh thu ngành hàng mỹ phẩm lên tới 3,5 tỷ USD. Đặc biệt, sau đại dịch Covid-19, người tiêu dùng thế giới có xu hướng lựa chọn lối sống lành mạnh với những sản phẩm xanh, an toàn. Thị trường chăm sóc sắc đẹp Việt Nam có thể tìm thấy cơ hội tăng trưởng nhờ xu hướng này.

XU HƯỚNG LÀM ĐẸP BỀN VỮNG

Nhờ yếu tố an toàn, lành tính, mỹ phẩm xanh có các thành phần từ thiên nhiên được dự đoán sẽ chiếm ưu thế trong thời gian tới nhờ Gen Z - nhóm khách hàng đang nắm giữ tương lai tiêu dùng. Theo báo cáo ESG hàng năm của Ulta công bố vào tháng 4/2023, hơn 50% Gen Z xem xét kỹ các thành phần trong các sản phẩm làm đẹp và chăm sóc cá nhân trước khi mua hàng. Một báo cáo khác từ hãng nghiên cứu thị trường Circana cho thấy, hơn 65% người tiêu dùng tìm kiếm các thành phần lành và sạch để bảo vệ sức khỏe làn da.

Để giải quyết nhu cầu ngày càng tăng của người tiêu dùng, nhiều thương hiệu và nhà sản xuất đã liên tục cải thiện và đổi mới sản phẩm bằng cách loại bỏ nhiều thành phần không tốt. Theo dữ liệu từ Statista, thị trường mỹ phẩm tự nhiên và hữu cơ trên toàn cầu được dự báo sẽ đạt 15,7 tỷ USD vào năm 2025, đánh dấu sự tăng trưởng đầy bứt phá trong ngành làm đẹp. Chỉ tính riêng tại Hoa Kỳ, các sản phẩm chăm sóc da tự nhiên và hữu cơ đã chiếm hơn 40% doanh thu, là minh chứng rõ ràng cho tiềm năng của thị trường này.

Trong bối cảnh đó, Việt Nam có lợi thế với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú có tính ứng dụng cao như dừa, tinh dầu bưởi, hà thủ ô, nha đam, gấc, nghệ, bồ kết, keo ong, sả, chanh,... Những nguyên liệu này đã được khoa học công nhận về tính hiệu quả trong việc chăm sóc cá nhân và làm đẹp, thân thiện với người tiêu dùng, nhận được nhiều phản hồi tích cực cả về tính an toàn và hiệu quả. Điều này tạo ra một lợi thế đáng kể cho các doanh nghiệp Việt trong ngành làm đẹp, tạo sự khác biệt khi tiến vào thị trường quốc tế.

Việt Nam có lợi thế với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú có tính ứng dụng cao. Ảnh: Cocoon
Việt Nam có lợi thế với nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú có tính ứng dụng cao. Ảnh: Cocoon

Thorakao, một trong những thương hiệu nội lâu đời, đã sớm đưa những nguyên liệu thuần Việt như chanh, nghệ, dưa leo, gấc, mần trầu, hoa bưởi,... vào cả ba dải sản phẩm là dưỡng tóc, dưỡng toàn thân và dưỡng da. “Hiện nay, các sản phẩm của Thorakao được tiêu thụ tốt ở Lào, Campuchia và Trung Đông. Hãng đã đưa sản phẩm vào nhiều cửa hàng tại châu Âu, Mỹ, Canada, Australia...”, ông Huỳnh Kỳ Trân, Chủ tịch HĐQT Thorakao, cho biết; đồng thời, ông Trân nhấn mạnh: “Mỹ phẩm chiết xuất từ nguyên liệu, thảo dược tự nhiên sẽ càng ngày có chỗ đứng vững chắc trên thị trường quốc tế”.

Tương tự, thương hiệu Cocoon - ra mắt năm 2013 - cũng đã nỗ lực tạo ra nhiều sản phẩm với nhiều nguyên liệu đa dạng như cà phê (Đắk Lắk), hoa hồng hữu cơ (Cao Bằng), nghệ (Hưng Yên), đường thốt nốt (An Giang), dầu dừa (Bến Tre)... Trong quá trình quảng bá mỗi sản phẩm, họ đều đính kèm câu chuyện về nguyên liệu được sử dụng. Cỏ Mềm cũng là doanh nghiệp mỹ phẩm Việt Nam tham gia nhiều sân chơi nhất, từ chăm sóc da, make-up, đến nước hoa, chăm sóc nhà, sản phẩm cho em bé,... sử dụng rất nhiều nông sản đặc trưng của Việt Nam.

“Khi nghiên cứu thị trường, chúng tôi nhận thấy người tiêu dùng tại các nước phát triển có xu hướng chuyển sang dùng sản phẩm có thành phần thiên nhiên, hữu cơ. Chúng tôi có niềm tin rằng làn sóng này sẽ lan đến Việt Nam. Thật lãng phí nếu chúng ta không biết tận dụng những loại thảo dược phổ biến và rất tốt cho mái tóc, làn da. Với các sản phẩm mang đậm dấu ấn văn hóa Việt Nam, các sản phẩm mỹ phẩm thiên nhiên có thể xuất khẩu văn hóa và khẳng định vị thế của người Việt Nam trên thế giới”, bà Lan Phương, đồng sáng lập kiêm CEO thương hiệu Cỏ Cây Hoa Lá, cho hay...

Nội dung bài viết được đăng tải trên Tạp chí Kinh tế Việt Nam số 19-2024 phát hành ngày 06/5/2024. Kính mời Quý độc giả tìm đọc tại đây

https://postenp.phaha.vn/chi-tiet-toa-soan/tap-chi-kinh-te-viet-nam

Ngành làm đẹp: Nhiều tiềm năng tăng trưởng  - Ảnh 1

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con