Ngành ôtô ngập trong khủng hoảng
Hầu hết các “đại gia” sản xuất ôtô của châu Âu, Mỹ đang thua lỗ nặng và sa thải công nhân với số lượng lớn
Hầu hết các “đại gia” sản xuất ôtô của châu Âu, Mỹ đang thua lỗ nặng và sa thải công nhân với số lượng lớn.
Cùng với việc các nền kinh tế lớn lâm vào suy thoái, nhu cầu tiêu dùng giảm sút, ngành sản xuất xe hơi và thị trường ôtô thế giới đang lún sâu vào khủng hoảng.
Theo thống kê, doanh thu của ngành công nghiệp ôtô thế giới hàng năm đạt khoảng 3.000 tỷ USD. Nếu tính cả các thị trường liên quan như xăng dầu, bảo hiểm, thì doanh thu ngành này tương đương 10% GDP của toàn thế giới.
Chính vì vậy, sự chững lại của ngành công nghiệp ôtô sẽ tác động không nhỏ tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Ảm đạm
Báo cáo của Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô châu Âu (ACEA) vừa cho biết, số lượng ôtô bán ra trên thị trường Liên minh châu Âu (EU) và 4 nước thuộc Hiệp hội tự do thương mại châu Âu (EFTA) trong tháng 10 vừa qua đã giảm 14,5%, sau khi đã giảm 8,2% trong tháng 9.
Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, thị trường ôtô châu Âu đã giảm 5,4%. Đây là tình trạng kinh doanh được cho là kém nhất kể từ những năm 1990 và các nhà sản xuất ôtô châu Âu bắt đầu cắt giảm bớt nhân công. Họ đang hy vọng sẽ nhận được 40 tỷ Euro từ chương trình vay tín dụng của ngân hàng đầu tư châu Âu để vực ngành công nghiệp ôtô.
Thị trường ôtô Mỹ cũng đang trải qua giai đoạn xấu nhất kể từ cuộc đại suy thoái 1929-1933 tới nay. Lượng ôtô Mỹ bán ra đã giảm xuống mức thấp nhất trong 25 năm qua, dẫn tới tổng thiệt hại của General Motor (GM), Ford và Chrysler lên tới 28,6 tỉ USD trong 6 tháng đầu năm nay.
GM cho biết thiệt hại trong quý 3/2008 của tập đoàn này lên tới 2,5 tỉ USD. Ford, thông báo mức thua lỗ trong quý 3 lên tới gần 3 tỉ USD. Số lượng ôtô bán ra tại Mỹ của GM đã giảm 45% trong tháng 10 vừa qua.
Trong khi đó, lượng xe bán được tại Mỹ của Chrysler cũng giảm 35% trong tháng 10 và rất có thể công ty này sẽ nộp đơn xin bảo hộ phá sản nếu không tìm được người mua hay đối tác liên minh.
Theo các chuyên gia, người tiêu dùng hiện không còn quan tâm đến mua sắm, trong khi các nhà sản xuất buộc phải cắt giảm sản lượng và giảm giá bán tới mức thấp nhất có thể để vượt qua khủng hoảng.
Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là liệu số lượng xe bán ra có tiếp tục giảm 14 -15% trong tháng 11 và tháng 12, hay còn giảm mạnh hơn nữa? Một số dự báo cho rằng tình hình năm 2009 sẽ khó khăn hơn với các nhà sản xuất ôtô.
Thảm hoạ với Mỹ?
Theo giới phân tích, nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng khó khăn của ngành công nghiệp ôtô là do các ngân hàng thắt chặt tín dụng và triển vọng u ám của kinh tế toàn cầu.
Trung tâm nghiên cứu ôtô tại bang Michigan của Mỹ vừa công bố một báo cáo nghiên cứu cảnh báo rằng, nếu ba tập đoàn sản xuất ôtô lớn gồm GM, Ford Motor và Chrysler thu hẹp hơn nữa sản xuất hoặc bị sụp đổ, kinh tế Mỹ sẽ mất 2,95 triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp ngay trong năm đầu tiên.
Nếu các tập đoàn này cắt giảm sản lượng và việc làm 50% để thích ứng với thị phần đang ngày càng giảm thì có thể mất 2,46 triệu việc làm và các chính phủ bang, liên bang mất 108 tỉ USD thu nhập trong vòng 3 năm.
Sự sụp đổ của ngành công nghiệp ôtô vào lúc này sẽ là thảm họa đối với chính quyền mới ở Mỹ. Một trong những tập đoàn ôtô kể trên có nguy cơ sụp đổ trong vòng 12 tháng tới. Hiện nay, hãng GM và Chrysler đang đàm phán để hợp nhất vì họ không chịu nổi gánh nặng thua lỗ khi đứng độc lập.
Mới đây, Quốc hội Mỹ đã thông qua khoản tiền 25 tỷ USD để cho các nhà sản xuất xe hơi vay với lãi suất thấp. Nhưng GM và một số công ty xe hơi khác cho rằng họ cần phải được Nhà nước hỗ trợ nhiều hơn.
Tổng thống đắc cử Obama, trong cuộc họp báo đầu tiên từ khi đắc cử cũng đã cam kết hỗ trợ ngành công nghiệp xe hơi. Ông Obama muốn Quốc hội sớm xem xét tại kỳ họp trong tuần này gói cứu trợ kinh tế bổ sung trị giá 100 tỷ USD, trong đó có phần giúp ngành sản xuất ôtô.
Nhưng, các nghị sĩ Cộng hòa ngăn cản việc thông qua gói cứu trợ này, vì cho rằng nó không thúc đẩy hiệu quả nền kinh tế phát triển trong ngắn hạn.
Người phát ngôn Nhà Trắng Dana Perino, hôm 17/11 cho biết, Chính phủ Mỹ sẽ không sử dụng ngân sách Chương trình cứu trợ tài sản xấu (TARP) trị giá 700 tỷ USD dành cho hệ thống ngân hàng để giải cứu ngành công nghiệp ôtô đang gặp khó khăn vì, nếu ngành sản xuất ôtô nhận được cứu trợ từ TARP, các ngành khác cũng muốn được hỗ trợ tương tự.
Nếu vậy, triển vọng ngành sản xuất ôtô Mỹ có lẽ vẫn vô cùng ảm đạm trong thời gian tới.
Cùng với việc các nền kinh tế lớn lâm vào suy thoái, nhu cầu tiêu dùng giảm sút, ngành sản xuất xe hơi và thị trường ôtô thế giới đang lún sâu vào khủng hoảng.
Theo thống kê, doanh thu của ngành công nghiệp ôtô thế giới hàng năm đạt khoảng 3.000 tỷ USD. Nếu tính cả các thị trường liên quan như xăng dầu, bảo hiểm, thì doanh thu ngành này tương đương 10% GDP của toàn thế giới.
Chính vì vậy, sự chững lại của ngành công nghiệp ôtô sẽ tác động không nhỏ tới tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
Ảm đạm
Báo cáo của Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô châu Âu (ACEA) vừa cho biết, số lượng ôtô bán ra trên thị trường Liên minh châu Âu (EU) và 4 nước thuộc Hiệp hội tự do thương mại châu Âu (EFTA) trong tháng 10 vừa qua đã giảm 14,5%, sau khi đã giảm 8,2% trong tháng 9.
Theo thống kê, từ đầu năm đến nay, thị trường ôtô châu Âu đã giảm 5,4%. Đây là tình trạng kinh doanh được cho là kém nhất kể từ những năm 1990 và các nhà sản xuất ôtô châu Âu bắt đầu cắt giảm bớt nhân công. Họ đang hy vọng sẽ nhận được 40 tỷ Euro từ chương trình vay tín dụng của ngân hàng đầu tư châu Âu để vực ngành công nghiệp ôtô.
Thị trường ôtô Mỹ cũng đang trải qua giai đoạn xấu nhất kể từ cuộc đại suy thoái 1929-1933 tới nay. Lượng ôtô Mỹ bán ra đã giảm xuống mức thấp nhất trong 25 năm qua, dẫn tới tổng thiệt hại của General Motor (GM), Ford và Chrysler lên tới 28,6 tỉ USD trong 6 tháng đầu năm nay.
GM cho biết thiệt hại trong quý 3/2008 của tập đoàn này lên tới 2,5 tỉ USD. Ford, thông báo mức thua lỗ trong quý 3 lên tới gần 3 tỉ USD. Số lượng ôtô bán ra tại Mỹ của GM đã giảm 45% trong tháng 10 vừa qua.
Trong khi đó, lượng xe bán được tại Mỹ của Chrysler cũng giảm 35% trong tháng 10 và rất có thể công ty này sẽ nộp đơn xin bảo hộ phá sản nếu không tìm được người mua hay đối tác liên minh.
Theo các chuyên gia, người tiêu dùng hiện không còn quan tâm đến mua sắm, trong khi các nhà sản xuất buộc phải cắt giảm sản lượng và giảm giá bán tới mức thấp nhất có thể để vượt qua khủng hoảng.
Vấn đề quan trọng nhất hiện nay là liệu số lượng xe bán ra có tiếp tục giảm 14 -15% trong tháng 11 và tháng 12, hay còn giảm mạnh hơn nữa? Một số dự báo cho rằng tình hình năm 2009 sẽ khó khăn hơn với các nhà sản xuất ôtô.
Thảm hoạ với Mỹ?
Theo giới phân tích, nguyên nhân chính dẫn tới tình trạng khó khăn của ngành công nghiệp ôtô là do các ngân hàng thắt chặt tín dụng và triển vọng u ám của kinh tế toàn cầu.
Trung tâm nghiên cứu ôtô tại bang Michigan của Mỹ vừa công bố một báo cáo nghiên cứu cảnh báo rằng, nếu ba tập đoàn sản xuất ôtô lớn gồm GM, Ford Motor và Chrysler thu hẹp hơn nữa sản xuất hoặc bị sụp đổ, kinh tế Mỹ sẽ mất 2,95 triệu việc làm trực tiếp và gián tiếp ngay trong năm đầu tiên.
Nếu các tập đoàn này cắt giảm sản lượng và việc làm 50% để thích ứng với thị phần đang ngày càng giảm thì có thể mất 2,46 triệu việc làm và các chính phủ bang, liên bang mất 108 tỉ USD thu nhập trong vòng 3 năm.
Sự sụp đổ của ngành công nghiệp ôtô vào lúc này sẽ là thảm họa đối với chính quyền mới ở Mỹ. Một trong những tập đoàn ôtô kể trên có nguy cơ sụp đổ trong vòng 12 tháng tới. Hiện nay, hãng GM và Chrysler đang đàm phán để hợp nhất vì họ không chịu nổi gánh nặng thua lỗ khi đứng độc lập.
Mới đây, Quốc hội Mỹ đã thông qua khoản tiền 25 tỷ USD để cho các nhà sản xuất xe hơi vay với lãi suất thấp. Nhưng GM và một số công ty xe hơi khác cho rằng họ cần phải được Nhà nước hỗ trợ nhiều hơn.
Tổng thống đắc cử Obama, trong cuộc họp báo đầu tiên từ khi đắc cử cũng đã cam kết hỗ trợ ngành công nghiệp xe hơi. Ông Obama muốn Quốc hội sớm xem xét tại kỳ họp trong tuần này gói cứu trợ kinh tế bổ sung trị giá 100 tỷ USD, trong đó có phần giúp ngành sản xuất ôtô.
Nhưng, các nghị sĩ Cộng hòa ngăn cản việc thông qua gói cứu trợ này, vì cho rằng nó không thúc đẩy hiệu quả nền kinh tế phát triển trong ngắn hạn.
Người phát ngôn Nhà Trắng Dana Perino, hôm 17/11 cho biết, Chính phủ Mỹ sẽ không sử dụng ngân sách Chương trình cứu trợ tài sản xấu (TARP) trị giá 700 tỷ USD dành cho hệ thống ngân hàng để giải cứu ngành công nghiệp ôtô đang gặp khó khăn vì, nếu ngành sản xuất ôtô nhận được cứu trợ từ TARP, các ngành khác cũng muốn được hỗ trợ tương tự.
Nếu vậy, triển vọng ngành sản xuất ôtô Mỹ có lẽ vẫn vô cùng ảm đạm trong thời gian tới.