Ngành thời trang ngày càng bị “ám ảnh” bởi thể thao

Minh Nguyệt
Chia sẻ

Tối 23/6 vừa qua, gần như một nửa giới giải trí Hollywood đã tụ họp tại sự kiện “Vogue World Paris”, nhân kỷ niệm 100 năm tôn vinh ngành thời trang và thể thao của kinh đô ánh sáng, cũng như chào đón sự kiện Olympic Paris sắp diễn ra…

Ảnh: Vogue World
Ảnh: Vogue World

Tạp chí Vogue đã hợp tác với học viện thể thao trẻ trên khắp nước Pháp để tổ chức buổi trình diễn quy tụ hàng loạt mỹ nhân Hollywood. "Bà trùm thời trang" đồng thời là Tổng biên tập tạp chí Vogue - Anna Wintour là người chủ trì sự kiện hoành tráng này. "Nếu Vogue World New York là một hội chợ đường phố, Vogue World London là một đêm quyến rũ tại nhà hát thì Vogue World Paris sẽ giống như một lễ khai mạc, nơi thích hợp nhất để tổ chức các hoạt động về nghệ thuật và văn hóa", bà Wintour nói.

Xuất hiện tại Place Vendôme, để phù hợp với chủ đề thể thao, Kendall Jenner và Gigi Hadid cưỡi ngựa trong bộ áo blazer màu ghi xám, đi boots và đội mũ bảo hiểm đặc trưng. Hai huyền thoại của làng quần vợt là Venus và Serena Williams lần lượt mặc trang phục của Marine Serre và Off-White đều lấy cảm hứng từ thể thao. Ngôi sao NBA Victor Wembanyama mặc đồ Louis Vuitton; và tiền vệ NFL Joe Burrow đã trình diễn trang phục của nhà thiết kế gốc Việt Peter Do…

Ngành thời trang ngày càng bị “ám ảnh” bởi thể thao - Ảnh 1
Ngành thời trang ngày càng bị “ám ảnh” bởi thể thao - Ảnh 2
 
Tạp chí Vogue đã hợp tác với học viện thể thao trẻ trên khắp nước Pháp để tổ chức buổi trình diễn quy tụ hàng loạt mỹ nhân Hollywood.
Tạp chí Vogue đã hợp tác với học viện thể thao trẻ trên khắp nước Pháp để tổ chức buổi trình diễn quy tụ hàng loạt mỹ nhân Hollywood.

Kết quả là cả thảm đỏ lẫn buổi trình diễn đều cho thấy thế giới thời trang và thể thao đã trở nên gắn bó với nhau như thế nào. Khán giả như được ngược lại thế kỷ trước để chứng kiến thời trang Pháp và mối liên quan của nó với môn đạp xe những năm 1920, điền kinh những năm 1930, thể thao dưới nước những năm 1940, cưỡi ngựa những năm 1950, đấu kiếm những năm 1960, thể dục dụng cụ những năm 1970, võ thuật những năm 1980, bóng đá những năm 1990, quần vợt những năm 2000 và breakdance những năm 2010….

Có thể nói, đối với các nhà thiết kế thời trang, thể thao ngày càng trở nên quan trọng. Các vận động viên là một phần trong chiến lược thu hút khách VIP của họ, do đó các thương hiệu đã gia nhập cuộc đua đổi mới các loại vải, dẫn đầu các xu hướng, chiêu mộ đại sứ thương hiệu và hợp tác với các thương hiệu đồ thể thao. “Có rất nhiều vẻ đẹp và sự đa dạng trong thể thao. Tôi thích làm việc với các vận động viên, họ thường có những câu chuyện thú vị,” Simon Porte Jacquemus, người đã giới thiệu các thiết kế bên hồ bơi lấy cảm hứng từ những năm 1940 tại Vogue World, cho biết.

Nhà thiết kế Cadwallader của thương hiệu Mugler thì cho biết anh ấn tượng bởi yếu tố công nghệ trong các loại vải dành cho trang phục thể thao: “Thế giới ngày nay là dành cho những người luôn di chuyển, luôn vận động. Trang phục do đó phải được thiết kế theo cách mạnh mẽ hơn”. Giám đốc nghệ thuật của Courrèges Nicolas Di Felice thì hào hứng với môn thể dục dụng cụ. “Bộ sưu tập mà chúng tôi hiện đang bán có quần legging và áo đa năng mà tôi chắc chắn rằng khách hàng có thể mặc khi tập pilates và yoga”.

Ngành thời trang ngày càng bị “ám ảnh” bởi thể thao - Ảnh 3
Ngành thời trang ngày càng bị “ám ảnh” bởi thể thao - Ảnh 4
 
Ngành thời trang ngày càng bị “ám ảnh” bởi thể thao - Ảnh 5
Ngành thời trang ngày càng bị “ám ảnh” bởi thể thao - Ảnh 6
 
Ngành thời trang ngày càng bị “ám ảnh” bởi thể thao - Ảnh 7
Ngành thời trang ngày càng bị “ám ảnh” bởi thể thao - Ảnh 8
 

Với Thế vận hội mùa hè sắp diễn ra, sức ảnh hưởng của thể thao tới thời trang càng lúc càng “nóng” hơn bao giờ hết. Mới đây nhất, những khoảng khắc ca sỹ Lisa nhóm Blackpink tận hưởng không khí trường đua F1 tại chặng đua Miami Grand Prix gây sốt khắp nơi. Tất nhiên, các xu hướng có thể đến rồi đến rồi đi, nhưng sự giao thoa thể thao và thời trang này lại không chỉ dừng lại ở việc vay mượn trên sàn diễn, mà còn vừa tăng lợi nhuận vừa tăng sức phổ biến cho nhau.

Theo một báo cáo của agency xây dựng thương hiệu Karla Otto và các chuyên gia thông tin Lefty, Formula 1 là môn thể thao phát triển nhanh thứ hai góp phần vào Giá trị Truyền thông kiếm được (EMV) của các thương hiệu thời trang, tăng 35% vào năm 2023. Nói cách khác, ngân sách marketing đầu tư vào thể thao hiện đang mang lại lợi tức đầu tư khổng lồ. Và không có gì ngạc nhiên khi các thương hiệu muốn tận dụng một phần sự chú ý khổng lồ đó.

Nhưng lý do thực sự mà các nhà mốt xa xỉ đang đổ xô đếncác sân vận động, sàn đấu hay đường đua, theo Vogue Businesss, chính là phụ nữ. Một trong những thay đổi lớn nhất đối với các môn thể thao thi đấu trong năm năm qua là sự quan tâm và tham gia của phụ nữ.

“Người hâm mộ nữ hiện chiếm 40% tổng số người hâm mộ F1,” giám đốc điều hành F1 Academy Susie Wolff nói. “Họ không chỉ tham gia vào các môn thể thao như những người hâm mộ, mà họ còn xây dựng các cộng đồng mạnh mẽ trong đó. Đó là điều hiện đang thúc đẩy sự quan tâm từ một loạt các thương hiệu mới, bao gồm cả những thương hiệu trong lĩnh vực thời trang và làm đẹp”.

Ngành thời trang ngày càng bị “ám ảnh” bởi thể thao - Ảnh 9
Ngành thời trang ngày càng bị “ám ảnh” bởi thể thao - Ảnh 10
 
Ngành thời trang ngày càng bị “ám ảnh” bởi thể thao - Ảnh 11
Ngành thời trang ngày càng bị “ám ảnh” bởi thể thao - Ảnh 12
 
Ngành thời trang ngày càng bị “ám ảnh” bởi thể thao - Ảnh 13
Ngành thời trang ngày càng bị “ám ảnh” bởi thể thao - Ảnh 14
 

Câu chuyện của Louis Vuitton là bằng chứng tuyệt diệu về điều này. Thương hiệu bắt đầu bằng cách tạo ra một chiếc rương du lịch cho chiếc cúp F1 Monaco. Vài năm sau, Vuitton mang tới cho Hamilton một vẻ ngoài mới trong bộ đồ nilon cổ cao từ bộ sưu tập Xuân – Hè 2024 của Pharrell, sắp xếp một suất tham dự cho tay đua Pierre Gasly tại Liên hoan phim Cannes. Tận dụng cơ hội mạnh mẽ hơn, Louis Vuitton tiếp tục thiết kế rương và đuốc cho Olympic Paris 2024, giúp Vuitton trở thành người hưởng lợi chính của ngành công nghiệp thời trang từ ảnh hưởng thể thao.

Không nơi nào mà ngập tràn cơ hội thương mại này hấp dẫn hơn là ở Mỹ, nơi sự quan tâm của phụ nữ dành cho thể thao đã bùng nổ một cách mạnh mẽ nhất. Con số kỷ lục cho khán giả nữ xem Super Bowl tổng cộng lên đến gần 60 triệu người. Trong bối cảnh nhu cầu toàn cầu cho hàng xa xỉ đang biến động bất thường, thì doanh số bán hàng ngày càng phụ thuộc vào ý thích của những người cực kỳ giàu có. Báo cáo Inside Track của chương trình More Than Equal phát hiện rằng 56% người hâm mộ nữ có nhiều khả năng mua hàng từ các thương hiệu tài trợ.

Điều này có nghĩa là các nhãn hiệu như Tommy Hilfiger, Charlotte Tilbury và Puma, những nhãn hiệu ủng hộ mạnh mẽ và thể hiện tự hào dành cho các vận động viên nữ, đang đưa ra những quyết định sáng suốt và hiệu quả cho ROI – lợi tức đầu tư. Bên cạnh đó, theo Fashionista, làng mốt cũng đang chứng kiến ​​xu hướng cá nhân hóa nhiều hơn trong thời trang thể thao.

Ngành thời trang ngày càng bị “ám ảnh” bởi thể thao - Ảnh 15
Ngành thời trang ngày càng bị “ám ảnh” bởi thể thao - Ảnh 16
 
Ngành thời trang ngày càng bị “ám ảnh” bởi thể thao - Ảnh 17
Ngành thời trang ngày càng bị “ám ảnh” bởi thể thao - Ảnh 18
 

Mặc dù màu sắc quốc gia vẫn đóng một vai trò quan trọng nhưng người ta ngày càng chú trọng đến việc tôn vinh cá nhân các vận động viên và phong cách độc đáo của họ. Chúng ta có thể thấy nhiều sự tự do hơn trong các phụ kiện, chẳng hạn như đôi giày thể thao được thiết kế riêng hay các chi tiết tùy chỉnh trên đồng phục hoặc thậm chí các biến thể trong trang phục của đội phản ánh cá tính của từng vận động viên.

Năm nay, trong số các đối tác thương hiệu xa xỉ hợp tác thiết kế đồng phục chính thức của Olympic Paris, Ralph Lauren đang thiết kế cho đội tuyển Hoa Kỳ, Lululemon đang tài trợ cho Canada và các vận động viên Ý sẽ tiếp tục mặc trang phục Giorgio Armani… Vì đây là thị trường tiêu dùng xa xỉ quan trọng nên hiệp hội Olympic Trung Quốc rất được săn đón, đặc biệt khi Mỹ và Trung Quốc được dự đoán sẽ giành được nhiều huy chương vàng nhất.

Ngoài việc khuếch đại di sản và giá trị thương hiệu, việc liên kết với vận động viên còn thể hiện khả năng thiết kế nhiều loại trang phục khác nhau, kết quả là tăng thêm uy tín cho các sản phẩm hiện có của thương hiệu.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con