Nỗ lực gỡ 3 vướng mắc, sớm thi công ga ngầm dự án metro Nhổn - ga Hà Nội trong tháng 9

Anh Tú
Chia sẻ

Hà Nội đang nỗ lực gỡ 3 vướng mắc chính để sớm thi công lại gói thầu CP03 - hầm và các ga ngầm thuộc dự án tuyến đường sắt đô thị đoạn Nhổn - ga Hà Nội ngay trong tháng 9...

Việc chậm giải phóng và bàn giao mặt bằng là nguyên nhân chính dẫn đến việc nhà thầu Hyundai - Ghella đòi bồi thường.
Việc chậm giải phóng và bàn giao mặt bằng là nguyên nhân chính dẫn đến việc nhà thầu Hyundai - Ghella đòi bồi thường.

Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB) đang tích cực đàm phán với liên danh nhà thầu CP03 thi công đoạn ngầm dự án tuyến đường sắt đô thị đoạn Nhổn - ga Hà Nội trong tháng 9.

Trước đó, để chuẩn bị điều kiện tốt nhất về mặt bằng bàn giao cho nhà thầu, ngày 20/8, MRB phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai công tác rào chắn, phân luồng để phục vụ thi công giai đoạn 2 ga ngầm S12 trên phố Trần Hưng Đạo, đoạn từ Lê Duẩn đến Trần Bình Trọng.

Đây là hoạt động để nhà thầu CP03 quay lại thi công đoạn ngầm. Hiện tại, nhà thầu cũng thể hiện thiện chí quay lại công trường, hoàn thành khối lượng công việc dang dở.

Như vậy, thời gian nhà thầu gói thầu CP03 trở lại công trường có chậm hơn so với mục tiêu ban đầu đề ra là trong tháng 8.

 

Gói thầu CP03 do liên danh nhà thầu Hyundai - Ghella đảm nhận thi công với 4 km hầm ngầm, 4 nhà ga ngầm và dốc hạ ngầm. Theo hợp đồng ký kết ngày 30/10/2015, tổng thời gian thi công gói thầu là 49 tháng, từ ngày 6/2/2017 – 6/3/2021. Tổng giá trị gói thầu là hơn 6.500 tỷ đồng sử dụng nguồn vốn vay ODA của Ngân hàng phát triển châu Á (ADB).

Để phục vụ thi công gói thầu, chủ đầu tư đã bàn giao từng phần mặt bằng cho nhà thầu CP03 triển khai thi công tại 6/6 vị trí công trường chính.

Tuy nhiên, quá trình thực hiện gặp khó khăn bởi các hộ dân bị ảnh hưởng khi thi công tuyến ngầm.

Công tác bàn giao mặt bằng kéo dài, đến tháng 8/2021, nhà thầu CP03 có thông báo tạm dừng thi công. Khi đó, khối lượng thi công mới đạt khoảng 32%.

Ngày 30/10/2021, nhà thầu có thông báo chấm dứt hợp đồng và kèm theo điều kiện để quay trở lại thi công với nội dung chủ yếu là yêu cầu bàn giao toàn bộ công trường và thanh toán tạm cho nhà thầu một khoản 70 triệu USD, khoản tiền này sau đó sẽ được khấu trừ căn cứ vào kết quả phân xử của Ban xử lý tranh chấp cho các khiếu nại của nhà thầu.

Sau đó, chủ đầu tư đã có các văn bản phản đối việc tạm dừng thi công, chấm dứt hợp đồng của nhà thầu, đồng thời tổ chức cuộc họp với đại diện cấp cao của nhà thầu vào ngày 25/2/2022. 

Phía nhà thầu cho rằng muốn tiếp tục thực hiện hợp đồng chủ đầu tư cần xử lý 3 vấn đề chính, đó là (i) cung cấp quyền tiếp cận toàn bộ công trường để chấm dứt tình trạng chậm trễ về mặt bằng; (ii) gia hạn thời gian thực hiện; (iii) thanh toán tạm chi phí bổ sung kéo dài thời gian thực hiện theo yêu cầu của nhà thầu.

Tại cuộc họp ngày 5/8 vừa qua, UBND TP. Hà Nội thống nhất cung cấp quyền tiếp cận công trường cho các phần mặt bằng còn lại muộn nhất vào ngày 30/9 tới đây và thống nhất chủ trương gia hạn thời gian thực hiện hợp đồng.

Cùng với đó, đồng ý để chủ đầu tư thanh toán chi phí bổ sung do chậm trễ ngày khởi công với giá trị thanh toán theo quyết định của Ban xử lý tranh chấp.

Đối với chi phí bổ sung khác, UBND TP. Hà Nội yêu cầu nhà thầu làm việc cụ thể với chủ đầu tư, tư vấn dự án và cung cấp các bằng chứng làm cơ sở để các bên xem xét, thương thảo.

Trong chuyến thị sát đầu tháng 8, Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo "khẩn" về tiến độ dự án. Trong đó, nghiên cứu, tìm giải pháp rút ngắn ít nhất một nửa thời gian hoàn thành đoạn đi ngầm so với đề xuất của đơn vị tư vấn là năm 2027.

 

Chủ đầu tư dự án metro đoạn Nhổn - ga Hà Nội là Ban Quản lý đường sắt đô thị Hà Nội (MRB). Tổng vốn đầu tư dự án sau điều chỉnh là 1.176 triệu euro, trong đó, vốn vay ODA gần 959 triệu euro, vốn đối ứng trong nước khoảng 218 triệu euro.

Gói thầu CP03 - hầm và các ga ngầm là một trong những gói thầu quan trọng nhất của dự án. Phạm vi công việc chính của gói thầu CP03 bao gồm: đường hầm đôi, ray đơn với đường kính trong 5,7 m và chiều dài đường hầm 2,573 m; các ga ngầm bao gồm: Ga Kim Mã (Ga 09), Ga Cát Linh (Ga 10), Ga Văn Miếu (Ga 11) và Ga Hà Nội (Ga 12); đường dốc hạ ngầm; khu quay đầu/gara; trục cứu nạn.

Đến thời điểm hiện tại, tiến độ toàn dự án đạt khoảng 75,1%, trong đó đoạn trên cao đạt 96,3%, đoạn ngầm "dậm chân" đạt tiến độ 33%.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con