Lỗ luỹ kế gần 160 tỷ đồng, Hanoi Metro toan tính gì để đạt lãi ròng trong năm 2022?

Ánh Tuyết
Chia sẻ

Tính hết năm 2021, Hanoi Metro, đơn vị quản lý tuyến metro Cát Linh - Hà Đông đạt doanh thu vỏn vẹn 5 tỷ đồng, với tổng lỗ luỹ kế lên đến 160 tỷ đồng. Bước sang năm 2022, công ty sẽ nhận trợ giá từ thành phố và đặt tham vọng đạt tổng doanh thu 476 tỷ đồng, khi đó, dự kiến bức tranh tài chính sẽ chuyển lỗ sang lãi...

Từ mức lỗ ròng 64 tỷ đồng trong năm 2021, Hanoi Metro đặt kế hoạch sản xuất kinh doanh lãi ròng 14 tỷ đồng năm 2022.
Từ mức lỗ ròng 64 tỷ đồng trong năm 2021, Hanoi Metro đặt kế hoạch sản xuất kinh doanh lãi ròng 14 tỷ đồng năm 2022.

Theo báo cáo tài chính kiểm toán 2021 vừa được công bố, Công ty TNHH MTV Đường sắt Hà Nội (Hanoi Metro) đạt doanh thu hơn 5 tỷ đồng. Đây là năm đầu tiên Hanoi Metro ghi nhận doanh thu sau khi chính thức vận hành tuyến đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông từ tháng 11/2021.

Tuy nhiên, giá vốn hàng bán lên tới gần 59 tỷ đồng khiến công ty lỗ gộp 54 tỷ đồng. 

Trong đó, chi phí cho nhân công lớn nhất, lên tới gần 44 tỷ đồng, tương đương chiếm gần 75% tổng chi phí vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông.

Hanoi Metro cho biết, báo cáo tài chính năm 2021 của công ty được cơ quan kiểm toán độc lập kiểm toán. Công ty gửi cho Sở Tài chính Hà Nội tổng hợp báo cáo thành phố và công khai thông tin theo nghị định của Chính phủ.

 

Trong năm 2021, Hanoi Metro lỗ ròng 64 tỷ đồng. Trước đó vào năm 2020, công ty báo lỗ 23 tỷ đồng khi chưa vận hành đường sắt Cát Linh - Hà Đông. Luỹ kế Hanoi Metro đang lỗ tổng cộng 160 tỷ đồng.

Theo đại diện Hanoi Metro, vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt, đường sắt đô thị là lĩnh vực dịch vụ công nên giá do TP. Hà Nội quyết định, với mức giá rẻ có trợ giá của thành phố, để khuyến khích người dân sử dụng phương tiện công cộng đi lại, giảm dần phương tiện cá nhân, giúp giảm ùn tắc, ô nhiễm môi trường do phương tiện cá nhân gây ra.

Đối với xe buýt của Hà Nội được trợ giá từ nhiều năm nay và hiện nay vẫn đang thực hiện.

Còn đối với đường sắt đô thị, Cát Linh-Hà Đông là tuyến đầu tiên đưa vào vận hành, Hội đồng nhân dân thành phố thông qua nghị quyết áp dụng các chính sách khuyến khích như xe buýt hiện nay, việc trợ giá cho đường sắt đô thị được quy định trong Luật Đường sắt.

Tuy nhiên, trong số liệu báo cáo năm 2021, công ty mới bắt đầu vận hành từ 6/11/2021, vẫn chưa có trợ giá của thành phố vì chưa có đặt hàng. “Trong thời gian vừa qua, nhờ có sự hỗ trợ của sở, ban, ngành và sự nỗ lực của công ty, chúng tôi xây dựng đơn giá tạm thời và được thành phố phê duyệt”, lãnh đạo đơn vị này chia sẻ.

Hiện Công ty TNHH MTV Đường sắt đô thị Hà Nội đang trong quá trình hoàn thiện hồ sơ để thành phố đặt hàng cho tuyến Cát Linh- Hà Đông hai tháng cuối năm 2021 và cả năm 2022.

"Sau khi doanh thu của năm 2021 được cộng thêm trợ giá theo đặt hàng của thành phố, chắc chắn bức tranh tài chính sẽ khác so với báo cáo tài chính hiện nay. Trợ giá của thành phố không chỉ bù đắp phần thiết hụt do doanh thu không đảm bảo chi phí mà còn có lãi định mức theo quy định", đại diện Hanoi Metro cho biết.

Theo kế hoạch năm 2022, Hanoi Metro đặt mục tiêu doanh thu 476 tỷ đồng, cao gấp hơn 95 lần doanh thu năm 2021 với lợi nhuận sau thuế lãi gần 14 tỷ đồng.

Trong đó, doanh thu vận tải hành khách công cộng bằng đường sắt đô thị là 76,1 tỷ đồng, tương ứng gần 16% tổng doanh thu.

Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2022.
Kế hoạch sản xuất kinh doanh năm 2022.

Bên cạnh đó, Hanoi Metro cũng sẵn sàng vận hành thêm đoạn trên cao tuyến đường sắt Nhổn - Ga Hà Nội, với tổng cộng hơn 89.000 lượt tàu, phục vụ hơn 7,9 triệu hành khách trong năm 2022. Như vậy, bình quân mỗi ngày, Hanoi Metro phải phục vụ gần 21.800 lượt khách với gần 250 lượt chạy tàu để hoàn thành chỉ tiêu nói trên.

Thông tin về lượng hành khách khách sau hơn 6 tháng tàu Cát Linh - Hà Đông lăn bánh, tính từ ngày 6/11/2021 đến cuối tháng 5/2022, tuyến vận hành an toàn 202 ngày (hơn 6 tháng), vận chuyển được hơn 3,1 triệu hành khách.

Hiện khách đi tàu đang tăng gấp 2,5 lần so với thời gian đầu và trong thời gian giãn cách xã hội. Tỷ lệ tàu cập các ga đón trả khách và chạy đúng giờ là 99,98%.

Về tỷ lệ hành khách đi vé tháng so với vé lượt, bình quân lượng khách đi vé tháng trong ngày chiếm từ 55- 60%; giờ cao điểm hành khách sử dụng vé tháng chiếm 75- 80%.

Số lượng khách đi tàu hàng ngày dao động từ 21.000 - 22.000 hành khách/ngày; ngày thứ bảy, chủ nhật từ 25.000 - 30.000 hành khách/ngày. Đặc biệt, trong các ngày nghỉ lễ hành khách trải nghiệm tăng đến trên 40.000 hành khách và dịp nghỉ lễ 1/5 vừa qua, tàu lập kỷ lục mới khi vận chuyển trên 50.000 hành khách.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con