Nước Anh trước bóng đen khủng hoảng tín dụng
Trong cơn hoảng hốt, hàng ngàn khách hàng của Northern Rock, ngân hàng cho vay tín chấp lớn thứ 5 của Anh, xếp hàng chờ rút tiền
Cặp vợ chồng hưu trí Terry Mays ở London nhận thấy rằng, lời hứa của Ngân hàng Trung ương Anh về việc cung cấp hỗ trợ tài chính khẩn cấp cho ngân hàng Northern Rock, nơi nắm giữ gần như toàn bộ số tiền ky cóp bấy lâu nay của hai người, dường như không đủ để trấn an cơn hoảng sợ của họ.
Bởi thế, ngày 17/9, cặp vợ chồng già này đã cùng với hàng trăm khách hàng khác của Northern Rock trước cửa các chi nhánh của ngân hàng này ở trung tâm London để chờ đến lượt được rút tiền tiết kiệm. Việc xếp hàng như vậy đã kéo dài từ hôm 14/9.
“Tôi không nghĩ ngân hàng này sẽ phá sản, nhưng vẫn chẳng thể nào yên tâm được. Đây là số tiền mà chúng tôi sẽ sống đến cuối đời,” ông Mays nói. Tại một chi nhánh khác của Northern Rock ở khu Nam London, những khách hàng ở cuối hàng được thông báo phải chờ ít nhất 6 giờ đồng hồ mới đến lượt rút tiền.
Không thể trấn an khách hàng
Nguyên nhân khiến khách hàng của Northern Rock kiên quyết rút tiền tiết kiệm là thông tin về việc ngân hàng này không thể huy động thêm vốn do cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹ đã trói chân thị trường tài chính toàn cầu. Từ ngày 14/9 đến ngày 17/9, những khách hàng hoảng hốt của Northern Rock đã rút tổng số tiền tiết kiệm 2 tỷ Bảng (tức gần 4 tỷ USD) khỏi ngân hàng này.
Nguyên là một tổ chức tài chính ở Newcastle, Northern Rock bắt đầu được niêm yết trên thị trường chứng khoán vào năm 1997. Với lượng tiền gửi tiết kiệm khiêm tốn, ngân hàng này đã chứng khoán hóa các khoản tín chấp và huy động vốn từ thị trường vốn để đạt được sự phát triển nhanh chóng. Nguồn vốn cho 77% trong tổng số tài sản 230 tỷ USD của Northern Rock là các loại trái phiếu và chứng khoán, còn lại 23%, tức 46 tỷ USD, là từ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng.
Tới nửa đầu năm nay, Northern Rock đã chiếm thị phần 19% trên thị trường cho vay tín chấp của Anh và trở thành ngân hàng cho vay tín chấp lớn thứ 5 ở nước này. Northern Rock còn dự báo, lợi nhuận trong năm 2007 của ngân hàng này có thể sẽ đạt mức từ 1 tỷ đến 1,09 tỷ USD, chỉ thấp hơn đôi chút so với mức 1,18 tỷ USD trong năm ngoái.
Tuy nhiên, chỉ một vài tuần trước đây, Northern Rock đột nhiên nhận thấy các chiến lược huy động vốn của mình đồng loạt thất bại. Trong cơn khủng hoảng niềm tin, mô hình kinh doanh vốn rất tốt của ngân hàng này bỗng nhiên trở nên mất hết tác dụng. Không còn con đường nào khác, Giám đốc điều hành Adam J. Applegarth của Northern Rock quyết định cầu cứu Ngân hàng Trung ương Anh.
Trong nỗ lực lấy lại niềm tin cho khách hàng của Northern Rock, ngày 17/9, Bộ trưởng Tài chính Anh Alistair Darling tuyên bố Chính phủ Anh sẽ đảm bảo tất cả các khoản tiết kiệm ở Northern Rock, thậm chí trong trường hợp ngân hàng này vỡ nợ. Đồng thời, sự đảm bảo này cũng sẽ được mở rộng ra bất kỳ tổ chức tài chính nào khác yêu cầu sự giúp đỡ của Chính phủ.
Tuy nhiên, ông cũng cho biết thêm, hiện chưa có ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào khác ở nước này tìm đến sự giúp đỡ của Chính phủ Anh. Mặc dù vậy, cho tới nay, tất cả những cam kết trên vẫn không đủ sức trấn an các khách hàng của Northern Rock.
Sau cú sụt giá 32% trong ngày 14/9, ngày 17/9, cổ phiếu của Northern Rock tiếp tục sụt giá thê thảm tới 36%, rơi thẳng xuống mức thấp nhất trong 7 năm qua. Kéo theo là sự mất giá của hàng loạt các cổ phiếu ngân hàng châu Âu khác, khi các nhà đầu tư lo ngại bắt đầu xem xét xem liệu những ngân hàng nào có cùng mô hình kinh doanh như Northern Rock.
Trong ngày 17/9, cổ phiếu của Alliance & Leicester và Bradford & Bingley, hai đối thủ của Northern Rock, cũng giảm giá lần lượt là 31% và 15%. Cổ phiếu của những tổ chức tài chính lớn như HSBC, Société Générale của Pháp và Deutsche Bank của Đức cũng đồng loạt mất giá, khiến chỉ số Dow Jones Stoxx 600 của thị trường chứng khoán châu Âu giảm 1,5%. Chỉ số FTSE 100 của thị trường chứng khoán Anh giảm 1,7%, chỉ số CAC 40 của thị trường chứng khoán Pháp của giảm 1,8%.
Ngay lập tức, Citigroup, Credit Suisse và Merrill Lynch đồng loạt cắt giảm dự báo thu nhập đối với nhiều ngân hàng ở châu Âu, bao gồm cả Northern Rock. Theo Credit Suisse và Merrill, Northern Rock đang đứng trước nguy cơ bị mua lại.“Chúng tôi cho rằng, cuộc chơi đối với Northern Rock ở dạng hiện tại của ngân hàng này đã chấm dứt,” John Paul Crutchley, một nhà phân tích của Merrill nhận định.
Những câu hỏi về tương lai kinh tế Anh
Cảnh hàng ngàn người dân Anh xếp hàng để rút tiền khỏi Northern Rock đã làm dấy lên câu hỏi liệu nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ của nước Anh - một nền kinh tế hỗ trợ nhiều bởi thị trường bất động sản phát triển nóng trong những năm vừa qua - có thể sẽ trở thành nạn nhân của những hậu quả từ cơn bão trên thị trường cho vay tín chấp của Mỹ? Lần đầu tiên trong vòng gần 3 tuần qua, giá đồng Bảng đã giảm xuống mức dưới 2 USD ăn 1 Bảng.
“Tôi cho rằng đây là một diễn biến có tính chất cảnh báo cao. Điều này cho thấy tình trạng đóng băng thanh khoản mà chúng ta đang chứng kiến đang ngày càng trở nên tồi tệ,” Simon Adamson, một nhà phân tích cấp cao tại Credit Sights, một công ty nghiên cứu tín dụng ở London nói.
Trong những năm gần đây, các ngân hàng cho vay tín chấp ở Anh đã cung cấp những khoản vay vượt quá giá trị vật thế chấp. Việc cho vay dễ dàng đã khiến giá bất động sản tăng vọt, tạo động cơ cho sự phát triển kinh tế, đồng thời cũng vô tình khuyến khích tình trạng đầu cơ trên thị trường địa ốc.
Theo Giám đốc điều hành Northern Rock, ông Applegarth, trong nửa đầu năm nay, Northern Rock cho vay khoảng 40 tỷ USD nhưng sau đó, hoạt động cho vay đã thắt chặt mạnh mẽ. Ước tính, ngân hàng này hiện chỉ chiếm thị phần khoảng 2% trên thị trường cho vay tín chấp của Anh, giảm nhiều so với mức 19% trước đó. “Các ngân hàng đang thu hẹp dần hoạt động cho vay và điều này sẽ cản trở sự tăng trưởng kinh tế,” Justin Bates, một nhà phân tích tại ngân hàng đầu tư Daniel Stewart nhận định.
Các thành viên đảng Bảo thủ đối lập của Anh thì lên tiếng chỉ trích rằng, trong suốt 4 năm qua, Thủ tướng Gordon Brown đã không chú ý đến những lời cảnh báo về “một cuộc khủng hoảng nợ sắp xảy đến” khi ông còn giữ chức Bộ trưởng Tài chính và rằng, ông đã khuyến khích người tiêu dùng ở nước này vay nợ ở mức kỷ lục.
Nhiều nhà phân tích khác cũng cho rằng, vụ Northern Rock khiến người ta nghi ngờ về tình trạng sức khỏe của các ngân hàng ở Anh nói riêng và châu Âu nói chung. Chuyên gia Adamson nhấn mạnh, trong số các ngân hàng cho vay thế chấp của Anh, Northern Rock là ngân hàng phụ thuộc nhiều nhất vào thị trường vốn. “Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, có khả năng, việc hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng khác cũng sẽ là việc làm cần thiết. Nói chung, bất kỳ một ngân hàng cỡ trung bình nào phụ thuộc vào thị trường vốn cũng rất dễ bị tổn thương,” ông nói.
Mặc dù những vấn đề mà một ngân hàng cho vay tín chấp như Northern Rock đang phải đối mặt có thể tạo ra cơ hội cho các ngân hàng khác gia tăng thị phần, người ta vẫn lo ngại rằng, thay vì cơ hội, sẽ xảy ra một đợt suy giảm tổng thể trên thị trường cho vay tín chấp vốn phát triển rất nóng tại Anh trong nhiều năm qua.
Ngoài ra, các ngân hàng ở Anh còn đang tiến hành tăng lãi suất, tạo ra áp lực đối với các khách hàng. Theo Hiệp hội Ngân hàng Anh, cũng trong ngày 17/9, lãi suất qua đêm cho vay đồng Bảng giữa các ngân hàng Anh tăng 0,6% lên mức 6,47%, mức cao nhất trong hơn 1 tháng qua. Tất cả những nhân tố này sẽ có ảnh hưởng xấu đến giá bất động sản ở Anh, gây ra những bất lợi cho sự phát triển của nền kinh tế nước này.
Thứ 2, ngày 17/9, Northern Rock mở cửa vào lúc 8h sáng, sớm hơn bình thường để giải quyết một số lượng lớn không ngờ các yêu cầu rút tiền. Ngân hàng này cũng phải mở rộng thêm băng thông trên website của mình vì số lượng người truy cập là quá lớn.
Patricia Carlton, một người đã nghỉ hưu hòa vào dòng người tới rút tiền ở Northern Rock hôm thứ 2 tại London, cho biết, bà quyết định rút tiền sau khi nghe bản tin sáng và nhìn thấy những hàng người dài trước chi nhánh ngân hàng này. “Tôi không thích phải rút tiền. Nhưng tôi không muốn liều lĩnh để tiền ở đây thêm nữa, mặc dù, tôi vẫn chưa biết phải làm gì với số tiền rút ra,” bà nói.
(Theo BusinessWeek, NYT)
Bởi thế, ngày 17/9, cặp vợ chồng già này đã cùng với hàng trăm khách hàng khác của Northern Rock trước cửa các chi nhánh của ngân hàng này ở trung tâm London để chờ đến lượt được rút tiền tiết kiệm. Việc xếp hàng như vậy đã kéo dài từ hôm 14/9.
“Tôi không nghĩ ngân hàng này sẽ phá sản, nhưng vẫn chẳng thể nào yên tâm được. Đây là số tiền mà chúng tôi sẽ sống đến cuối đời,” ông Mays nói. Tại một chi nhánh khác của Northern Rock ở khu Nam London, những khách hàng ở cuối hàng được thông báo phải chờ ít nhất 6 giờ đồng hồ mới đến lượt rút tiền.
Không thể trấn an khách hàng
Nguyên nhân khiến khách hàng của Northern Rock kiên quyết rút tiền tiết kiệm là thông tin về việc ngân hàng này không thể huy động thêm vốn do cuộc khủng hoảng tín dụng tại Mỹ đã trói chân thị trường tài chính toàn cầu. Từ ngày 14/9 đến ngày 17/9, những khách hàng hoảng hốt của Northern Rock đã rút tổng số tiền tiết kiệm 2 tỷ Bảng (tức gần 4 tỷ USD) khỏi ngân hàng này.
Nguyên là một tổ chức tài chính ở Newcastle, Northern Rock bắt đầu được niêm yết trên thị trường chứng khoán vào năm 1997. Với lượng tiền gửi tiết kiệm khiêm tốn, ngân hàng này đã chứng khoán hóa các khoản tín chấp và huy động vốn từ thị trường vốn để đạt được sự phát triển nhanh chóng. Nguồn vốn cho 77% trong tổng số tài sản 230 tỷ USD của Northern Rock là các loại trái phiếu và chứng khoán, còn lại 23%, tức 46 tỷ USD, là từ tiền gửi tiết kiệm của khách hàng.
Tới nửa đầu năm nay, Northern Rock đã chiếm thị phần 19% trên thị trường cho vay tín chấp của Anh và trở thành ngân hàng cho vay tín chấp lớn thứ 5 ở nước này. Northern Rock còn dự báo, lợi nhuận trong năm 2007 của ngân hàng này có thể sẽ đạt mức từ 1 tỷ đến 1,09 tỷ USD, chỉ thấp hơn đôi chút so với mức 1,18 tỷ USD trong năm ngoái.
Tuy nhiên, chỉ một vài tuần trước đây, Northern Rock đột nhiên nhận thấy các chiến lược huy động vốn của mình đồng loạt thất bại. Trong cơn khủng hoảng niềm tin, mô hình kinh doanh vốn rất tốt của ngân hàng này bỗng nhiên trở nên mất hết tác dụng. Không còn con đường nào khác, Giám đốc điều hành Adam J. Applegarth của Northern Rock quyết định cầu cứu Ngân hàng Trung ương Anh.
Trong nỗ lực lấy lại niềm tin cho khách hàng của Northern Rock, ngày 17/9, Bộ trưởng Tài chính Anh Alistair Darling tuyên bố Chính phủ Anh sẽ đảm bảo tất cả các khoản tiết kiệm ở Northern Rock, thậm chí trong trường hợp ngân hàng này vỡ nợ. Đồng thời, sự đảm bảo này cũng sẽ được mở rộng ra bất kỳ tổ chức tài chính nào khác yêu cầu sự giúp đỡ của Chính phủ.
Tuy nhiên, ông cũng cho biết thêm, hiện chưa có ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào khác ở nước này tìm đến sự giúp đỡ của Chính phủ Anh. Mặc dù vậy, cho tới nay, tất cả những cam kết trên vẫn không đủ sức trấn an các khách hàng của Northern Rock.
Sau cú sụt giá 32% trong ngày 14/9, ngày 17/9, cổ phiếu của Northern Rock tiếp tục sụt giá thê thảm tới 36%, rơi thẳng xuống mức thấp nhất trong 7 năm qua. Kéo theo là sự mất giá của hàng loạt các cổ phiếu ngân hàng châu Âu khác, khi các nhà đầu tư lo ngại bắt đầu xem xét xem liệu những ngân hàng nào có cùng mô hình kinh doanh như Northern Rock.
Trong ngày 17/9, cổ phiếu của Alliance & Leicester và Bradford & Bingley, hai đối thủ của Northern Rock, cũng giảm giá lần lượt là 31% và 15%. Cổ phiếu của những tổ chức tài chính lớn như HSBC, Société Générale của Pháp và Deutsche Bank của Đức cũng đồng loạt mất giá, khiến chỉ số Dow Jones Stoxx 600 của thị trường chứng khoán châu Âu giảm 1,5%. Chỉ số FTSE 100 của thị trường chứng khoán Anh giảm 1,7%, chỉ số CAC 40 của thị trường chứng khoán Pháp của giảm 1,8%.
Ngay lập tức, Citigroup, Credit Suisse và Merrill Lynch đồng loạt cắt giảm dự báo thu nhập đối với nhiều ngân hàng ở châu Âu, bao gồm cả Northern Rock. Theo Credit Suisse và Merrill, Northern Rock đang đứng trước nguy cơ bị mua lại.“Chúng tôi cho rằng, cuộc chơi đối với Northern Rock ở dạng hiện tại của ngân hàng này đã chấm dứt,” John Paul Crutchley, một nhà phân tích của Merrill nhận định.
Những câu hỏi về tương lai kinh tế Anh
Cảnh hàng ngàn người dân Anh xếp hàng để rút tiền khỏi Northern Rock đã làm dấy lên câu hỏi liệu nền kinh tế tăng trưởng mạnh mẽ của nước Anh - một nền kinh tế hỗ trợ nhiều bởi thị trường bất động sản phát triển nóng trong những năm vừa qua - có thể sẽ trở thành nạn nhân của những hậu quả từ cơn bão trên thị trường cho vay tín chấp của Mỹ? Lần đầu tiên trong vòng gần 3 tuần qua, giá đồng Bảng đã giảm xuống mức dưới 2 USD ăn 1 Bảng.
“Tôi cho rằng đây là một diễn biến có tính chất cảnh báo cao. Điều này cho thấy tình trạng đóng băng thanh khoản mà chúng ta đang chứng kiến đang ngày càng trở nên tồi tệ,” Simon Adamson, một nhà phân tích cấp cao tại Credit Sights, một công ty nghiên cứu tín dụng ở London nói.
Trong những năm gần đây, các ngân hàng cho vay tín chấp ở Anh đã cung cấp những khoản vay vượt quá giá trị vật thế chấp. Việc cho vay dễ dàng đã khiến giá bất động sản tăng vọt, tạo động cơ cho sự phát triển kinh tế, đồng thời cũng vô tình khuyến khích tình trạng đầu cơ trên thị trường địa ốc.
Theo Giám đốc điều hành Northern Rock, ông Applegarth, trong nửa đầu năm nay, Northern Rock cho vay khoảng 40 tỷ USD nhưng sau đó, hoạt động cho vay đã thắt chặt mạnh mẽ. Ước tính, ngân hàng này hiện chỉ chiếm thị phần khoảng 2% trên thị trường cho vay tín chấp của Anh, giảm nhiều so với mức 19% trước đó. “Các ngân hàng đang thu hẹp dần hoạt động cho vay và điều này sẽ cản trở sự tăng trưởng kinh tế,” Justin Bates, một nhà phân tích tại ngân hàng đầu tư Daniel Stewart nhận định.
Các thành viên đảng Bảo thủ đối lập của Anh thì lên tiếng chỉ trích rằng, trong suốt 4 năm qua, Thủ tướng Gordon Brown đã không chú ý đến những lời cảnh báo về “một cuộc khủng hoảng nợ sắp xảy đến” khi ông còn giữ chức Bộ trưởng Tài chính và rằng, ông đã khuyến khích người tiêu dùng ở nước này vay nợ ở mức kỷ lục.
Nhiều nhà phân tích khác cũng cho rằng, vụ Northern Rock khiến người ta nghi ngờ về tình trạng sức khỏe của các ngân hàng ở Anh nói riêng và châu Âu nói chung. Chuyên gia Adamson nhấn mạnh, trong số các ngân hàng cho vay thế chấp của Anh, Northern Rock là ngân hàng phụ thuộc nhiều nhất vào thị trường vốn. “Tuy nhiên, chúng tôi cho rằng, có khả năng, việc hỗ trợ thanh khoản cho các ngân hàng khác cũng sẽ là việc làm cần thiết. Nói chung, bất kỳ một ngân hàng cỡ trung bình nào phụ thuộc vào thị trường vốn cũng rất dễ bị tổn thương,” ông nói.
Mặc dù những vấn đề mà một ngân hàng cho vay tín chấp như Northern Rock đang phải đối mặt có thể tạo ra cơ hội cho các ngân hàng khác gia tăng thị phần, người ta vẫn lo ngại rằng, thay vì cơ hội, sẽ xảy ra một đợt suy giảm tổng thể trên thị trường cho vay tín chấp vốn phát triển rất nóng tại Anh trong nhiều năm qua.
Ngoài ra, các ngân hàng ở Anh còn đang tiến hành tăng lãi suất, tạo ra áp lực đối với các khách hàng. Theo Hiệp hội Ngân hàng Anh, cũng trong ngày 17/9, lãi suất qua đêm cho vay đồng Bảng giữa các ngân hàng Anh tăng 0,6% lên mức 6,47%, mức cao nhất trong hơn 1 tháng qua. Tất cả những nhân tố này sẽ có ảnh hưởng xấu đến giá bất động sản ở Anh, gây ra những bất lợi cho sự phát triển của nền kinh tế nước này.
Thứ 2, ngày 17/9, Northern Rock mở cửa vào lúc 8h sáng, sớm hơn bình thường để giải quyết một số lượng lớn không ngờ các yêu cầu rút tiền. Ngân hàng này cũng phải mở rộng thêm băng thông trên website của mình vì số lượng người truy cập là quá lớn.
Patricia Carlton, một người đã nghỉ hưu hòa vào dòng người tới rút tiền ở Northern Rock hôm thứ 2 tại London, cho biết, bà quyết định rút tiền sau khi nghe bản tin sáng và nhìn thấy những hàng người dài trước chi nhánh ngân hàng này. “Tôi không thích phải rút tiền. Nhưng tôi không muốn liều lĩnh để tiền ở đây thêm nữa, mặc dù, tôi vẫn chưa biết phải làm gì với số tiền rút ra,” bà nói.
(Theo BusinessWeek, NYT)