Nước cờ tiếp theo của Putin?
Điều khiến châu Âu và Mỹ lo lắng là khả năng của Putin trong việc biến những khó khăn của nền kinh tế Nga trở thành lợi thế
Giữa lúc cuộc khủng hoảng ở miền Đông Ukraine còn chưa tìm được lối thoát, sự đồn đoán đã dịch chuyển sang chiến tuyến tiếp theo trong cuộc đối đầu giữa Tổng thống Nga Vladimir Putin với Mỹ và các đồng minh châu Âu.
Theo hãng tin Bloomberg, đe dọa các nước vùng Baltic, gây áp lực cho Kazakhstan, một nước thuộc Liên Xô cũ, và tăng cường quan hệ với Hy Lạp như một cách để chia rẽ Liên minh Châu Âu (EU) - tất cả đều có thể trở thành lựa chọn để ông chủ điện Kremlin thay đổi trật tự thế giới.
“Chúng ta đang chứng kiến sự nổi lên của những đường chia cắt mới” trong một “môi trường rất phân cực” - nhà ngoại giao Italy Lamberto Zannier thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) nhận định ngày 8/9 tại Hội nghị An ninh Munich.
Trong bối cảnh châu Âu đang vội vã tìm kiếm một kế hoạch hòa bình cho miền Đông Ukraine, giới chức ngoại giao tham dự hội nghị ở Munich đã đề cập tới sự cần thiết phải kiềm chế Tổng thống Nga.
Thời điểm hiện nay không giống như thời chiến tranh lạnh. Mạng lưới đồng minh của Nga không phải là lớn. Nền kinh tế Nga hiện nhỏ hơn nền kinh tế Italy, và sản lượng kinh tế bình quân đầu người của nước này nhỏ hơn của đảo Cyprus. Ngoài ra, lệnh trừng phạt, giá dầu lao dốc, và sự sụt giảm chóng mặt của tỷ giá đồng Rúp đang đẩy nền kinh tế Nga tiến vào một cuộc suy thoái.
Tuy vậy, điều khiến châu Âu và Mỹ quan ngại là khả năng của Putin trong việc biến những khó khăn của nền kinh tế Nga trở thành lợi thế của ông.
Tỷ lệ ủng hộ của người dân Nga dành cho Tổng thống hiện vẫn ở mức trên 80%. Putin đã dùng sự kiên cường của nước Nga trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít thời thế chiến thứ hai như một ví dụ để nước Nga ngày nay đi theo. Đối với Putin, những thách thức kinh tế hiện nay lại có thể giúp ông đảo ngược được trật tự thế giới sau năm 1989 với vị thế siêu cường không ai có thể thách thức của nước Mỹ.
Phát biểu tại một sự kiện ở Sochi hôm thứ Bảy vừa rồi, Putin nói, sự bá quyền của nước Mỹ là “một sự chiếm hữu giả tạo, nhưng chúng tôi sẽ không chịu đựng điều đó”.
Tại hội nghị an ninh ở Munich, các bên đã có một cuộc tranh cãi gay gắt. Các quan chức ngoại giao đến từ Mỹ và châu Âu cho rằng, sự mở rộng của thị trường tự do và dân chủ là tốt cho tất cả. Trong khi đó, đại biểu Nga cho rằng, lời kêu gọi này chỉ nhằm che đậy những nỗ lực đẩy nước Nga quay trở lại tình trạng kiệt quệ sau khi Liên Xô tan rã.
“NATO và EU muốn cô lập Nga và đây là một ngõ cụt. Tôi hiểu là London, Paris, Berlin, Washington và Kiev thích thế, nhưng Moscow thì không và điều này gây thêm rắc rối. Điều đó đang xảy ra ngay ngoài cánh cửa của chúng tôi”, ông Konstantin Kosachyov, người đứng đầu Ủy ban Đối ngoại thuộc Thượng viện Nga, phát biểu trong một cuộc trả lời phỏng vấn.
Giới quan sát ở Nga trước nay vẫn xem Mỹ và châu Âu là một khối thống nhất, nhưng các nhà hoạch định chính sách Nga có vẻ như đang tìm cách chia rẽ sự thống nhất này. Điều này được thể hiện rõ nét vào cuối tuần vừa rồi khi Thủ tướng Đức Angela Merkel và các quan chức châu Âu khác tìm cách ngăn Mỹ tiến tới quyết định cung cấp vũ khí sát thương cho quân đội Chính phủ Ukraine.
Chính sách ngoại giao năng lượng của Nga đã giữ những nước như Hungary đứng về phía Moscow trong các cuộc tranh luận của EU về tăng cường trừng phạt nga. Điện Kremlin cũng đã ngỏ ý muốn giúp đỡ Hy Lạp, một thành viên NATO, thoát khủng hoảng ngân sách. Chính phủ cánh tả mới thành lập ở Athens đã tỏ thái độ phản đối việc EU trừng phạt Nga.
Nhờ đó mà Nga khó có thể bị đẩy khỏi hệ thống thương mại thế giới như Iran. Các lệnh trừng phạt của châu Âu đòi hỏi sự đồng thuận của tất cả 28 chính phủ thành viên, và điều này thường dẫn tới những chính sách nhiều lỗ hổng.
Chẳng hạn, Bỉ đã phản đối những lời kêu gọi loại Nga ra khỏi hệ thống thanh toán ngân hàng toàn cầu SWIFT. Hội nghị thượng đỉnh của EU diễn ra vào ngày 12/2 tới đây có thể cho thấy rõ nét hơn những chia rẽ, bất đồng này.
Nga cũng đã áp dụng các biện pháp chiến tranh kinh tế đối với các nước vùng Baltic và tìm cách khuyến khích tâm lý thân Nga của các cộng đồng dân tộc Nga thiểu số ở Latvia và Estonia. Tuy vậy, các nước Baltic nằm sâu trong EU và với tư cách là thành viên NATO, các nước này nhận được sự đảm bảo an ninh được hậu thuẫn sau cùng từ năng lực hạt nhân Mỹ.
Chính sách sắp xếp lại các vùng của Nga bắt đầu từ năm 2008 với cuộc chiến tranh Georgia. Hai vùng ly khai của Georgia hiện nằm dưới sự bảo vệ của Nga. Tháng 3 năm ngoái, Crimea tách khỏi Ukraine sau một cuộc trưng cầu dân ý và gia nhập Nga.
Kazakhstan, quốc gia nơi 1/4 dân số là người nói tiếng Nga, cũng có tiềm năng xảy ra bất ổn. Hiện Tổng thống nước này Nursultan Nazarbayev đã 74 tuổi và chưa có một ứng viên rõ ràng nào cho việc kế nhiệm ông. Theo giới quan sát, nếu ông Nazarbayev rời nhiệm sở mà không có sự chuyển giao quyền lực trơn tru, thì tình hình kinh tế và chính trị của Kazakhstan có thể trở nên bất ổn.
Tháng 8 năm ngoái, Putin đã khiến không ít người quan ngại khi phát biểu tại một trại hè thanh niên ở Nga rằng, “đại đa số người Kazakhstan muốn thắt chặt quan hệ với Nga”.
Không chỉ ở châu Âu mà ở Washington, người ta cũng đang ra sức đồn đoán xem Putin sẽ làm gì tiếp theo. Chính quyền của Tổng thống Barack Obama chia thành hai phe trong vấn đề này.
Theo một quan chức Mỹ, nhóm theo trường phái bi quan cho rằng Putin quyết tâm đảo ngược điều mà ông cho là sự gây hấn của phương Tây. Trong khi nhóm còn lại, bao gồm cả Obama, cho rằng Putin sẽ phải lùi bước trước áp lực kinh tế ngày càng lớn, và có thể cả sự củng cố lực lượng của NATO ở Đông Âu.
“Điều gì xảy ra cũng sẽ có ảnh hưởng vượt ra khỏi biên giới Ukraine, không chỉ đối với châu Âu mà cả thế giới”, Phó tổng thống Mỹ Joe Biden nhận định.
Khi bà Merkel và ông Biden có cuộc gặp ở Munich, thì xung đột ở miền Đông Ukraine tiếp tục căng thẳng. Lực lượng nổi dậy thân Nga tiếp tục có những bước tiến đẩy lùi quân chính phủ. Châu Âu đang nỗ lực hết sức để đạt một thỏa thuận ngừng bắn mới cho miền Đông Ukraine trong tuần này.
Một số quan chức quân sự và tình báo Mỹ cho rằng, mục tiêu chiến lược hiện nay của Putin là một tuyến kết nối đường bộ từ Nga tới Crimea thông qua Mariupol, thành phố cảng chiến lược của Ukraine. Nếu đúng như vậy, một cuộc phản công của quân nổi dậy nhằm vào thành phố 500.000 dân này tất yếu sẽ xảy ra.
Hiện tại, hầu như không có một nhà phân tích chính sách ngoại giao nào có thể trả lời được câu hỏi liệu Putin đang có một kế hoạch lớn hay đã thay đổi suy nghĩ.
Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto nói: “Tôi không dám chắc là có ai thực sự đoán được ông ấy sẽ làm gì tiếp theo”. Ông Niinisto cho rằng, mục tiêu của điện Kremlin là “duy trì tình trạng bất ổn ở Ukraine và chờ cơ hội để làm một điều gì đó mới”.
Tổng thống Lithuania Dalia Grybauskaite thì đưa ra kịch bản xấu nhất trong đó nếu Putin không bị kiềm chế, thì những tham vọng lãnh thổ của ông sẽ tăng thêm.
“Sau Ukraine sẽ đến chúng ta”, ông Grybauskaite nói. Lithuania là một trong 3 nước vùng Baltic tách khỏi Liên Xô sau chiến tranh lạnh.
Theo hãng tin Bloomberg, đe dọa các nước vùng Baltic, gây áp lực cho Kazakhstan, một nước thuộc Liên Xô cũ, và tăng cường quan hệ với Hy Lạp như một cách để chia rẽ Liên minh Châu Âu (EU) - tất cả đều có thể trở thành lựa chọn để ông chủ điện Kremlin thay đổi trật tự thế giới.
“Chúng ta đang chứng kiến sự nổi lên của những đường chia cắt mới” trong một “môi trường rất phân cực” - nhà ngoại giao Italy Lamberto Zannier thuộc Tổ chức An ninh và Hợp tác châu Âu (OSCE) nhận định ngày 8/9 tại Hội nghị An ninh Munich.
Trong bối cảnh châu Âu đang vội vã tìm kiếm một kế hoạch hòa bình cho miền Đông Ukraine, giới chức ngoại giao tham dự hội nghị ở Munich đã đề cập tới sự cần thiết phải kiềm chế Tổng thống Nga.
Thời điểm hiện nay không giống như thời chiến tranh lạnh. Mạng lưới đồng minh của Nga không phải là lớn. Nền kinh tế Nga hiện nhỏ hơn nền kinh tế Italy, và sản lượng kinh tế bình quân đầu người của nước này nhỏ hơn của đảo Cyprus. Ngoài ra, lệnh trừng phạt, giá dầu lao dốc, và sự sụt giảm chóng mặt của tỷ giá đồng Rúp đang đẩy nền kinh tế Nga tiến vào một cuộc suy thoái.
Tuy vậy, điều khiến châu Âu và Mỹ quan ngại là khả năng của Putin trong việc biến những khó khăn của nền kinh tế Nga trở thành lợi thế của ông.
Tỷ lệ ủng hộ của người dân Nga dành cho Tổng thống hiện vẫn ở mức trên 80%. Putin đã dùng sự kiên cường của nước Nga trong cuộc chiến chống chủ nghĩa phát xít thời thế chiến thứ hai như một ví dụ để nước Nga ngày nay đi theo. Đối với Putin, những thách thức kinh tế hiện nay lại có thể giúp ông đảo ngược được trật tự thế giới sau năm 1989 với vị thế siêu cường không ai có thể thách thức của nước Mỹ.
Phát biểu tại một sự kiện ở Sochi hôm thứ Bảy vừa rồi, Putin nói, sự bá quyền của nước Mỹ là “một sự chiếm hữu giả tạo, nhưng chúng tôi sẽ không chịu đựng điều đó”.
Tại hội nghị an ninh ở Munich, các bên đã có một cuộc tranh cãi gay gắt. Các quan chức ngoại giao đến từ Mỹ và châu Âu cho rằng, sự mở rộng của thị trường tự do và dân chủ là tốt cho tất cả. Trong khi đó, đại biểu Nga cho rằng, lời kêu gọi này chỉ nhằm che đậy những nỗ lực đẩy nước Nga quay trở lại tình trạng kiệt quệ sau khi Liên Xô tan rã.
“NATO và EU muốn cô lập Nga và đây là một ngõ cụt. Tôi hiểu là London, Paris, Berlin, Washington và Kiev thích thế, nhưng Moscow thì không và điều này gây thêm rắc rối. Điều đó đang xảy ra ngay ngoài cánh cửa của chúng tôi”, ông Konstantin Kosachyov, người đứng đầu Ủy ban Đối ngoại thuộc Thượng viện Nga, phát biểu trong một cuộc trả lời phỏng vấn.
Giới quan sát ở Nga trước nay vẫn xem Mỹ và châu Âu là một khối thống nhất, nhưng các nhà hoạch định chính sách Nga có vẻ như đang tìm cách chia rẽ sự thống nhất này. Điều này được thể hiện rõ nét vào cuối tuần vừa rồi khi Thủ tướng Đức Angela Merkel và các quan chức châu Âu khác tìm cách ngăn Mỹ tiến tới quyết định cung cấp vũ khí sát thương cho quân đội Chính phủ Ukraine.
Chính sách ngoại giao năng lượng của Nga đã giữ những nước như Hungary đứng về phía Moscow trong các cuộc tranh luận của EU về tăng cường trừng phạt nga. Điện Kremlin cũng đã ngỏ ý muốn giúp đỡ Hy Lạp, một thành viên NATO, thoát khủng hoảng ngân sách. Chính phủ cánh tả mới thành lập ở Athens đã tỏ thái độ phản đối việc EU trừng phạt Nga.
Nhờ đó mà Nga khó có thể bị đẩy khỏi hệ thống thương mại thế giới như Iran. Các lệnh trừng phạt của châu Âu đòi hỏi sự đồng thuận của tất cả 28 chính phủ thành viên, và điều này thường dẫn tới những chính sách nhiều lỗ hổng.
Chẳng hạn, Bỉ đã phản đối những lời kêu gọi loại Nga ra khỏi hệ thống thanh toán ngân hàng toàn cầu SWIFT. Hội nghị thượng đỉnh của EU diễn ra vào ngày 12/2 tới đây có thể cho thấy rõ nét hơn những chia rẽ, bất đồng này.
Nga cũng đã áp dụng các biện pháp chiến tranh kinh tế đối với các nước vùng Baltic và tìm cách khuyến khích tâm lý thân Nga của các cộng đồng dân tộc Nga thiểu số ở Latvia và Estonia. Tuy vậy, các nước Baltic nằm sâu trong EU và với tư cách là thành viên NATO, các nước này nhận được sự đảm bảo an ninh được hậu thuẫn sau cùng từ năng lực hạt nhân Mỹ.
Chính sách sắp xếp lại các vùng của Nga bắt đầu từ năm 2008 với cuộc chiến tranh Georgia. Hai vùng ly khai của Georgia hiện nằm dưới sự bảo vệ của Nga. Tháng 3 năm ngoái, Crimea tách khỏi Ukraine sau một cuộc trưng cầu dân ý và gia nhập Nga.
Kazakhstan, quốc gia nơi 1/4 dân số là người nói tiếng Nga, cũng có tiềm năng xảy ra bất ổn. Hiện Tổng thống nước này Nursultan Nazarbayev đã 74 tuổi và chưa có một ứng viên rõ ràng nào cho việc kế nhiệm ông. Theo giới quan sát, nếu ông Nazarbayev rời nhiệm sở mà không có sự chuyển giao quyền lực trơn tru, thì tình hình kinh tế và chính trị của Kazakhstan có thể trở nên bất ổn.
Tháng 8 năm ngoái, Putin đã khiến không ít người quan ngại khi phát biểu tại một trại hè thanh niên ở Nga rằng, “đại đa số người Kazakhstan muốn thắt chặt quan hệ với Nga”.
Không chỉ ở châu Âu mà ở Washington, người ta cũng đang ra sức đồn đoán xem Putin sẽ làm gì tiếp theo. Chính quyền của Tổng thống Barack Obama chia thành hai phe trong vấn đề này.
Theo một quan chức Mỹ, nhóm theo trường phái bi quan cho rằng Putin quyết tâm đảo ngược điều mà ông cho là sự gây hấn của phương Tây. Trong khi nhóm còn lại, bao gồm cả Obama, cho rằng Putin sẽ phải lùi bước trước áp lực kinh tế ngày càng lớn, và có thể cả sự củng cố lực lượng của NATO ở Đông Âu.
“Điều gì xảy ra cũng sẽ có ảnh hưởng vượt ra khỏi biên giới Ukraine, không chỉ đối với châu Âu mà cả thế giới”, Phó tổng thống Mỹ Joe Biden nhận định.
Khi bà Merkel và ông Biden có cuộc gặp ở Munich, thì xung đột ở miền Đông Ukraine tiếp tục căng thẳng. Lực lượng nổi dậy thân Nga tiếp tục có những bước tiến đẩy lùi quân chính phủ. Châu Âu đang nỗ lực hết sức để đạt một thỏa thuận ngừng bắn mới cho miền Đông Ukraine trong tuần này.
Một số quan chức quân sự và tình báo Mỹ cho rằng, mục tiêu chiến lược hiện nay của Putin là một tuyến kết nối đường bộ từ Nga tới Crimea thông qua Mariupol, thành phố cảng chiến lược của Ukraine. Nếu đúng như vậy, một cuộc phản công của quân nổi dậy nhằm vào thành phố 500.000 dân này tất yếu sẽ xảy ra.
Hiện tại, hầu như không có một nhà phân tích chính sách ngoại giao nào có thể trả lời được câu hỏi liệu Putin đang có một kế hoạch lớn hay đã thay đổi suy nghĩ.
Tổng thống Phần Lan Sauli Niinisto nói: “Tôi không dám chắc là có ai thực sự đoán được ông ấy sẽ làm gì tiếp theo”. Ông Niinisto cho rằng, mục tiêu của điện Kremlin là “duy trì tình trạng bất ổn ở Ukraine và chờ cơ hội để làm một điều gì đó mới”.
Tổng thống Lithuania Dalia Grybauskaite thì đưa ra kịch bản xấu nhất trong đó nếu Putin không bị kiềm chế, thì những tham vọng lãnh thổ của ông sẽ tăng thêm.
“Sau Ukraine sẽ đến chúng ta”, ông Grybauskaite nói. Lithuania là một trong 3 nước vùng Baltic tách khỏi Liên Xô sau chiến tranh lạnh.