“Phong cách đại trượng phu của Putin khiến Nga khốn đốn”
Đối với những người hay bị ấn tượng bởi phong cách “nam nhi đại trượng phu”, thì ông Putin chính là một hình mẫu lý tưởng
Một bài bình luận của Paul Krugman đăng trên mục Op-Ed của tờ New York Times cách đây ít hôm nói rằng, những thách thức mà nền kinh tế Nga đang phải đối mặt hiện nay có liên quan nhiều đến bản chất của chính quyền Tổng thống Vladimir Putin.
Theo Krugman, đối với những người hay bị ấn tượng bởi phong cách “nam nhi đại trượng phu”, thì ông Putin chính là một hình mẫu lý tưởng. Ngay cả nhiều người Mỹ theo trường phái bảo thủ cũng đã tỏ thái độ thán phục trước cách thể hiện đầy mạnh mẽ của ông chủ điện Kremlin.
“Đó chính là người để gọi là một nhà lãnh đạo”, cựu thị trưởng New York Rudy Giuliani thốt lên sau khi Putin đưa quân vào Ukraine hồi tháng 3 mà chẳng cần suy tính hay cân nhắc gì.
Tuy nhiên, Krugman cho rằng, Putin không bao giờ có đủ nguồn lực để hậu thuẫn cho phong cách mạnh mẽ của mình. Nước Nga có một nền kinh tế gần ngang quy mô của nền kinh tế Brazil. Và như những gì mà cả thế giới đang chứng kiến, nền kinh tế Nga đang đứng trước nguy cơ một cuộc khủng hoảng tài chính, và thách thức này có liên quan nhiều đến bản chất của chính quyền Putin.
Từ tháng 8, khi Nga thừa nhận binh sỹ nước này tham gia chiến đấu ở miền Đông Ukraine dù nói đó chỉ là những người lính đang “nghỉ phép”, đồng Rúp đã từ từ mất giá. Cách đây vài tuần, đồng Rúp chuyển sang trạng thái “rơi”. Những biện pháp quyết liệt gồm tăng lãi suất một lúc 6,5 điểm phần trăm và yêu cầu các công ty tư nhân ngừng tích trữ USD đã được Nga tung ra để cứu tỷ giá. Nhưng tất cả các con số thống kê đều cho thấy nền kinh tế Nga đang dần lún vào một cuộc suy thoái.
Dĩ nhiên, nguyên nhân chính dẫn tới những khó khăn hiện nay của Nga là sự giảm giá chóng mặt của dầu thô. Dầu thô mất giá phản ánh những yếu tố như sản lượng dầu đá phiến gia tăng, nhu cầu tiêu thụ dầu của thế giới tăng chậm lại… và đây là những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của ông Putin.
Ngoài dầu lửa và khí đốt, nền kinh tế Nga không có nhiều thứ khác mà phần còn lại của thế giới cần, nên sự giảm giá của dầu chắc chắn sẽ khiến nền kinh tế này chịu thiệt hại lớn. Các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp lên Nga liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine càng khiến những khó khăn này thêm trầm trọng.
Tuy vậy, những thách thức mà nước Nga đương đầu lúc này không cân xứng với cú sốc giá dầu, Krugman lập luận. Đúng là giá dầu đã giảm sâu, nhưng đồng Rúp thậm chí còn mất giá mạnh hơn, và thiệt hại đối với nền kinh tế Nga vượt xa khỏi ngành dầu khí. Tại sao?
Đây thực ra không phải là một câu hỏi khó. Câu trả lời là, những gì đang diễn ra ở Nga cũng giống như các cuộc khủng hoảng tiền tệ “như trong phim” mà thế giới từng nhiều lần chứng kiến: Argentina 2002, Indonesia 1998, Mexico 1995, Chile 1982…
Loại khủng hoảng mà Nga đang đối mặt là điều xảy ra khi một quốc gia đã trở nên dễ bị tổn thương do vay nợ quá nhiều từ bên ngoài bất ngờ gặp chuyện xấu. Điều này đặc biệt đúng khi nợ nước ngoài của quốc gia đó chủ yếu là các khoản vay lớn của khu vực kinh tế tư nhân, và các khoản nợ này là nợ ngoại tệ.
Với tình trạng nợ nần như vậy, một cú sốc bất lợi như kim ngạch xuất khẩu sụt giảm có thể đẩy nền kinh tế rơi vào một vòng xoáy suy giảm. Khi đồng tiền của quốc gia đó mất giá mạnh, bảng cân đối kế toán của các doanh nghiệp trong nước - với các tài sản bằng đồng nội tệ như Rúp, Peso hoặc Rupiah, nhưng nợ lại tính bằng USD. Điều này sẽ kéo theo những thiệt hại ghê gớm đối với nền kinh tế của quốc gia, xói mòn niềm tin và khiến đồng tiền mất giá khủng khiếp hơn.
Những gì đang diễn ra ở Nga rất đúng với lý thuyết này, ngoại trừ một điều.
Thông thường, một quốc gia rơi vào tình trạng nợ nước ngoài cao là do thâm hụt thương mại kéo dài, phải dùng ngoại tệ vay tệ để nhập khẩu. Nhưng Nga không hề thâm hụt thương mại. Ngược lại, nước này liên tục có thặng dư thương mại nhờ giá dầu ổn định ở mức cao nhiều năm qua. Vậy vì đâu mà Nga vay ngoại tệ nhiều đến vậy, và những khoản vay đó đã biến đi đâu?
Câu trả lời cho vế sau của câu hỏi nằm ở khu Mayfair ở London hoặc khu Upper East Side thuộc quận Manhattan ở thành phố New York. Ở những khu này vào buổi tối, có hàng dãy dài những căn nhà cao cấp không có ánh đèn. Đó là bất động sản của các “con ông cháu cha” Trung Quốc, các ông hoàng Trung Đông, và các nhà tài phiệt Nga.
Về cơ bản, giới giàu Nga từ lâu đã tích trữ tài sản ở nước ngoài, và bất động sản cao cấp là một ví dụ điển hình về cách giữ tiền này của họ. Kết quả đã rõ: nợ ngoại tệ của Nga chồng chất.
Vậy giới giàu Nga đã vay ngoại tệ ở đâu? Theo Krugman, câu trả lời ở đây là: nước Nga dưới thời Putin tồn tại kiểu “bạn nối khố” mà ở đó, những người trung thành với nhà lãnh đạo dễ dàng có được những khoản tiền lớn để dùng cho mục đích cá nhân. Điều này có vẻ như bền vững khi giá dầu giữ ở mức cao. Nhưng khi bong bóng nổ như hiện nay, nạn tham nhũng bấy lâu đã đặt nước Nga vào tình trạng tồi tệ.
Mọi chuyện rồi sẽ kết thúc ra sao? Câu trả lời chuẩn mực cho tình trạng của một quốc gia như Nga hiện nay, theo Krugman, là một chương trình của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) với các khoản vay khẩn cấp và tái cơ cấu nợ mà đổi lại, Nga sẽ phải chấp nhận cải cách.
Dĩ nhiên, điều này sẽ không xảy ra ở Nga và Nga sẽ cố gắng tự vượt qua - Krugman nhận định. Theo nhà kinh tế học đoạt giải Nobel này, nỗ lực của Nga có thể sẽ bao gồm các biện pháp kiểm soát vốn để ngăn sự tháo chạy của các dòng vốn ra nước ngoài.
Điều này cũng giống như “mất bò mới lo làm chuồng” sau khi nhà tài phiệt đã “cao chạy xa bay”.
Có thể coi những gì đang diễn ra ở Nga là một sự đi xuống đối với ông Putin. Và chính hành động “nam nhi đại trượng phu” của ông đã mở đường cho tình trạng hiện nay. Một chính quyền cởi mở và đáng tin cậy hơn - điều có thể khiến ông Giuliani không mấy ấn tượng - lại có thể ít tham nhũng hơn, dẫn tới ít nợ nần hơn, từ đó có thể giúp Nga dễ dàng vượt qua được sự xì hơi của bong bóng giá dầu hơn. Hóa ra, phong cách nam tính lại gây thiệt hại về kinh tế!
Theo Krugman, đối với những người hay bị ấn tượng bởi phong cách “nam nhi đại trượng phu”, thì ông Putin chính là một hình mẫu lý tưởng. Ngay cả nhiều người Mỹ theo trường phái bảo thủ cũng đã tỏ thái độ thán phục trước cách thể hiện đầy mạnh mẽ của ông chủ điện Kremlin.
“Đó chính là người để gọi là một nhà lãnh đạo”, cựu thị trưởng New York Rudy Giuliani thốt lên sau khi Putin đưa quân vào Ukraine hồi tháng 3 mà chẳng cần suy tính hay cân nhắc gì.
Tuy nhiên, Krugman cho rằng, Putin không bao giờ có đủ nguồn lực để hậu thuẫn cho phong cách mạnh mẽ của mình. Nước Nga có một nền kinh tế gần ngang quy mô của nền kinh tế Brazil. Và như những gì mà cả thế giới đang chứng kiến, nền kinh tế Nga đang đứng trước nguy cơ một cuộc khủng hoảng tài chính, và thách thức này có liên quan nhiều đến bản chất của chính quyền Putin.
Từ tháng 8, khi Nga thừa nhận binh sỹ nước này tham gia chiến đấu ở miền Đông Ukraine dù nói đó chỉ là những người lính đang “nghỉ phép”, đồng Rúp đã từ từ mất giá. Cách đây vài tuần, đồng Rúp chuyển sang trạng thái “rơi”. Những biện pháp quyết liệt gồm tăng lãi suất một lúc 6,5 điểm phần trăm và yêu cầu các công ty tư nhân ngừng tích trữ USD đã được Nga tung ra để cứu tỷ giá. Nhưng tất cả các con số thống kê đều cho thấy nền kinh tế Nga đang dần lún vào một cuộc suy thoái.
Dĩ nhiên, nguyên nhân chính dẫn tới những khó khăn hiện nay của Nga là sự giảm giá chóng mặt của dầu thô. Dầu thô mất giá phản ánh những yếu tố như sản lượng dầu đá phiến gia tăng, nhu cầu tiêu thụ dầu của thế giới tăng chậm lại… và đây là những yếu tố nằm ngoài tầm kiểm soát của ông Putin.
Ngoài dầu lửa và khí đốt, nền kinh tế Nga không có nhiều thứ khác mà phần còn lại của thế giới cần, nên sự giảm giá của dầu chắc chắn sẽ khiến nền kinh tế này chịu thiệt hại lớn. Các lệnh trừng phạt mà phương Tây áp lên Nga liên quan tới cuộc khủng hoảng Ukraine càng khiến những khó khăn này thêm trầm trọng.
Tuy vậy, những thách thức mà nước Nga đương đầu lúc này không cân xứng với cú sốc giá dầu, Krugman lập luận. Đúng là giá dầu đã giảm sâu, nhưng đồng Rúp thậm chí còn mất giá mạnh hơn, và thiệt hại đối với nền kinh tế Nga vượt xa khỏi ngành dầu khí. Tại sao?
Đây thực ra không phải là một câu hỏi khó. Câu trả lời là, những gì đang diễn ra ở Nga cũng giống như các cuộc khủng hoảng tiền tệ “như trong phim” mà thế giới từng nhiều lần chứng kiến: Argentina 2002, Indonesia 1998, Mexico 1995, Chile 1982…
Loại khủng hoảng mà Nga đang đối mặt là điều xảy ra khi một quốc gia đã trở nên dễ bị tổn thương do vay nợ quá nhiều từ bên ngoài bất ngờ gặp chuyện xấu. Điều này đặc biệt đúng khi nợ nước ngoài của quốc gia đó chủ yếu là các khoản vay lớn của khu vực kinh tế tư nhân, và các khoản nợ này là nợ ngoại tệ.
Với tình trạng nợ nần như vậy, một cú sốc bất lợi như kim ngạch xuất khẩu sụt giảm có thể đẩy nền kinh tế rơi vào một vòng xoáy suy giảm. Khi đồng tiền của quốc gia đó mất giá mạnh, bảng cân đối kế toán của các doanh nghiệp trong nước - với các tài sản bằng đồng nội tệ như Rúp, Peso hoặc Rupiah, nhưng nợ lại tính bằng USD. Điều này sẽ kéo theo những thiệt hại ghê gớm đối với nền kinh tế của quốc gia, xói mòn niềm tin và khiến đồng tiền mất giá khủng khiếp hơn.
Những gì đang diễn ra ở Nga rất đúng với lý thuyết này, ngoại trừ một điều.
Thông thường, một quốc gia rơi vào tình trạng nợ nước ngoài cao là do thâm hụt thương mại kéo dài, phải dùng ngoại tệ vay tệ để nhập khẩu. Nhưng Nga không hề thâm hụt thương mại. Ngược lại, nước này liên tục có thặng dư thương mại nhờ giá dầu ổn định ở mức cao nhiều năm qua. Vậy vì đâu mà Nga vay ngoại tệ nhiều đến vậy, và những khoản vay đó đã biến đi đâu?
Câu trả lời cho vế sau của câu hỏi nằm ở khu Mayfair ở London hoặc khu Upper East Side thuộc quận Manhattan ở thành phố New York. Ở những khu này vào buổi tối, có hàng dãy dài những căn nhà cao cấp không có ánh đèn. Đó là bất động sản của các “con ông cháu cha” Trung Quốc, các ông hoàng Trung Đông, và các nhà tài phiệt Nga.
Về cơ bản, giới giàu Nga từ lâu đã tích trữ tài sản ở nước ngoài, và bất động sản cao cấp là một ví dụ điển hình về cách giữ tiền này của họ. Kết quả đã rõ: nợ ngoại tệ của Nga chồng chất.
Vậy giới giàu Nga đã vay ngoại tệ ở đâu? Theo Krugman, câu trả lời ở đây là: nước Nga dưới thời Putin tồn tại kiểu “bạn nối khố” mà ở đó, những người trung thành với nhà lãnh đạo dễ dàng có được những khoản tiền lớn để dùng cho mục đích cá nhân. Điều này có vẻ như bền vững khi giá dầu giữ ở mức cao. Nhưng khi bong bóng nổ như hiện nay, nạn tham nhũng bấy lâu đã đặt nước Nga vào tình trạng tồi tệ.
Mọi chuyện rồi sẽ kết thúc ra sao? Câu trả lời chuẩn mực cho tình trạng của một quốc gia như Nga hiện nay, theo Krugman, là một chương trình của Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) với các khoản vay khẩn cấp và tái cơ cấu nợ mà đổi lại, Nga sẽ phải chấp nhận cải cách.
Dĩ nhiên, điều này sẽ không xảy ra ở Nga và Nga sẽ cố gắng tự vượt qua - Krugman nhận định. Theo nhà kinh tế học đoạt giải Nobel này, nỗ lực của Nga có thể sẽ bao gồm các biện pháp kiểm soát vốn để ngăn sự tháo chạy của các dòng vốn ra nước ngoài.
Điều này cũng giống như “mất bò mới lo làm chuồng” sau khi nhà tài phiệt đã “cao chạy xa bay”.
Có thể coi những gì đang diễn ra ở Nga là một sự đi xuống đối với ông Putin. Và chính hành động “nam nhi đại trượng phu” của ông đã mở đường cho tình trạng hiện nay. Một chính quyền cởi mở và đáng tin cậy hơn - điều có thể khiến ông Giuliani không mấy ấn tượng - lại có thể ít tham nhũng hơn, dẫn tới ít nợ nần hơn, từ đó có thể giúp Nga dễ dàng vượt qua được sự xì hơi của bong bóng giá dầu hơn. Hóa ra, phong cách nam tính lại gây thiệt hại về kinh tế!