OpenAI muốn "độc quyền" phát triển về AI, yêu cầu nhà đầu tư không ủng hộ cho đối thủ khác

Quỳnh Anh
Chia sẻ

Sau màn gọi vốn mới nhất, định giá của OpenAI có thể được định giá lên đến 150 tỷ USD, mức cao nhất trong lịch sử thung lũng Silicon…

CEO OpenAI (trái) tại buổi huy động vốn trước các nhà đầu tư.
CEO OpenAI (trái) tại buổi huy động vốn trước các nhà đầu tư.

OpenAI đã yêu cầu các nhà đầu tư tránh hỗ trợ các công ty khởi nghiệp đối thủ như Anthropic và xAI của tỷ phú Elon Musk. Gần đây, OpenAI thông báo kêu gọi được 6,6 tỷ USD tiền tài trợ mới và tìm cách ngăn chặn những đối thủ cạnh tranh với vị trí dẫn đầu của mình trong lĩnh vực trí tuệ nhân tạo (AI).

OPENAI MUỐN MỘT THỎA THUẬN TÀI TRỢ ĐỘC QUYỀN

Ngày 2/10, Giám đốc điều hành, Sam Altman đã công bố rằng họ đã hoàn thành đợt huy động vốn mới nhất với mức định giá 150 tỷ USD, mức cao nhất trong lịch sử thung lũng Silicon.

Trong các cuộc đàm phán, OpenAI bày tỏ rõ một thỏa thuận tài trợ độc quyền, được hiểu là mối quan hệ độc quyền với các nhà đầu tư sẽ hạn chế quyền tiếp cận vốn và quan hệ đối tác chiến lược của các đối thủ.

Động thái của nhà sản xuất ChatGPT có nguy cơ làm gia tăng căng thẳng hiện có với các đối thủ cạnh tranh, đặc biệt là tỷ phú Elon Musk, người đang kiện OpenAI vì độc quyền. Elon Musk cũng là người đồng sáng lập và là người tài trợ rất nhiều cho OpenAI vào năm 2015, tuy nhiên chỉ ba năm sau đó, ông đã từ chức.

Tháng 8/2024, tỷ phú người Mỹ đã đệ đơn kiện cáo buộc công ty khởi nghiệp này đã từ bỏ sứ mệnh phi lợi nhuận ban đầu là mang lại lợi ích cho nhân loại khi đồng ý hợp tác thương mại với Microsoft.

Elon Musk cáo buộc Sam Altman "lừa dối” và vụ kiện nhằm mục đích hủy bỏ thỏa thuận với Microsoft, vốn cũng đang bị các cơ quan quản lý chống độc quyền của Hoa Kỳ và châu u điều tra.

Mặc dù OpenAI là công ty được đầu tư mạo hiểm lớn nhất từ ​​Thung lũng Silicon, nhưng về mặt định giá, công ty này vẫn xếp sau ByteDance và SpaceX. Hai công ty này theo danh nghĩa của Trung Quốc, có trụ sở tại miền nam California và do Elon Musk thành lập.

Theo các nhà đầu tư mạo hiểm, việc độc quyền đầu tư hiếm khi được đề cập trong các thỏa thuận vì thông thường các công ty sẽ tập trung vào một lĩnh vực nhất định và thông thường có thể đầu tư vào các công ty đối thủ của nhau. Ví dụ, hai quỹ đầu tư Sequoia Capital và Andreessen Horowitz đã hỗ trợ nhiều công ty khởi nghiệp AI, bao gồm cả OpenAI và xAI của Elon Musk.

Tuy nhiên, OpenAI không phải công ty đầu tiên có ý định “độc quyền” đầu tư, trước đó, ứng dụng gọi xe Uber cũng có chính sách tương tự khi họ đang ở thời kỳ đỉnh cao.

ĐỊNH GIÁ CỦA OPENAI GẦN NHƯ TĂNG GẤP ĐÔI TỪ MỨC 87 TỶ USD NĂM NGOÁI

Ở vòng gọi vốn này, hai cái tên được nhắc đến nhiều nhất là nhà sản xuất chip nổi tiếng Nvidia và Microsoft. Microsoft trước đó vốn đã cam kết 13 tỷ USD cho OpenAI. “Gã khổng lồ” Apple vốn đã đàm phán với công ty để đầu tư lại không xuất hiện.

Theo nhiều người hiểu biết về thỏa thuận này, các công ty, quỹ đầu tư khác bao gồm Khosla Ventures, SoftBank, Tiger Global, Altimeter Capita… cũng đã đầu tư trực tiếp hoặc gián tiếp. Nổi bật trong số đó là quỹ Khosla Ventures với số tiền được dự báo tổng cộng 500 triệu USD trở lên.

Đại diện của OpenAI chia sẻ: "Nguồn tài trợ mới sẽ cho phép chúng tôi tăng gấp đôi vị thế dẫn đầu của mình trong nghiên cứu AI tiên tiến, tăng khả năng tính toán và tiếp tục xây dựng các công cụ giúp mọi người giải quyết các vấn đề khó khăn".

Thỏa thuận lần này gần như tăng gấp đôi định giá của OpenAI từ mức 87 tỷ USD cách đây chưa đầy một năm và gấp năm lần mức mà các nhà đầu tư định giá vào tháng 4 năm ngoái.

Các nhà đầu tư đã phải cân nhắc đến sự “hỗn loạn” gần đây của công ty, bao gồm việc người sáng lập Sam Altman bị lật đổ trong thời gian ngắn. Tuần trước, Giám đốc công nghệ, Mira Murati cũng đã thông báo rằng bà sẽ rời công ty.

OpenAI cũng đang tiến hành tái cấu trúc doanh nghiệp để đưa công ty khởi nghiệp này ra xa hơn khỏi nguồn gốc là một tổ chức phi lợi nhuận và cho phép các nhà đầu tư nắm giữ nhiều lợi nhuận hơn nếu công ty có lãi.

Người sáng lập Sam Altman đã đàm phán để nắm giữ cổ phần trong công ty như một phần của đợt gây quỹ mới, mặc dù trước đó ông đã nói rằng không muốn nắm giữ cổ phần sở hữu trong tập đoàn.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con