Quản lý công sản cần chế tài đủ mạnh
"Đúng là thời gian qua tài sản Nhà nước có nhiều vấn đề trong quản lý, sử dụng"
Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh đã có cuộc trao đổi với báo giới xung quanh vấn đề quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước.
Thưa Bộ trưởng, dự Luật quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước đang được Quốc hội thảo luận và dự kiến sẽ thông qua ngay trong kỳ họp này. Ông có cho rằng khi Luật ra đời sẽ xử lý được những vấn đề đang hết sức phức tạp về công sản hiện nay?
Đúng là thời gian qua tài sản Nhà nước có nhiều vấn đề trong quản lý, sử dụng. Ở nhiều cơ quan tình trạng sử dụng không đúng mục đích tài sản Nhà nước diễn ra rất lớn. Thời gian qua, Chính phủ đã hết sức quan tâm và đã ban hành một số văn bản quy định vấn đề này.
Chẳng hạn như Nghị định phân cấp quản lý công sản, hoặc như Quyết định số 09/QĐ-TTg yêu cầu tất cả cơ quan Nhà nước phải kê khai, phân loại tài sản do Trung ương quản lý, loại do địa phương quản lý để từng bước lập lại trật tự quản lý, sử dụng.
Nhưng khi Luật quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước ra đời thì chúng ta sẽ có hành lang pháp lý cao hơn, ý thức chấp hành của các cơ quan, đơn vị sử dụng tài sản Nhà nước sẽ nghiêm túc hơn và cơ sở xử lý cũng mạnh và dễ hơn. Đương nhiên, cần phải có đầy đủ các chế tài xử lý vi phạm thì Luật mới có ý nghĩa. Về cơ bản tôi cho rằng quy định như dự thảo là phù hợp.
Tại sao trong dự luật không đặt ra những chế tài cụ thể, trong khi tình trạng sai phạm về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước có nơi rất phổ biến, diễn ra trong thời gian dài?
Thực ra chế tài xử lý các vi phạm liên quan đến công sản được quy định trong nhiều luật khác nữa chứ không chỉ trông vào Luật này. Chẳng hạn, việc sử dụng công sản có nguồn gốc từ ngân sách thì đã được Luật ngân sách Nhà nước quy định. Các quy định trong dự luật quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước chỉ mang tính chất khung, và việc xử lý sai phạm sẽ được chỉ dẫn đến đúng luật chuyên ngành.
Thưa Bộ trưởng, nhiều ý kiến cho rằng cần quy định rõ trách nhiệm người đứng đầu trong việc xử lý sai phạm thì hiệu quả mới cao?
Đề nghị này là đúng, nói chung là cần phải có xử lý vật chất và trách nhiệm hành chính đối với cá nhân chịu trách nhiệm. Hay nói cách khác, để tài sản Nhà nước được sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ, bảo đảm công bằng, có hiệu quả và tiết kiệm thì việc quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị là cần thiết. Mặc dù tài sản Nhà nước được giao cho cá nhân trong cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng nhưng người chịu trách nhiệm trước Nhà nước phải là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Còn đối với cá nhân được giao sử dụng tài sản phải chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị. Trong thực tế là đã từng xử lý trách nhiệm người đứng đầu, ví dụ như trường hợp xử lý sai mục đích về ôtô, có nơi có người đã phải bỏ tiền ra đền, cá nhân liên quan bị kỷ luật, kiểm điểm...
Có thắc mắc là thời hạn áp dụng để thực hiện các chủ trương cụ thể trong Luật lại khác nhau. Tại sao vậy, thưa Bộ trưởng?
Chủ trương cơ bản đối với việc quản lý tài sản Nhà nước là phải làm mạnh, siết chặt lại nhưng cần phải thấy rõ là nhiều vấn đề không phải một lúc làm được. Ngay dự luật mà Quốc hội đang thảo luận và sắp thông qua cũng để một khoảng thời gian để thực hiện. Đây là vấn đề phức tạp, không đơn giản, chẳng hạn như vấn đề phân loại tài sản để thống kê, xử lý và thiết lập chế độ quản lý: của cơ quan quản lý Nhà nước thì khác, tài sản ở đơn vị sự nghiệp, đặc biệt ở các doanh nghiệp Nhà nước thì lại khác.
Tương tự, vấn đề được nhiều người quan tâm là việc thu hồi tài sản Nhà nước không sử dụng hoặc sử dụng, cho thuê sai mục đích... cũng phải cần một thời gian tương đối để thực hiện. Việc dự luật quy định đến năm 2010 cần phải hiểu là đến giai đoạn đó phải xong, chứ không phải đến lúc đó mới làm.
Tương tự như việc quy định cụ thể nội dung, hình thức, thời gian và phạm vi công khai quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước là cần thiết. Tuy nhiên, tài sản Nhà nước có rất nhiều loại khác nhau, mỗi loại lại có công năng, mục đích, chế độ quản lý, sử dụng khác nhau, nên không thể quy định một mốc cụ thể về thời gian cũng như chi tiết nội dung, hình thức. Nói chung, đây là đạo Luật có nhiều nội dung mới, quan trọng nên cần có thời gian chuẩn bị kỹ trước khi thi hành.
Có ý kiến đề nghị cần quy định cụ thể về tiêu chuẩn, định mức, chế độ sử dụng các loại tài sản, bao gồm cả tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc. Ông nhận xét sao về ý kiến này?
Hiện nay tài sản Nhà nước gồm nhiều loại khác nhau do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng. Với từng loại tài sản, tiêu chuẩn, định mức, chế độ áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị cũng khác nhau và cần được thường xuyên sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu thực tế. Do đó, dự luật chỉ nên quy định nguyên tắc phân cấp, còn tiêu chuẩn, chế độ, định mức đối với từng loại tài sản sẽ giao cho các cấp quy định cụ thể.
Thưa Bộ trưởng, dự Luật quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước đang được Quốc hội thảo luận và dự kiến sẽ thông qua ngay trong kỳ họp này. Ông có cho rằng khi Luật ra đời sẽ xử lý được những vấn đề đang hết sức phức tạp về công sản hiện nay?
Đúng là thời gian qua tài sản Nhà nước có nhiều vấn đề trong quản lý, sử dụng. Ở nhiều cơ quan tình trạng sử dụng không đúng mục đích tài sản Nhà nước diễn ra rất lớn. Thời gian qua, Chính phủ đã hết sức quan tâm và đã ban hành một số văn bản quy định vấn đề này.
Chẳng hạn như Nghị định phân cấp quản lý công sản, hoặc như Quyết định số 09/QĐ-TTg yêu cầu tất cả cơ quan Nhà nước phải kê khai, phân loại tài sản do Trung ương quản lý, loại do địa phương quản lý để từng bước lập lại trật tự quản lý, sử dụng.
Nhưng khi Luật quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước ra đời thì chúng ta sẽ có hành lang pháp lý cao hơn, ý thức chấp hành của các cơ quan, đơn vị sử dụng tài sản Nhà nước sẽ nghiêm túc hơn và cơ sở xử lý cũng mạnh và dễ hơn. Đương nhiên, cần phải có đầy đủ các chế tài xử lý vi phạm thì Luật mới có ý nghĩa. Về cơ bản tôi cho rằng quy định như dự thảo là phù hợp.
Tại sao trong dự luật không đặt ra những chế tài cụ thể, trong khi tình trạng sai phạm về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước có nơi rất phổ biến, diễn ra trong thời gian dài?
Thực ra chế tài xử lý các vi phạm liên quan đến công sản được quy định trong nhiều luật khác nữa chứ không chỉ trông vào Luật này. Chẳng hạn, việc sử dụng công sản có nguồn gốc từ ngân sách thì đã được Luật ngân sách Nhà nước quy định. Các quy định trong dự luật quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước chỉ mang tính chất khung, và việc xử lý sai phạm sẽ được chỉ dẫn đến đúng luật chuyên ngành.
Thưa Bộ trưởng, nhiều ý kiến cho rằng cần quy định rõ trách nhiệm người đứng đầu trong việc xử lý sai phạm thì hiệu quả mới cao?
Đề nghị này là đúng, nói chung là cần phải có xử lý vật chất và trách nhiệm hành chính đối với cá nhân chịu trách nhiệm. Hay nói cách khác, để tài sản Nhà nước được sử dụng đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ, bảo đảm công bằng, có hiệu quả và tiết kiệm thì việc quy định cụ thể quyền, nghĩa vụ của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị là cần thiết. Mặc dù tài sản Nhà nước được giao cho cá nhân trong cơ quan, tổ chức, đơn vị sử dụng nhưng người chịu trách nhiệm trước Nhà nước phải là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Còn đối với cá nhân được giao sử dụng tài sản phải chịu trách nhiệm trước người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị. Trong thực tế là đã từng xử lý trách nhiệm người đứng đầu, ví dụ như trường hợp xử lý sai mục đích về ôtô, có nơi có người đã phải bỏ tiền ra đền, cá nhân liên quan bị kỷ luật, kiểm điểm...
Có thắc mắc là thời hạn áp dụng để thực hiện các chủ trương cụ thể trong Luật lại khác nhau. Tại sao vậy, thưa Bộ trưởng?
Chủ trương cơ bản đối với việc quản lý tài sản Nhà nước là phải làm mạnh, siết chặt lại nhưng cần phải thấy rõ là nhiều vấn đề không phải một lúc làm được. Ngay dự luật mà Quốc hội đang thảo luận và sắp thông qua cũng để một khoảng thời gian để thực hiện. Đây là vấn đề phức tạp, không đơn giản, chẳng hạn như vấn đề phân loại tài sản để thống kê, xử lý và thiết lập chế độ quản lý: của cơ quan quản lý Nhà nước thì khác, tài sản ở đơn vị sự nghiệp, đặc biệt ở các doanh nghiệp Nhà nước thì lại khác.
Tương tự, vấn đề được nhiều người quan tâm là việc thu hồi tài sản Nhà nước không sử dụng hoặc sử dụng, cho thuê sai mục đích... cũng phải cần một thời gian tương đối để thực hiện. Việc dự luật quy định đến năm 2010 cần phải hiểu là đến giai đoạn đó phải xong, chứ không phải đến lúc đó mới làm.
Tương tự như việc quy định cụ thể nội dung, hình thức, thời gian và phạm vi công khai quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước là cần thiết. Tuy nhiên, tài sản Nhà nước có rất nhiều loại khác nhau, mỗi loại lại có công năng, mục đích, chế độ quản lý, sử dụng khác nhau, nên không thể quy định một mốc cụ thể về thời gian cũng như chi tiết nội dung, hình thức. Nói chung, đây là đạo Luật có nhiều nội dung mới, quan trọng nên cần có thời gian chuẩn bị kỹ trước khi thi hành.
Có ý kiến đề nghị cần quy định cụ thể về tiêu chuẩn, định mức, chế độ sử dụng các loại tài sản, bao gồm cả tiêu chuẩn, định mức sử dụng trụ sở làm việc. Ông nhận xét sao về ý kiến này?
Hiện nay tài sản Nhà nước gồm nhiều loại khác nhau do cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng. Với từng loại tài sản, tiêu chuẩn, định mức, chế độ áp dụng đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị cũng khác nhau và cần được thường xuyên sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với yêu cầu thực tế. Do đó, dự luật chỉ nên quy định nguyên tắc phân cấp, còn tiêu chuẩn, chế độ, định mức đối với từng loại tài sản sẽ giao cho các cấp quy định cụ thể.