Quản lý tài sản công: “Tôi tin vào chuyển biến”
Việc quản lý tài sản công sẽ có những thay đổi sau khi Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước có hiệu lực từ 1/1/2009
Việc quản lý tài sản công sẽ có những thay đổi sau khi Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước có hiệu lực từ 1/1/2009.
Đánh giá về thực trạng quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước hiện nay trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, ông Phạm Đình Cường, Cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) nói:
- Về mặt được, trong thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành hệ thống khuôn khổ pháp luật về quản lý tài sản công khá đầy đủ, từ Nghị định 14 quy định về việc quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước trong khu vực hành chính sự nghiệp đến các luật chuyên ngành như Luật Đất đai, Luật Môi trường, Luật Khoáng sản, Luật Tài nguyên, Luật Đường bộ... Đó là một cố gắng rất lớn.
Hiện nay, việc quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước đã bắt đầu được nhìn nhận thiên về hiệu quả, tiết kiệm. Hơn nữa, không chỉ các cơ quan Nhà nước quan tâm đến vấn đề này mà cả công luận cũng rất quan tâm đến việc sử dụng xe công, tài sản của các ban quản lý dự án và đặc biệt là vấn đề quản lý, sử dụng đất đai.
Về mặt chưa được, các văn bản pháp luật được ban hành vào các thời điểm khác nhau nên tính đồng bộ kém, chưa thành hệ thống. Ngay cả các luật cũng còn chưa thống nhất, chẳng hạn như Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Đầu tư còn có chỗ “vênh”. Đó là do thời điểm xây dựng và ban hành luật khác nhau, với những mục tiêu khác nhau, thiếu một khuôn khổ chương trình đồng bộ.
Bên cạnh đó, các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tài sản Nhà nước thiếu tính bao trùm về nguyên tắc như nguyên tắc xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của người được giao quản lý và người sử dụng, quyền hạn và trách nhiệm của hai đối tượng này phải được tách biệt; những nguyên tắc về phân cấp hay nguyên tắc về quản lý về mặt giá trị.
Vấn đề nữa là mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng thực tế sử dụng tài sản Nhà nước vẫn còn khá lãng phí, biểu hiện rõ nét là việc sử dụng nhà đất.
Vậy theo ông, Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước và các văn bản hướng dẫn có giải quyết được thực trạng trên ?
Dự kiến lúc đầu luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2009, nhưng Quốc hội đã quyết tâm đẩy nhanh lên 6 tháng, tức là từ 1/1/2009.
Điều này cũng thể hiện sự đánh giá của Quốc hội rằng đây là một trong những luật quan trọng trong việc xây dựng khuôn khổ pháp lý về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước tiết kiệm, có hiệu quả.
Tuy nhiên, muốn đưa luật vào cuộc sống, không chỉ cần các văn bản, mà vấn đề mấu chốt là công tác triển khai thực hiện. Khi tổ chức thực hiện, phải làm cho luật "thấm" từ trên xuống dưới, làm cho các bộ, ngành và nhất là các địa phương hiểu rõ, hiểu đúng để làm theo.
Mặt khác, các quy định của luật và các văn bản dưới luật phải rất cụ thể, đặc biệt là các quy định về chế tài xử lý: thế nào là sai, nếu sai thì xử lý ra sao. Đó là những điều phải làm rất rõ, rất cụ thể, rất chi tiết. Tôi tin rằng với quyết tâm của các cơ quan chức năng, việc quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước sẽ có chuyển biến tích cực hơn nữa.
Bộ Tài chính đang triển khai soạn thảo nghị định quy định một số điều của luật này. Ông có thể cho biết tiến độ soạn thảo nghị định?
Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước dự kiến sẽ được Bộ Tài chính trình Chính phủ vào tháng 11.
Hiện nay, Bộ Tài chính đã tổng hợp đóng góp của các đơn vị và xin ý kiến chính thức các bộ, ngành, địa phương. Sau đó, Bộ Tài chính sẽ hoàn thiện dự thảo một lần nữa và dự kiến tổ chức tọa đàm với các chuyên gia pháp luật và một số thành viên trong ban soạn thảo nghị định vào tuần tới.
Thông thường, sau khi nghị định được ban hành, vẫn cần có thông tư hướng dẫn, trong khi thời điểm luật có hiệu lực không còn lâu. Điều này liệu có ảnh hưởng đến việc thực thi luật hay không, thưa ông?
Theo dự kiến, Chính phủ sẽ thông qua nghị định này vào tháng 11 và như vậy là sẽ có 1 tháng để chuẩn bị thi hành luật. Ngoài ra, do đây là nghị định quy định chi tiết một số điều của luật nên sẽ có nhiều vấn đề không cần đến thông tư, mà có thể thi hành ngay được. Chỉ có một số trường hợp cần phải có thông tư.
Đánh giá về thực trạng quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước hiện nay trong các cơ quan hành chính sự nghiệp, ông Phạm Đình Cường, Cục trưởng Cục Quản lý công sản (Bộ Tài chính) nói:
- Về mặt được, trong thời gian qua, Quốc hội, Chính phủ đã ban hành hệ thống khuôn khổ pháp luật về quản lý tài sản công khá đầy đủ, từ Nghị định 14 quy định về việc quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước trong khu vực hành chính sự nghiệp đến các luật chuyên ngành như Luật Đất đai, Luật Môi trường, Luật Khoáng sản, Luật Tài nguyên, Luật Đường bộ... Đó là một cố gắng rất lớn.
Hiện nay, việc quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước đã bắt đầu được nhìn nhận thiên về hiệu quả, tiết kiệm. Hơn nữa, không chỉ các cơ quan Nhà nước quan tâm đến vấn đề này mà cả công luận cũng rất quan tâm đến việc sử dụng xe công, tài sản của các ban quản lý dự án và đặc biệt là vấn đề quản lý, sử dụng đất đai.
Về mặt chưa được, các văn bản pháp luật được ban hành vào các thời điểm khác nhau nên tính đồng bộ kém, chưa thành hệ thống. Ngay cả các luật cũng còn chưa thống nhất, chẳng hạn như Luật Xây dựng, Luật Đất đai, Luật Nhà ở và Luật Đầu tư còn có chỗ “vênh”. Đó là do thời điểm xây dựng và ban hành luật khác nhau, với những mục tiêu khác nhau, thiếu một khuôn khổ chương trình đồng bộ.
Bên cạnh đó, các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý tài sản Nhà nước thiếu tính bao trùm về nguyên tắc như nguyên tắc xác định rõ trách nhiệm, quyền hạn của người được giao quản lý và người sử dụng, quyền hạn và trách nhiệm của hai đối tượng này phải được tách biệt; những nguyên tắc về phân cấp hay nguyên tắc về quản lý về mặt giá trị.
Vấn đề nữa là mặc dù đã có nhiều cố gắng nhưng thực tế sử dụng tài sản Nhà nước vẫn còn khá lãng phí, biểu hiện rõ nét là việc sử dụng nhà đất.
Vậy theo ông, Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước và các văn bản hướng dẫn có giải quyết được thực trạng trên ?
Dự kiến lúc đầu luật sẽ có hiệu lực từ ngày 1/7/2009, nhưng Quốc hội đã quyết tâm đẩy nhanh lên 6 tháng, tức là từ 1/1/2009.
Điều này cũng thể hiện sự đánh giá của Quốc hội rằng đây là một trong những luật quan trọng trong việc xây dựng khuôn khổ pháp lý về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước tiết kiệm, có hiệu quả.
Tuy nhiên, muốn đưa luật vào cuộc sống, không chỉ cần các văn bản, mà vấn đề mấu chốt là công tác triển khai thực hiện. Khi tổ chức thực hiện, phải làm cho luật "thấm" từ trên xuống dưới, làm cho các bộ, ngành và nhất là các địa phương hiểu rõ, hiểu đúng để làm theo.
Mặt khác, các quy định của luật và các văn bản dưới luật phải rất cụ thể, đặc biệt là các quy định về chế tài xử lý: thế nào là sai, nếu sai thì xử lý ra sao. Đó là những điều phải làm rất rõ, rất cụ thể, rất chi tiết. Tôi tin rằng với quyết tâm của các cơ quan chức năng, việc quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước sẽ có chuyển biến tích cực hơn nữa.
Bộ Tài chính đang triển khai soạn thảo nghị định quy định một số điều của luật này. Ông có thể cho biết tiến độ soạn thảo nghị định?
Nghị định của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước dự kiến sẽ được Bộ Tài chính trình Chính phủ vào tháng 11.
Hiện nay, Bộ Tài chính đã tổng hợp đóng góp của các đơn vị và xin ý kiến chính thức các bộ, ngành, địa phương. Sau đó, Bộ Tài chính sẽ hoàn thiện dự thảo một lần nữa và dự kiến tổ chức tọa đàm với các chuyên gia pháp luật và một số thành viên trong ban soạn thảo nghị định vào tuần tới.
Thông thường, sau khi nghị định được ban hành, vẫn cần có thông tư hướng dẫn, trong khi thời điểm luật có hiệu lực không còn lâu. Điều này liệu có ảnh hưởng đến việc thực thi luật hay không, thưa ông?
Theo dự kiến, Chính phủ sẽ thông qua nghị định này vào tháng 11 và như vậy là sẽ có 1 tháng để chuẩn bị thi hành luật. Ngoài ra, do đây là nghị định quy định chi tiết một số điều của luật nên sẽ có nhiều vấn đề không cần đến thông tư, mà có thể thi hành ngay được. Chỉ có một số trường hợp cần phải có thông tư.