Quy hoạch nước sạch có nguy cơ "lỗi hẹn", vì đâu?

Chu Khôi
Chia sẻ

Tiến trình xã hội hóa dịch vụ công nước sạch đã không đi kèm với việc xây dựng một cấu trúc thị trường cung cấp dịch vụ nước sạch hợp lý, trong khi Nhà nước thiếu nguồn lực đầu tư thì đồng thời thị trường vẫn không thu hút hiệu quả đầu tư của tư nhân…

Tổng khối lượng nước máy sản xuất tại Hà Nội đã vượt quá nhu cầu, nhưng vẫn còn nhiều người dân chưa được hưởng nước sạch.
Tổng khối lượng nước máy sản xuất tại Hà Nội đã vượt quá nhu cầu, nhưng vẫn còn nhiều người dân chưa được hưởng nước sạch.

Thị trường mua bán nước sạch đang thể hiện sự bất bình đẳng về giá bán, chất lượng nước, tạo cơ hội cho lợi ích nhóm hoành hành là vấn đề nóng được nêu lên tại tọa đàm “Dịch vụ cung cấp nước sạch tại Việt Nam: Thị trường và các vấn đề chính sách” do Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS) tổ chức ngày 26/4/2022, tại Hà Nội.

Sự kiện có sự tham gia của đại biểu Quốc hội, đại diện cơ quan quản lý nhà nước, chuyên gia, doanh nghiệp và hiệp hội trong lĩnh vực dịch vụ cấp nước sạch.

NGUY CƠ KHÔNG ĐẠT MỤC TIÊU VỀ NƯỚC SẠCH

Theo Quy hoạch nước sạch của Bộ xây dựng: Mục tiêu đến năm 2020, cả nước có 90-95% người dân được sử dụng nước sạch, đến năm 2030 có 95-100% dân số được sử dụng nước sạch.

Theo Báo cáo Tổng điều tra dân số và nhà ở của Tổng cục Thống kê năm 2019, tỷ lệ hộ tiếp cận nước máy chỉ chiếm khoảng 52%. Ngoài ra, có 22,8% hộ sử dụng nguồn nước giếng khoan.

Đặc biệt, xem xét tỷ lệ này giữa thành thị và nông thôn trên toàn quốc có thể thấy sự chênh lệch rất lớn khi tỷ lệ hộ gia đình tại thành thị tiếp cận được nước máy đạt 84,2%, trong khi tại nông thôn chỉ đạt 34,8%.

Tỷ lệ sử dụng nước sạch ở một số địa phương/ IPS tổng hợp số liệu từ Tổng  cục Thống kê
Tỷ lệ sử dụng nước sạch ở một số địa phương/ IPS tổng hợp số liệu từ Tổng  cục Thống kê

Thông tin đưa ra tại hội thảo, từ khi đại dịch Covid-19 xảy ra đến nay, tỷ lệ người dân được sử dụng nước sạch không tăng lên, mà hiện vẫn giữ nguyên như con số của năm 2019.

Ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông (IPS), nhận định: “Việt Nam đang có nguy cơ lỡ hẹn đối với mục tiêu năm 2025: 95 - 100% người dân thành thị và 93 – 95% người dân nông thôn có nước sạch để dùng”.

Quy hoạch nước sạch có nguy cơ "lỗi hẹn", vì đâu? - Ảnh 1

Ông Đồng chỉ ra nghịch lý ở Hà Nội: "Thừa nguồn cung – thiếu nước. Trong khi tổng khối lượng nước máy sản xuất tại Hà Nội đã vượt quá nhu cầu sử dụng của tổng dân số. Thế nhưng, hiện vẫn còn nhiều người dân ở Hà Nội chưa được sử dụng nước máy".   

 

"Tiến trình xã hội hóa dịch vụ công nước sạch đã không đi kèm với việc xây dựng một cấu trúc thị trường cung cấp dịch vụ nước sạch hợp lý, trong khi Nhà nước thiếu nguồn lực đầu tư thì đồng thời thị trường vẫn không thu hút hiệu quả đầu tư của tư nhân. Doanh nghiệp tư nhân gặp rủi ro cao khi tham gia thị trường. Tnh trạng “tranh tối, tranh sáng” khiến thị trường khó phát triển, tạo ra rủi ro các nhóm “trục lợi chính sách” cạnh tranh không lành mạnh".

Ông Nguyễn Quang Đồng, Viện trưởng Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông.

Theo quy định thì tư nhân được quyền sản xuất và cung cấp/bán nước sạch. Thế nhưng nước sạch đến với các hộ dân cần phải có đường ống.

“Hệ thống đường ống được nhà nước đầu tư và giao cho doanh nghiệp nước sạch của nhà nước. Tư nhân nếu muốn bán nước sạch thì phải tự đầu tư đường ống nước đến từng hộ dân, việc này sẽ phức tạp, xung đột với hệ thống đường ống nước của nhà nước và không khả thi”, ông Đồng nêu thực tế.       

Trên thị trường nước sạch, vai trò điều tiết - quản lý nhà nước cũng bị phân mảnh.

Cụ thể, khâu sản xuất nước sạch liên quan đến nguồn nước đầu nguồn gồm nước mặt và nước ngầm do Bộ Tài nguyên và Môi trường quản lý. Khâu phân phối nước sạch do Bộ Xây dựng quản lý đối với đô thị và khu công nghiệp; Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với khu vực nông thôn. Khâu tiêu dùng nước liên quan đến giá bán nước do Bộ Tài chính quản lý và tiêu chuẩn kỹ thuật chất lượng nước do Bộ Y tế kiểm soát.

Đại diện Viện Nghiên cứu Chính sách và Phát triển Truyền thông khuyến nghị, cần có đánh giá toàn diện và thiết kế một hệ thống chính sách tổng thể để hoàn chỉnh thị trường kinh doanh nước sạch. Tiến trình này nên gắn liền với việc xây dựng Luật về cấp nước và xử lý nước mà Chính phủ đã yêu cầu và Bộ Xây dựng đang triển khai.

Quy hoạch nước sạch có nguy cơ "lỗi hẹn", vì đâu? - Ảnh 2

CẦN XÂY DỰNG LUẬT NƯỚC SẠCH

Đề cập những vấn đề chính sách và pháp lý đặt ra đối với dịch vụ cung cấp nước sạch, TS. Nguyễn Sĩ Dũng, Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng, do khái niệm hàng hóa công còn chưa được định hình sáng tỏ ở Việt Nam. Ở nước ta mới chỉ có quy định về dịch vụ công, trong đó người ta vẫn đưa cung cấp nước sạch vào dịch vụ công.

Ông Nguyễn Sĩ Dũng cho rằng, dịch vụ công đang là thị trường hết sức béo bở, khiến động lực thao túng thị trường dịch vụ công là rất lớn. Dù chủ thể thực hiện cung cấp dịch vụ công là Nhà nước, tư nhân hay các thiết chế xã hội, thì trách nhiệm đảm bảo cung cấp thực hiện dịch vụ là của Nhà nước. Nghĩa là nếu chưa có nước sạch thì phải đảm bảo cho người dân có nước; với giá cả phải chăng; và không để xảy ra tình trạng mất nước trong quá trình sử dụng dịch vụ.

“Soi chiếu với các nguyên tắc trên, cả về khả năng tiếp cận lẫn tính bình đẳng trong tiếp cận dịch vụ nước sạch đều chưa đạt được mục tiêu mong muốn. Điều đó một phần do tiến trình xã hội hóa, xây dựng thị trường dịch vụ công nước sạch chưa thực sự hợp lý, hiệu quả”, TS. Nguyễn Sĩ Dũng nhấn mạnh.

 

"Cần phải có một luật riêng cho thị trường nước sạch, điều chỉnh không chỉ vấn đề cấp nước mà cả vấn đề xử lý nước sinh hoạt, bảo vệ môi trường nguồn nước, đảm bảo an ninh nguồn nước.  Tương tự như ngành điện có Luật Điện lực, thì ngàn nước cũng cần có một văn bản ở cấp độ luật để tạo lập khuôn khổ thống nhất, minh bạch cho thị trường nnớc sạch”.

Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, nguyên Viện trưởng Viện Quản lý Kinh tế Trung ương (CIEM)

PGS.TS Vũ Sỹ Cường, Kinh tế trưởng Viện Công nghệ và Phát triển Tài Chính, Học viện Tài chính nêu vấn đề: Tại Hà Nội, hiện định giá mua nước 10m3 đầu tiền là: 5.973 đồng /m3; từ 10m3 đến 20m3 là: 7.052 đồng /m3; từ 20m3 đến 30m3 là: 8.669 đồng/m3.

Thế nhưng, các công ty kinh doanh nước sạch đưa ra quy định, các hộ dân phải có hộ khẩu trên địa bàn thì mới được mua nước với giá nêu trên. Nhiều chung cư chưa được cấp “sổ hồng”, hoặc chưa có giấy tờ pháp lý khiến người dân chưa thể có sổ hộ khẩu, thì một số công ty kinh doanh nước ép phải trả tiền mua nước với giá 18.000 đồng/m3.

“Số tiền chênh lệch này rất lớn, chỉ đem lại sự hưởng lợi cho doanh nghiệp kinh doanh nước. Tôi có tìm hiểu thì số tiền chênh lệch này không được nộp về cho nhà nước. Điều này cho thấy, quản trị của Chính quyền Hà Nội về nước sạch hiện kém nhất cả nước, khiến thị trường nước sạch hiện lôm côm, bát nháo. Nguyên nhân là do chúng ta chưa có Luật nước sạch”, ông Vũ Sỹ Cường nêu thực tế.

Đồng ý với các ý kiến chuyên gia, đại biểu Quốc hội Nguyễn Quang Huân, Ủy viên Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường của Quốc hội, cho rằng thu hút đầu tư tư nhân là cần thiết để mở rộng nguồn cung nước sạch, bảo đảm được quyền tiếp cận nước cho người dân.

Theo ông Huân, ngành điện đã thu hút đầu tư tư nhân vào sản xuất điện và đang nghiên cứu cơ chế cho tư nhân tham gia kinh doanh bán điện. Do đó, một văn bản Luật về sản xuất kinh doanh nước sạch là rất cần thiết. Hy vọng, Chính phủ sẽ sớm đề xuất Quốc hội xem xét, và năm 2022 có thể khởi động xây dựng dự thảo Luật Nước sạch để đến năm 2024 trình lên Quốc hội.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con