Rộng mở “sân chơi” viễn thông
Quốc hội đã thông qua dự án Luật Viễn thông và dự án Luật Tần số vô tuyến điện
Sáng 23/11, Quốc hội đã thông qua dự án Luật Viễn thông và dự án Luật Tần số vô tuyến điện. Cả hai luật này đều có hiệu lực thi hành từ 1/7/2010.
Luật Viễn thông được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động viễn thông tại Việt Nam. Còn Luật Tần số vô tuyến điện áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, sử dụng tần số vô tuyến điện tại Việt Nam.
Tăng cường quản lý cạnh tranh viễn thông
Theo Luật Viễn Thông, Nhà nước tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, kinh doanh viễn thông để phát triển nhanh và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng viễn thông, đa dạng hóa dịch vụ viễn thông.
Chính sách của Nhà nước cũng bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động viễn thông. Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ động phối hợp với Bộ Công Tương thực hiện quản lý cạnh tranh trong hoạt động thiết lập cơ sở hạ tầng viễn thông và cung cấp dịch vụ viễn thông theo pháp luật về cạnh tranh.
Luật cũng quy định, doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ không đúng thời gian và chất lượng theo hợp đồng đã giao kết với người sử dụng dịch vụ viễn thông thì phải hoàn trả một phần hoặc toàn bộ giá cước đã thu.
Giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện tối đa 20 năm
Luật Tần số vô tuyến điện quy định, tổ chức, cá nhân sử dụng tần số vô tuyến điện, thiết bị vô tuyến điện phải có giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện tương ứng.
Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện có thời hạn tối đa là 10 năm, sử dụng băng tần có thời hạn tối đa là 15 năm, sử dụng tần số và quỹ đạo vệ tinh có thời hạn tối đa là 20 năm, được cấp kèm theo các điều kiện cụ thể.
Thời hạn cụ thể của giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện được cấp theo đề nghị của tổ chức, cá nhân, nhưng không vượt quá thời hạn tối đa của từng loại giấy phép và bảo đảm phù hợp các quy hoạch tần số vô tuyến điện.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện.
Cũng theo quy định của luật, cơ quan quản lý chuyên ngành tần số vô tuyến điện là cơ quan thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện một số nhiệm vụ quản lý Nhà nước về tần số vô tuyến điện theo sự phân công, phân cấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc quy định cơ quan quản lý chuyên ngành tần số vô tuyến điện trong luật chỉ là quy định chung nhằm khẳng định vị trí pháp lý ổn định của cơ quan này, minh bạch trong quan hệ quốc tế, còn tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sẽ được quy định tại văn bản mang tính pháp quy do cơ quan có thẩm quyền quy định.
Luật Viễn thông được áp dụng đối với tổ chức, cá nhân trong nước, tổ chức, cá nhân nước ngoài trực tiếp tham gia hoặc có liên quan đến hoạt động viễn thông tại Việt Nam. Còn Luật Tần số vô tuyến điện áp dụng đối với tổ chức, cá nhân tham gia quản lý, sử dụng tần số vô tuyến điện tại Việt Nam.
Tăng cường quản lý cạnh tranh viễn thông
Theo Luật Viễn Thông, Nhà nước tạo điều kiện cho tổ chức, cá nhân thuộc mọi thành phần kinh tế tham gia đầu tư, kinh doanh viễn thông để phát triển nhanh và hiện đại hoá cơ sở hạ tầng viễn thông, đa dạng hóa dịch vụ viễn thông.
Chính sách của Nhà nước cũng bảo đảm môi trường cạnh tranh lành mạnh trong hoạt động viễn thông. Theo đó, Bộ Thông tin và Truyền thông chủ động phối hợp với Bộ Công Tương thực hiện quản lý cạnh tranh trong hoạt động thiết lập cơ sở hạ tầng viễn thông và cung cấp dịch vụ viễn thông theo pháp luật về cạnh tranh.
Luật cũng quy định, doanh nghiệp viễn thông cung cấp dịch vụ không đúng thời gian và chất lượng theo hợp đồng đã giao kết với người sử dụng dịch vụ viễn thông thì phải hoàn trả một phần hoặc toàn bộ giá cước đã thu.
Giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện tối đa 20 năm
Luật Tần số vô tuyến điện quy định, tổ chức, cá nhân sử dụng tần số vô tuyến điện, thiết bị vô tuyến điện phải có giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện tương ứng.
Giấy phép sử dụng tần số và thiết bị vô tuyến điện có thời hạn tối đa là 10 năm, sử dụng băng tần có thời hạn tối đa là 15 năm, sử dụng tần số và quỹ đạo vệ tinh có thời hạn tối đa là 20 năm, được cấp kèm theo các điều kiện cụ thể.
Thời hạn cụ thể của giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện được cấp theo đề nghị của tổ chức, cá nhân, nhưng không vượt quá thời hạn tối đa của từng loại giấy phép và bảo đảm phù hợp các quy hoạch tần số vô tuyến điện.
Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông quy định cụ thể trình tự, thủ tục cấp, gia hạn, sửa đổi, bổ sung, thu hồi giấy phép sử dụng tần số vô tuyến điện.
Cũng theo quy định của luật, cơ quan quản lý chuyên ngành tần số vô tuyến điện là cơ quan thuộc Bộ Thông tin và Truyền thông có trách nhiệm giúp Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông thực hiện một số nhiệm vụ quản lý Nhà nước về tần số vô tuyến điện theo sự phân công, phân cấp của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Theo giải trình của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, việc quy định cơ quan quản lý chuyên ngành tần số vô tuyến điện trong luật chỉ là quy định chung nhằm khẳng định vị trí pháp lý ổn định của cơ quan này, minh bạch trong quan hệ quốc tế, còn tổ chức bộ máy, chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sẽ được quy định tại văn bản mang tính pháp quy do cơ quan có thẩm quyền quy định.