Sau tháng 6/2021, doanh nghiệp nhập khẩu sẽ chấm dứt "đi đêm" và "bôi trơn"?

Chia sẻ

Sẽ minh bạch hoạt động kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm đối với hàng nhập khẩu và điều này sẽ chấm dứt "đi đêm", "bôi trơn"...

Đề nghị các bộ, ngành rà soát lại lần cuối các quy định đưa ra trong dự thảo liên quan đến lĩnh vực quản lý, kiểm tra của ngành mình
Đề nghị các bộ, ngành rà soát lại lần cuối các quy định đưa ra trong dự thảo liên quan đến lĩnh vực quản lý, kiểm tra của ngành mình
Sau tháng 6/2021, doanh nghiệp nhập khẩu sẽ chấm dứt  "đi đêm" và "bôi trơn"?  - Ảnh 1

Bộ Tài chính vừa hoàn thiện dự thảo Nghị định quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu. Đây vốn là văn bản quy phạm pháp luật đang được cộng đồng doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá quan tâm, chờ đợi nhất hiện nay.

GIẢM THỜI GIAN VÀ CHI PHÍ CHO DOANH NGHIỆP

Theo Thứ trưởng Bộ Tài chính Vũ Thị Mai, Nghị định quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu là văn bản pháp luật quan trọng nhất được đề cập trong Đề án Cải cách mô hình kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu được phê duyệt theo Quyết định số 38/QĐ-TTg ngày 12/1/2021 của Thủ tướng Chính phủ. 

Dự kiến, dự thảo Nghị định trình Chính phủ trong tháng 6/2021 để làm cơ sở pháp lý cho doanh nghiệp, cơ quan quản lý nhà nước triển khai thực hiện theo mô hình mới.

 

Đây là văn bản quy phạm pháp luật đang được cộng đồng doanh nghiệp nhập khẩu hàng hoá quan tâm, chờ đợi nhất hiện nay.

Mục tiêu của Nghị định là nhằm giảm thời gian và chi phí, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp, thúc đẩy sản xuất kinh doanh, tăng khả năng cạnh tranh, nâng cao năng lực quản lý của cơ quan quản lý nhà nước, thay đổi cách thức quản lý hiệu quả hơn bằng việc ứng dụng công nghệ thông tin, kết nối chia sẽ thông tin…

Không chỉ các doanh nghiệp nhập khẩu mà nhiều bộ, ngành khác cũng bị tác động khi Nghị định đi vào thực hiện và còn có tác động đến một số quy định pháp luật ở các văn bản quy phạm pháp luật khác.

“Xu hướng cải cách là tất yếu, đòi hỏi quá trình thay đổi nhận thức, rất khó khăn vì vậy cần sự chung tay cùng xây dựng của các bên có liên quan để cải cách mang lại lợi ích chung cho nền kinh tế, xã hội theo chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ…”, Thứ trưởng Vũ Thị Mai nhấn mạnh.

Tại hội thảo lấy ý kiến đóng góp cho dự thảo Nghị định quy định kiểm tra nhà nước về chất lượng, kiểm tra nhà nước về an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu diễn ra ngày  17/5, Ban soạn thảo đề nghị các bộ, ngành rà soát lại lần cuối các quy định đưa ra trong dự thảo liên quan đến lĩnh vực quản lý, kiểm tra của ngành mình để có được bản dự thảo hoàn thiện trình Chính phủ trong tháng 6/2021.

Bởi Nghị định sẽ là căn cứ pháp lý để triển khai cải cách kiểm tra chuyên ngành. Do đó, khi đi vào thực hiện các quy định trong Nghị định phải phù hợp với thực tế, tạo thuận lợi, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tăng sức cạnh tranh của doanh nghiệp Việt Nam…

HẾT THỜI "ĐI ĐÊM", "BÔI TRƠN"?

Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp nhập khẩu từng than thở về việc bị “hành” khi thực hiện thủ tục kiểm tra chuyên ngành đối với hàng hoá nhập khẩu. Thậm chí phải “đi đêm” để có kết quả kiểm tra nhanh vì nhiều hàng hoá nhập khẩu thời hạn lưu thông trên thị trường ngắn, đặc biệt là thực phẩm tươi sống, nếu kéo dài thời gian thực hiện thủ tục kiểm tra chuyên ngành doanh nghiệp sẽ bị thua lỗ…

Thậm chí, nhiều doanh nghiệp bị cán bộ thực hiện việc kiểm tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm “làm khó”, phải bôi trơn mới có được kết quả nhanh để thông quan hàng hoá.

Do đó, một trong những quy định được kỳ vọng sẽ đem lại sự minh bạch trong hoạt động kiểm tra chuyên ngành đó là quy định Bộ quản lý ngành, lĩnh vực có trách nhiệm phải công bố kết quả kiểm tra tại nguồn trên Cổng thông tin một cửa quốc gia.

Theo đó, dự thảo Nghị định sẽ phân công trách nhiệm quản lý nhà nước, trách nhiệm của các bộ quản lý ngành, lĩnh vực và trách nhiệm của Bộ Tài chính.

Các Bộ quản lý ngành, lĩnh vực có trách nhiệm công bố kết quả kiểm tra tại nguồn trên Cổng thông tin một cửa quốc gia. Ban hành và công bố trên Cổng thông tin một cửa quốc gia Danh mục hàng hóa nhập khẩu thuộc diện phải kiểm tra chất lượng, an toàn thực phẩm kèm mã HS ở cấp độ chi tiết nhất HS phù hợp với Danh mục hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu Việt Nam kèm theo biện pháp công bố hợp quy…

Đặc biệt, với quy định bộ quản lý ngành thực hiện hoặc chỉ đạo kiểm tra chất lượng hàng hóa nhập khẩu trước khi doanh nghiệp nhập khẩu hàng hóa và kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa thuộc diện diện kiểm tra sau thông quan…

 

Những quy định mới hướng tới việc giảm thời gian thông quan hàng hoá, tránh ách tắc hàng tại cảng biển, cửa khẩu…

Theo Bộ Tài chính, trước thời điểm Nghị định này có hiệu lực sẽ phải ban hành và công bố trên Cổng thông tin một cửa quốc gia Danh sách hàng hóa nhập khẩu từ nhà sản xuất đã được cơ quan có thẩm của Việt Nam kiểm tra tại nguồn; danh sách các tổ chức đánh giá sự phù hợp được chỉ định theo mặt hàng; Danh sách các cơ sở kiểm nghiệm kiểm chứng được chỉ đinh; Danh sách các tổ chức kiểm chứng được chỉ định; Danh sách quốc gia, vùng lãnh thổ và tổ chức, cá nhân được xuất khẩu các sản phẩm động vật trên cạn, sản phẩm động vật thủy sản, sản phẩm thực vật dùng làm thực phẩm nhập khẩu vào Việt Nam; Danh sách hàng hóa đã được cấp Thông báo tiếp nhận bản công bố hợp chuẩn, công bố hợp quy… để các doanh nghiệp nhập khẩu nắm bắt và thực hiện ngay khi Nghị định có hiệu lực.

DOANH NGHIỆP KỲ VỌNG NHỮNG THAY ĐỔI

Tại cuộc họp về xây dựng Nghị định diễn ra ngày 12/5, đại diện Hiệp hội doanh nghiệp Mỹ tại Việt Nam cho rằng hướng xây dựng Nghị định đang rất đúng khi cơ quan Hải quan là đầu mối trong kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm đối với hàng hóa nhập khẩu. Đặc biệt là mọi thông tin được minh bạch trên Cơ chế một cửa quốc gia.

Ngoài ra, những quy định như miễn giảm cho nguyên liệu để sản xuất nội bộ, sản xuất hàng xuất khẩu… được cho là có tính cởi mở hơn trong quản lý.

Góp ý cho dự thảo Nghị định, bà Nguyễn Thuỳ Dương, Phó Giám đốc BRG Retail cho biết những doanh nghiệp chuyên nhập khẩu mặt hàng thực phẩm tươi sống nhập khẩu đang rất chờ đợi Nghị định đi vào thực thi.

Với những mặt hàng thực phẩm tươi sống có thời hạn lưu thông trên thị trường rất ngắn nên thời gian thông quan rất quan trọng. Trước đây mặt hàng này phải chờ đợi  3 đến 5 ngày mới có kết quả kiểm tra chuyên ngành về an toàn thực phẩm mới được thông quan, trong khi đó thời hạn sử dụng tính từ ngày đóng gói quá ngắn...

Doanh nghiệp nhập khẩu hàng thực phẩm tươi sống kỳ vọng với Nghị định mới này thời gian kiểm tra chuyên ngành sẽ được rút ngắn hơn để hàng hoá đủ thời gian an toàn khi lưu thông trên thị trường…

Ông Claudio Dordi, Giám đốc Dự án Tạo thuận lợi Thương mại do USAID cho rằng Nghị định mới về kiểm tra chất lượng, kiểm tra an toàn thực phẩm nhập khẩu sẽ mang lại những thay đổi tích cực cho doanh nghiệp, bao gồm tăng cường áp dụng quản lý rủi ro, giảm mức độ kiểm tra và chuyển đổi số nhiều hơn thông qua việc tích hợp cổng thông tin một cửa quốc gia và các hệ thống công nghệ thông tin của Hải quan.

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con