Tăng giá xăng dầu: Vẫn có những điểm lợi…
Tăng giá xăng dầu là bắt buộc. Bên cạnh những tác động xấu, việc này vẫn có những giá trị nhất định
Tăng giá xăng dầu là bắt buộc. Bên cạnh những tác động xấu, việc này vẫn có những giá trị nhất định…
Từ 10 giờ ngày 21/7, khá bất ngờ, thậm chí nhiều người có cảm giác “sốc”, khi giá xăng dầu đồng loạt tăng mạnh. Điều gì đến phải đến. Nhưng sau đó là gì?
Hiện đã và đang có những phản ánh, bình luận về tác động của nó. Nổi bật vẫn là lạm phát và khó khăn của đời sống người dân, hoạt động doanh nghiệp. Bài viết xin đề cập đến một số khía cạnh khác.
Con số đưa ra từ Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh gây chú ý: nếu không tăng giá xăng dầu, ngân sách Nhà nước ước tính phải bù lỗ đến cuối năm từ 67.000 – 72.000 tỷ đồng!
Đó là một con số khổng lồ và với GDP năm nay dự tính khoảng 6% - 7% thì không ngân sách nào tải nổi. Cụ thể hơn, dự tính ngân sách Nhà nước năm nay có từ 360.000 – 370.000 tỷ đồng, con số trên đã tương đương với khoảng 20% ngân sách.
Con số trên cũng cho thấy một áp lực “buộc phải làm” trong đợt tăng giá lần này. Nhưng, tăng quá mạnh trên 30%, cũng dễ dẫn tới những đồn đoán, hoài nghi về mục tiêu và khả năng cân đối ngân sách Nhà nước năm nay, đặc biệt trong một năm mà kinh tế gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra, liên quan đến tác động của nó, với quyết định tăng mạnh nói trên có thể dẫn đến một “liên tưởng”: mục tiêu kiềm chế lạm phát có còn đứng vị trí số một, hay đang bị chia sẻ bởi mục tiêu cân đối ngân sách, hay ít nhất thì vị trí đó có còn nguyên vẹn?
Tất nhiên, tình thế giá xăng dầu đẩy quyết định trên vào thế bắt buộc. Nhưng, khác với những lần điều chỉnh trước, mức giá tăng không “rải” ra nhiều lần để tạo cảm giác “dịu” hơn, hoặc tránh gây sốc, mà tăng mạnh hẳn, mạnh nhất từ trước tới nay. Theo đó, cách làm lần này có thể sẽ tạo những bình luận khác nhau.
Ở đây, lòng tin của người dân là một vấn đề cần lưu tâm, khi trước đó thông tin từ cơ quan chức năng cho rằng sẽ có lộ trình; thậm chí có lãnh đạo ngành đưa ra thông điệp chưa tăng giá đến hết năm…
Vẫn có những điểm lợi…
Ngay khi có thông tin tăng giá xăng dầu, lạm phát là vấn đề đầu tiên được nhiều người đề cập tới với nhiều lo ngại. Nhưng bên cạnh những tác động không mong muốn, cũng có những lợi ích cần xét đến.
Thứ nhất, như đã nói ở trên, tăng mạnh giá xăng dầu sẽ góp phần giảm thâm hụt ngân sách, một trong những mục tiêu hàng đầu của mỗi quốc gia. Ngân sách Nhà nước có điều kiện để tiếp cận các đối tượng khác, cũng cần cho phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ hai, giá xăng dầu tăng mạnh sẽ dẫn tới chi tiêu người dân, doanh nghiệp đắt đỏ hơn. Phía sau thực tế dự báo đang tới này là áp lực và ý thức thực sự của mỗi người dân, doanh nghiệp trong tiết kiệm, cắt giảm chi tiêu. Đó là hành động cần cho nền kinh tế đang khó khăn hiện nay.
Thứ ba, cũng là một nguyên nhân buộc phải điều chỉnh giá, là tôn trọng yếu tố thị trường nói chung và yêu cầu kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng.
Thứ tư, chênh lệch giá xăng dầu với một số nước láng giềng sẽ góp phần hạn chế tình trạng xuất lậu, một vấn đề nhức nhối trong thời gian qua; từ đây, giảm thiểu những tổn thất phi lý mà ngân sách Nhà nước phải bù do những hành vi trục lợi liên quan.
Nhưng có một điểm, theo quan sát của người viết trong những lần tăng giá trước đây, là những điểm tích cực nói trên ít được phân tích và đầu tư thông tin xứng đáng, mà thường quá nghiêng về những tác động tiêu cực. Sự bất cân đối thông tin cũng có thể khiến tác động xấu càng xấu hơn...
Từ 10 giờ ngày 21/7, khá bất ngờ, thậm chí nhiều người có cảm giác “sốc”, khi giá xăng dầu đồng loạt tăng mạnh. Điều gì đến phải đến. Nhưng sau đó là gì?
Hiện đã và đang có những phản ánh, bình luận về tác động của nó. Nổi bật vẫn là lạm phát và khó khăn của đời sống người dân, hoạt động doanh nghiệp. Bài viết xin đề cập đến một số khía cạnh khác.
Con số đưa ra từ Bộ trưởng Bộ Tài chính Vũ Văn Ninh gây chú ý: nếu không tăng giá xăng dầu, ngân sách Nhà nước ước tính phải bù lỗ đến cuối năm từ 67.000 – 72.000 tỷ đồng!
Đó là một con số khổng lồ và với GDP năm nay dự tính khoảng 6% - 7% thì không ngân sách nào tải nổi. Cụ thể hơn, dự tính ngân sách Nhà nước năm nay có từ 360.000 – 370.000 tỷ đồng, con số trên đã tương đương với khoảng 20% ngân sách.
Con số trên cũng cho thấy một áp lực “buộc phải làm” trong đợt tăng giá lần này. Nhưng, tăng quá mạnh trên 30%, cũng dễ dẫn tới những đồn đoán, hoài nghi về mục tiêu và khả năng cân đối ngân sách Nhà nước năm nay, đặc biệt trong một năm mà kinh tế gặp nhiều khó khăn.
Ngoài ra, liên quan đến tác động của nó, với quyết định tăng mạnh nói trên có thể dẫn đến một “liên tưởng”: mục tiêu kiềm chế lạm phát có còn đứng vị trí số một, hay đang bị chia sẻ bởi mục tiêu cân đối ngân sách, hay ít nhất thì vị trí đó có còn nguyên vẹn?
Tất nhiên, tình thế giá xăng dầu đẩy quyết định trên vào thế bắt buộc. Nhưng, khác với những lần điều chỉnh trước, mức giá tăng không “rải” ra nhiều lần để tạo cảm giác “dịu” hơn, hoặc tránh gây sốc, mà tăng mạnh hẳn, mạnh nhất từ trước tới nay. Theo đó, cách làm lần này có thể sẽ tạo những bình luận khác nhau.
Ở đây, lòng tin của người dân là một vấn đề cần lưu tâm, khi trước đó thông tin từ cơ quan chức năng cho rằng sẽ có lộ trình; thậm chí có lãnh đạo ngành đưa ra thông điệp chưa tăng giá đến hết năm…
Vẫn có những điểm lợi…
Ngay khi có thông tin tăng giá xăng dầu, lạm phát là vấn đề đầu tiên được nhiều người đề cập tới với nhiều lo ngại. Nhưng bên cạnh những tác động không mong muốn, cũng có những lợi ích cần xét đến.
Thứ nhất, như đã nói ở trên, tăng mạnh giá xăng dầu sẽ góp phần giảm thâm hụt ngân sách, một trong những mục tiêu hàng đầu của mỗi quốc gia. Ngân sách Nhà nước có điều kiện để tiếp cận các đối tượng khác, cũng cần cho phát triển kinh tế - xã hội.
Thứ hai, giá xăng dầu tăng mạnh sẽ dẫn tới chi tiêu người dân, doanh nghiệp đắt đỏ hơn. Phía sau thực tế dự báo đang tới này là áp lực và ý thức thực sự của mỗi người dân, doanh nghiệp trong tiết kiệm, cắt giảm chi tiêu. Đó là hành động cần cho nền kinh tế đang khó khăn hiện nay.
Thứ ba, cũng là một nguyên nhân buộc phải điều chỉnh giá, là tôn trọng yếu tố thị trường nói chung và yêu cầu kinh doanh của các doanh nghiệp nói riêng.
Thứ tư, chênh lệch giá xăng dầu với một số nước láng giềng sẽ góp phần hạn chế tình trạng xuất lậu, một vấn đề nhức nhối trong thời gian qua; từ đây, giảm thiểu những tổn thất phi lý mà ngân sách Nhà nước phải bù do những hành vi trục lợi liên quan.
Nhưng có một điểm, theo quan sát của người viết trong những lần tăng giá trước đây, là những điểm tích cực nói trên ít được phân tích và đầu tư thông tin xứng đáng, mà thường quá nghiêng về những tác động tiêu cực. Sự bất cân đối thông tin cũng có thể khiến tác động xấu càng xấu hơn...