Tăng phụ cấp cho người làm công tác chống dịch Covid-19

Phúc Minh
Chia sẻ

Mức phụ cấp cho người trực tiếp khám, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc người nhiễm, nghi nhiễm Covid-19 tăng lên 450.000 đồng/người/ngày; phụ cấp cho người làm công tác tiêm chủng vaccine phòng Covid-19 lên 240.000đ/ngày...

Ảnh minh họa.
Ảnh minh họa.

Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết 145/NQ-CP quyết nghị điều chỉnh, sửa đổi, bổ sung một số nội dung về chế độ, chính sách trong phòng, chống dịch Covid-19.

ĐIỀU CHỈNH PHỤ CẤP CHỐNG DỊCH CAO NHẤT 450.000 ĐỒNG/NGÀY

Theo đó, chế độ phụ cấp chống dịch mức 450.000 đồng/người/ngày được áp dụng đối với người trực tiếp khám, chẩn đoán, điều trị, chăm sóc người nhiễm, nghi nhiễm Covid-19 tại cơ sở thu dung, điều trị Covid-19. 

Trừ trường hợp người làm nhiệm vụ giám sát dịch tễ, theo dõi y tế, theo dõi điều trị người nhiễm Covid-19 tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn.

Mức phụ cấp 300.000 đồng/người/ngày được áp dụng đối với người làm việc tại cơ sở thu dung, điều trị Covid-19, bao gồm: Người làm công việc kiểm soát nhiễm khuẩn; người làm công việc vệ sinh, tẩy uế, diệt tác nhân gây bệnh, thu gom và xử lý dụng cụ sau khi sử dụng cho người nhiễm Covid-19; người giặt đồ vải, quần áo bác sĩ, người nhiễm Covid-19; người thu gom chất thải, đồ vải, vỏ chai, lọ, hộp hóa chất, rác thải sinh hoạt, rác thải y tế; người làm nhiệm vụ bảo vệ.

Mức phụ cấp 300.000 đồng/người/ngàycũng được áp dụng đối với: Người làm nhiệm vụ giám sát dịch tễ, theo dõi y tế, theo dõi điều trị người nhiễm Covid-19 tại các trạm y tế xã, phường, thị trấn; người làm công việc lấy mẫu, gộp mẫu, phân tách mẫu, người trực tiếp làm xét nghiệm SASR-CoV-2; người làm công việc súc rửa dụng cụ, pha chế môi trường để phục vụ cho phòng xét nghiệm SASR-CoV-2; người vận chuyển người nhiễm, bệnh phẩm; người làm nhiệm vụ vận chuyển, bảo quản, xử lý các trường hợp tử vong nhiễm SARS-CoV-2.

Mức phụ cấp chống dịch 225.000 đồng/người/ngày áp dụng đối với người làm việc tại cơ sở thu dung, điều trị Covid-19, nhưng không thuộc một trong các đối tượng trên.

Đối với học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng, học sinh các trường đào tạo hệ trung cấp khối ngành sức khỏe, người có chuyên môn y tế không hưởng lương từ ngân sách được huy động hoặc tình nguyện tham gia phòng, chống dịch, được hưởng một trong các mức phụ cấp như đối với cán bộ y tế khi thực hiện nhiệm vụ quy định nêu trên. Ngoài ra, được hưởng mức tiền ăn là 80.000 đồng/người/ngày; mức chi phí phục vụ nhu cầu sinh hoạt hàng ngày 40.000 đồng/người/ngày.

Chế độ quy định trên cũng được áp dụng đối với người tham gia phòng, chống dịch tại TP. HCM, Bình Dương, Đồng Nai, Long An và Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương từ ngày 1/8/2021 đến hết ngày 31/10/2021.

BỔ SUNG CHẾ ĐỘ VỚI NGƯỜI THAM GIA CHỐNG DỊCH

Cụ thể, cán bộ, chiến sĩ lực lượng quân đội, công an; học sinh, học viên các trường thuộc lực lượng quân đội, công an được tăng cường cho các tỉnh, thành phố để làm các nhiệm vụ phòng, chống dịch được hưởng phụ cấp chống dịch mức 150.000 đồng/người/ngày và theo số ngày thực tế tham gia chống dịch theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

Người nhiễm Covid-19 đang điều trị tại các khoa hồi sức tích cực, các khoa có giường hồi sức tích cực, các trung tâm hồi sức tích cực khi có chỉ định chế độ ăn điều trị phù hợp bệnh lý, ăn qua sonde, ăn qua tĩnh mạch được ngân sách Nhà nước bảo đảm theo chi phí thực tế, nhưng không quá 250.000 đồng/người/ngày.

Chế độ phụ cấp đặc thù cho cả kíp tiêm là 12.000 đồng/mũi tiêm (tối đa không quá 240.000 đồng/người/ngày) khi thực hiện tiêm vaccine phòng Covid-19 trong chương trình tiêm chủng miễn phí. Chế độ này được áp dụng đối với TP. HCM, tỉnh Bình Dương, Đồng Nai, Long An từ ngày 1/8/2021 đến hết ngày 31/10/2021.

Ngân sách Nhà nước cũng chi trả chi phí thuê chỗ ở, hoặc ở tập trung cho cán bộ, nhân viên y tế, người lao động, học sinh, sinh viên, tình nguyện viên, chi phí đi lại trong thời gian tham gia phòng, chống dịch.

Cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tham gia phòng, chống dịch đi hỗ trợ các tỉnh chống dịch, ngoài chế độ phụ cấp chống dịch trong thời gian chống dịch tại địa phương thì được hưởng phần chênh lệch giữa mức phụ cấp lưu trú và mức tiền ăn 80.000 đồng/người/ngày đã được địa phương bố trí.

Người bị tạm giữ, bị tạm giam, phạm nhân, trại viên, học sinh các nhà tạm giữ, trại tạm giam, trại giam, cơ sở giáo dục bắt buộc, trường giáo dưỡng bị nhiễm Covid-19 (F0) hoặc phải cách ly y tế (F1) được hưởng mức tiền ăn là 80.000 đồng/người/ngày.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con