Thép Việt Nam liên tiếp “dính” kiện phòng vệ thương mại

Huyền Vy
Chia sẻ

Hoa Kỳ cáo buộc Việt Nam nhập khẩu thép cán nóng (HRS) từ Trung Quốc, Đài Loan - Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ sau đó gia công, chế biến đơn giản thành ống thép và xuất sang Hoa Kỳ nhằm lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại…

Hoa Kỳ và Mexico khởi xướng điều tra đối với một số sản phẩm thép của Việt Nam.
Hoa Kỳ và Mexico khởi xướng điều tra đối với một số sản phẩm thép của Việt Nam.

Cục Phòng vệ thương mại (Bộ Công Thương) cho biết, ngày 29/7/2022, Bộ Thương mại Hoa Kỳ (DOC) đã thông báo khởi xướng điều tra lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại đối với một số sản phẩm ống thép - chủ yếu thuộc mã HS 7306.61 và 7306.30 - nhập khẩu từ Việt Nam.

Trong vụ việc này, Nguyên đơn gồm các doanh nghiệp sản xuất ống thép lớn tại Hoa Kỳ cáo buộc Việt Nam nhập khẩu thép cán nóng (HRS) - là nguyên liệu chính để sản xuất ra ống thép - từ Trung Quốc, Đài Loan - Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ sau đó gia công, chế biến đơn giản thành ống thép và xuất sang Hoa Kỳ nhằm lẩn tránh thuế phòng vệ thương mại tương ứng mà Hoa Kỳ đang áp dụng với Trung Quốc, Đài Loan - Trung Quốc, Hàn Quốc, Ấn Độ.

 

Hoa Kỳ đã áp thuế chống bán phá giá ống thép dạng vuông/chữ nhật và ống thép carbon dạng tròn có đường hàn, nhập từ Trung Quốc với mức lần lượt là hơn 69-86% và 249-265%; áp thuế chống trợ cấp là 30-616% và 2,2- 201% từ năm 2008. Với Hàn Quốc, mức thuế chống bán phá giá ống thép carbon dạng tròn được Mỹ áp là 4,91-11,63% từ 1992.

Theo quy định pháp luật của Hoa Kỳ, các bên có liên quan có thời hạn 30 ngày kể từ ngày khởi xướng để nộp bản bình luận và cung cấp thông tin phản biện tới cơ quan điều tra Hoa Kỳ. Trong vòng 300 ngày kể từ khi khởi xướng, DOC phải ra kết luận cuối cùng của vụ việc, có thể gia hạn, nhưng tổng thời gian không quá 365 ngày.

Để đảm bảo lợi ích chính đáng của mình, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu các sản phẩm ống thép liên quan tiếp tục nghiên cứu, nắm vững quy định, trình tự thủ tục điều tra chống lẩn tránh thuế của Hoa Kỳ; thực hiện đúng và đầy đủ các yêu cầu của cơ quan điều tra Hoa Kỳ; phối hợp chặt chẽ với Cục Phòng vệ thương mại trong suốt quá trình của vụ việc.

Trước đó, ngày 28/7/2022, Bộ Kinh tế Mexico đã khởi xướng điều tra chống bán phá giá với thép cán nguội nhập khẩu từ Việt Nam.

Sản phẩm bị cáo buộc điều tra chống bán phá giá là các sản phẩm thép cán nguội có mã HS: 7209.16.01, 7209.17.01, 7209.18.01, 7209.26.01, 7209.27.01, 7209.28.01, 7209.90.99, 7211.23.03, 7211.29.99, 7211.90.99, 7225.50.07, và 7226.92.06.

Theo số liệu sơ bộ từ Trung tâm thương mại quốc tế (ITC), trong năm 2020, Mexico nhập khẩu khoảng 220 triệu USD sắt thép các loại từ Việt Nam, tăng khoảng 70% so với năm 2019, chủ yếu (chiếm gần 80%) là các sản phẩm có mã HS 7209 (thuộc phạm vi cáo buộc của vụ việc này) và 7210 (thuộc phạm vi cáo buộc của vụ việc Mexico điều tra chống bán phá giá với thép mạ trước đó).

Đối với các nhóm sản phẩm thép cán nguội đang bị điều tra, tổng kim ngạch xuất khẩu năm 2020 khoảng gần 50 triệu USD.

Sau khi chính thức khởi xướng vụ việc, Cơ quan điều tra đã gửi Bản câu hỏi điều tra tới các doanh nghiệp bị nêu tên trong đơn kiện. Thời hạn trả lời là ngày 6/9/2022 (có thể được gia hạn).

Việc trả lời bản câu hỏi là bắt buộc, nếu các doanh nghiệp không muốn bị áp dụng mức thuế bất hợp tác ở mức cao. Các tài liệu do Cơ quan điều tra Mexico gửi bằng tiếng Tây Ban Nha và các tài liệu do các bên nộp cho Cơ quan điều tra cũng phải được dịch ra tiếng Tây Ban Nha, công chứng và hợp pháp hóa lãnh sự theo quy định hiện hành.

Dự kiến, cơ quan điều tra Mexico sẽ ra kết luận sơ bộ trong vòng 130 ngày kể từ ngày khởi xướng điều tra.

Để đảm bảo quyền và lợi ích chính đáng của mình, Cục Phòng vệ thương mại khuyến nghị Hiệp hội và doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu liên quan chủ động rà soát các hoạt động xuất khẩu các sản phẩm thép cán nguội liên quan sang Mexico.

Nghiên cứu, tìm hiểu quy định, trình tự thủ tục điều tra chống bán phá giá của nước Mexico.

Đồng thời, hợp tác đầy đủ với Cơ quan điều tra của Mexico và trao đổi thông tin với Cục Phòng vệ thương mại để nhận được sự hỗ trợ kịp thời.

Tin liên quan

Khởi nghiệp

Hồ sơ Startup

Citigo là công ty công nghệ cung cấp những giải pháp đơn giản với chi phí tiết kiệm, giúp khách hàng nâng cao hiệu quả kinh doanh. Citigo hướng tới tầm nhìn trở thành công ty cung cấp giải pháp công nghệ cho doanh nghiệp phổ biến tại Đông Nam Á
ESBT là công ty hoạt động trọng lĩnh vực công nghệ thông tin, chúng tôi xây dựng những sản phẩm phần mềm cho cộng đồng và cung cấp dịch vụ phát triển phần mềm cho các doanh nghiệp
Lozi là một trong những ứng dụng thương mại điện tử được yêu thích nhất tại Việt Nam, kết nối hàng triệu người mua và người bán nhằm phục vụ nhu cầu mua bán trực tuyến ngày càng cao. Không chỉ là một cầu nối thương mại điện tử đáng tin cậy, Lozi còn cung cấp dịch vụ giao hàng nhanh chóng và tiện lợi chỉ trong 1 giờ, đem đến cho khách hàng những trải nghiệm mua sắm trực tuyến hiệu quả và tối ưu
Bắt nguồn từ mong muốn mang chất lượng dạy Tiếng Anh tại Trường Quốc tế đến với mọi học sinh Việt Nam, để các bạn nhỏ dù không có điều kiện kinh tế theo học tại các Trường Quốc Tế hay Trung Tâm đắt tiền vẫn có thể sử dụng Tiếng Anh tốt như người bản ngữ. Đây chính là hành trang chuẩn bị cho các em tương lai vươn ra thế giới. Chính vì lý do trên, đội ngũ sáng lập đã bắt tay vào xây dựng sản phẩm đầu tiên có tên “Chương trình học Tiếng Anh Online EDUPIA”.
Công ty TNHH SA-ACH định vị về lĩnh vững trồng rừng, phát triển gồm 3 loại cây và bốn tầng cây trên một hecta đất nhằm tạo hệ sinh thái bền vững, và nâng cao thu nhập cho bà con